11 Mẹo Cai Sữa Cho Bé Hiệu Quả và Siêu An Toàn

Cai sữa (hoặc bỏ bú) là quá trình mà một em bé dần dần từ bỏ việc bú sữa mẹ hoặc bú bình để chuyển sang ăn các loại thức ăn rắn. Đây là một bước quan trọng trong sự phát triển của bé, nhưng có thể gây khó khăn và thách thức cho cả bé và phụ huynh. Dưới đây là một số mẹo giúp cai sữa cho bé một cách dễ dàng hơn

Thời điểm nên cai sữa cho trẻ

Thời điểm mẹ tìm cách cai sữa cho bé ở mỗi mẹ sẽ có sự khác nhau bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ở cả mẹ và trẻ nhỏ. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, khi mọi trẻ sơ sinh đều được bú sữa mẹ thì mỗi năm có tới trên 1.5 triệu trẻ em trên thế giới sẽ được cứu sống. Cũng vì lý do này mà Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và giai đoạn kế sau bên cạnh chế độ dinh dưỡng khác, việc bú mẹ vẫn nên được duy trì tối thiểu cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

Trẻ tự ngồi đứng được và đã ăn dặm được ít nhất 5 tháng là thời điểm có thể cai sữa mẹ

Trẻ tự ngồi đứng được và đã ăn dặm được ít nhất 5 tháng là thời điểm có thể cai sữa mẹ

Những mốc sau được khuyến cáo có thể cân nhắc để cai sữa cho trẻ: Hãy bắt đầu cai sữa khi con có những “biểu hiện sẵn sàng” như: ngồi vững, đi nhanh, có thể leo trèo cầu thang và có khả năng ăn thô tốt, tư duy ngôn ngữ tốt, nói được câu ngắn có nghĩa,… Như vậy trẻ có thể đói biết kêu, biết tìm đồ ăn, biết nhìn thấy đồ ăn thì có phản ứng:

– Tự ngồi thẳng: khi bé được gần 1 tuổi và tự ngồi thẳng được là lúc hệ thần kinh và hệ vận động phát triển cứng cáp hơn. Lúc này nếu cai sữa thì trẻ vẫn có sức đề kháng để chống lại tác nhân bên ngoài.

– Bập bẹ tập nói: lúc này hệ thần kinh não bộ của trẻ đã phát triển mạnh mẽ, các giác quan đã phát triển hoàn thiện. Nếu cai sữa mẹ thì trẻ cần được tăng lượng sữa ngoài lên khoảng 500 – 600ml kết hợp bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau trong chế độ ăn hàng ngày.

– Hoàn thiện hệ tiêu hóa: giai đoạn 1.5 – 2 tuổi là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển mạnh và hoàn thiện, khả năng ăn thô của trẻ tốt hơn nên có thể cai sữa.

– Phân biệt được màu sắc: đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về nhận thức.

– Tham gia được nhiều hoạt động thể chất: 2 – 2.5 tuổi là lúc trẻ đã cứng cáp, tham gia tốt các hoạt động leo, bò, chạy, đi. Thời điểm này sức đề kháng của trẻ cũng đã tốt hơn nhiều nên cai sữa tương đối an toàn.

Ngoài những mốc trên đây thì trường hợp mẹ cần phải dùng thuốc kháng sinh, mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh liên quan tới đầu ngực hoặc bầu ngực thì cũng cần cai sữa ngay cho trẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Nguyên tắc cai sữa cho bé

Dù thực hiện cách cai sữa cho bé nào thì mẹ cũng cần lưu ý nguyên tắc:

– Không chọn thời điểm trẻ đang bị bệnh hay đang có sức khỏe không tốt để cai sữa vì nó dễ khiến trẻ bị còi xương, biếng ăn.

– Giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết đang quá lạnh hay quá nóng.

– Chú ý đến cân nặng, sự thay đổi về xương và răng, sự thay đổi về thể chất và tâm lý của trẻ.

– Hiểu rõ phương pháp cho trẻ ăn dặm và nên tập cho trẻ ăn dặm ít nhất 5 – 6 tháng trước khi cai sữa.

– Tuyệt đối không được ép trẻ ăn.

11 mẹo cai sữa cho bé an toàn

Không để bé tiếp xúc nhiều với mẹ trong giai đoạn cai sữa

Không để bé tiếp xúc nhiều với mẹ trong giai đoạn này là một trong những mẹ dân gian cai sữa cho bé khá hiệu quả. Mẹ có thể cho con ở với ông bà, ở riêng với bố và tránh xa con trong một vài ngày. Để mẹo cai sữa dân gian này phát huy hiệu quả, mẹ đừng quên nên cho con tập trước với việc sinh hoạt mà không có mẹ bằng cách thường xuyên gửi con sang nhà người thân để con quen dần, thay vì hàng ngày đưa đón con đến nhà trẻ thì hãy để ba bé hoặc người thân khác trong gia đình làm thay…

Để con tạm xa mẹ trong thời gian cai sữa giúp quá trình cai sữa thuận lợi hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khi thời gian ở bên cạnh mẹ giảm đồng nghĩa với việc con bú sữa mẹ ít đi và tăng cường ăn dặm hay sử dụng sữa công thức, nhờ đó quá trình cai sữa diễn ra thuận lợi hơn.

Giảm thời gian cho con bú

Một mẹo dân gian cai sữa cho bé khác mà mẹ có thể tham khảo là giảm thời gian cho con bú xuống. Ví dụ như bình thường mẹ cho con bú sữa khoảng 5 phút mỗi lần thì bây giờ giảm xuống chỉ còn khoảng 2-3 phút mỗi lần rồi dần dần để con quên hẳn việc bú mẹ khi đã có sữa công thức hay ăn dặm bổ sung.

Mẹo dân gian cai sữa cho bé bằng cách giảm thời gian cho con bú sẽ dễ dàng áp dụng khi mẹ biết cách làm con phân tâm (không tập trung) trong quá trình bú sữa. Mẹ có thể cho con cầm đồ chơi mới, cho con làm quen với một vài người bạn mới hay hữu ích nhất là mở truyện, sách nói, bài hát… từ các ứng dụng học tập cho con nghe và làm quen.

Thay từng buổi bú một

Bắt đầu bằng cách thay thế từng buổi bú một trong ngày bằng bữa ăn. Bạn có thể bắt đầu từ bữa sáng hoặc bữa trưa, và sau đó dần dần thay thế các bữa bú còn lại.

Cho con ngậm ti giả

Ngay từ khi con 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ngậm ti giả và sau đó là tập bú bình. Việc này vừa giúp mẹ chủ động thời gian cho con bú lại giúp con cai sữa mẹ dễ dàng hơn sau này. Ngoài lợi ích giúp con cai sữa sớm sau này, núm vú giả còn đem đến nhiều lợi ích cho trẻ như giúp con tự ngủ và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, con ít quấy khóc khi bữa ăn chưa được đáp ứng ngay…

Để tránh được những rủi ro khi sử dụng núm vú giả, mẹ hãy chú ý thời gian cho con dùng, kiểm tra vệ sinh núm vú thường xuyên để tránh sự phát triển của vi sinh vật gây hại …

Xem thêm: Cho Con Bú Ăn Nho Được Không? Lợi và Hại Cho Cả Mẹ và Bé?

Sử dụng những mùi vị khiến bé sợ bú mẹ

Một trong những mẹo dân gian cai sữa cho bé nổi tiếng mà mẹ có thể áp dụng là sử dụng những mùi bôi lên đầu núm vú khiến trẻ sợ ti. Ví dụ như:

  • Bôi dầu gió có mùi cay nồng.

  • Xay tỏi nhỏ và bôi nước tỏi vào núm vú.

  • Cắt lấy một khúc mướp đắng sau đó bôi lên đầu núm vú.

  • Dùng son bôi quanh đầu núm vú để làm trẻ sợ.

  • Dán băng dính đen, bôi nhọ nhồi lên đầu núm vú. Màu đen của băng dính hay nhọ nhồi sẽ dễ làm bé sợ và không đòi bú.

Làm mất sữa bằng các nguyên liệu tự nhiên

Đun lá lốt và lá dâu lấy nước uống có thể làm giảm tiết sữa đáng kể cho mẹ. Khi bú mà không thấy sữa sẽ làm trẻ chán và bỏ bú, chuyển sang uống sữa công thức và ăn dặm tích cực hơn. Đây cũng là một trong những mẹo dân gian cai sữa cho bé hiệu quả mẹ có thể thử.

Đưa ra các loại thức ăn mới

Để bé quen dần với thức ăn rắn, hãy giới thiệu các loại thức ăn mới và hấp dẫn. Bạn có thể bắt đầu bằng các loại thức ăn mềm như cháo, bột hay các loại rau, hoa quả nhuyễn.

Tạo môi trường thoải mái

Đảm bảo bé có một môi trường ăn uống thoải mái và không bị áp lực. Hãy chọn một chỗ ngồi yên tĩnh và không có sự xao lạc để bé tập trung vào việc ăn.

Đồng hành cùng bé

Hãy ngồi cùng bé trong suốt quá trình ăn. Bạn có thể mẫu mực ăn chung với bé để truyền cảm hứng và khích lệ bé.

Thay đổi phương pháp

Nếu bé không thích ăn từ thì hãy thử sử dụng những phương pháp khác nhau như tách thành từng miếng nhỏ, chế biến thành súp, cháo hoặc nhai nhỏ.

Tránh áp lực và quyền lực

Tránh buộc bé phải ăn hoặc đánh đồng bé với những em bé khác. Hãy để bé tự nhiên chuyển từ việc bú sang ăn các loại thức ăn rắn.

Kiên nhẫn và nhạy bén

Mỗi bé có quá trình tách sữa riêng, nên cần kiên nhẫn và nhạy bén để nhận biết những dấu hiệu bé đã sẵn sàng cai sữa. Đừng đẩy bé quá sớm nếu bé chưa sẵn sàng.

 Khi áp dụng mẹo cai sữa cho bé cần lưu ý gì?

– Đối với mẹ

+ Không cắt sữa mẹ đột ngột mà nên giảm dần dần tần suất.

+ Massage ngực hoặc hút sữa ra ngoài trong giai đoạn cai sữa cho con để tránh căng tức ngực.

– Đối với bé

+ Kiên nhẫn chơi đùa, dỗ dành bé trong thời gian cai sữa vì nhiều trẻ sẽ quấy khóc và cáu kỉnh rất nghiêm trọng.

+ Chọn thời điểm tốt về thời tiết và bé có sức khỏe ổn định để cai sữa.

Cai sữa mẹ là một mốc quan trọng và không hề dễ dàng nên việc chọn được cách cai sữa cho bé phù hợp với cả hai mẹ con là cần thiết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp quý khách có thêm kinh nghiệm để giảm thiểu “đau thương” cho trẻ trong quá trình “chia tay” sữa mẹ

Tầm quan trọng của sữa mẹ và thời điểm nên cai sữa cho bé

Sữa mẹ quan trọng như thế nào?

Sữa mẹ có chứa nhiều thành phần thiết yếu quan trọng cho sức khỏe, là nguồn cung cấp dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và cải thiện tăng trưởng cho trẻ nhỏ:

Lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ

Lợi ích của việc cho trẻ bú mẹ

– Nước: giúp điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể và sự phát triển của trẻ, nhất là thời điểm 0 – 6 tháng tuổi.

– Chất béo: với các thành phần như DHA, Omega-3, AA, sữa mẹ không thể thiếu cho sự phát phát triển trí não toàn diện của trẻ. Đặc biệt, men tiêu hóa mỡ Lipase trong sữa mẹ còn cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ, giảm thiểu tình trạng chướng bụng và đầy hơi.

– Protein: tồn tại dưới dạng huyết thanh nên dễ hấp thu, mềm mại và dễ tiêu hóa. Đây còn là nguồn tăng trưởng trí não và thể chất cho trẻ. Ngoài ra, lysozyme trong sữa mẹ còn kháng khuẩn tốt nên sẽ giúp trẻ chống lại sự xâm hại của các tác nhân bên ngoài môi trường.

– Carbohydrate: Lactose và Oligosaccharide ở trong sữa mẹ là 2 loại cacbohidrat hỗ trợ cho sự phát triển trí não và hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ.

– Men tiêu hóa: amylase, lipase, oxytocin, prolactin, thyroid trong sữa mẹ vừa tăng sức khỏe đường ruột vừa giúp trẻ cân bằng hệ sinh hóa.

– Vitamin cùng với khoáng chất: canxi, sắt, selen,… của sữa mẹ rất cần đối với sự tăng trưởng và phát triển của hệ xương, răng, trí não và hệ tiêu hóa của trẻ.

– Enzyme: có đến hơn 40 loại enzyme khác nhau trong sữa mẹ tham gia vào hoạt động tiêu hóa của trẻ.

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *