Trong các phương pháp ăn dặm dành cho trẻ, có ba phương pháp được sử dụng phổ biến là ăn dặm truyền thống (đút bằng muỗng), ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với đọc giả những kiến thức cơ bản về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy hay còn gọi là ăn dặm BLW.
1. Ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy (Baby led weaning) hay còn gọi là ăn dặm BLW. Đầu tiên chúng ta nên làm rõ chữ weaning nghĩa là gì. Ở một số nước như Úc, Mỹ, New Zealand, weaning có nghĩa là cai sữa hay dứt sữa. Nhưng nếu là ở Anh thì weaning nghĩa là ăn dặm. Trong bài này, chữ weaning sẽ mang nghĩa ăn dặm.
Đây là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định món ăn và cách ăn. Ở phương pháp này, trẻ được tự ý quyết định những món mà trẻ sẽ ăn trước hay ăn sau, thích ăn hoặc không thích ăn, trẻ ăn bốc, hay tự tay cầm thức ăn đưa vào miệng theo cách mà trẻ muốn…Điều này đòi hỏi các bố mẹ phải tôn trọng quyết định và sở thích ăn uống của trẻ để trẻ có thể tự do thể hiện và khám phá cũng như làm quen với việc ăn uống một cách tự nhiên nhất.
Khi ăn dặm blw, bố mẹ nên ăn cùng bé ở cùng bàn, cùng thời điểm và cùng món ăn với bé vì điều này sẽ giúp kích thích mong muốn khám phá, tự thưởng thức thức ăn của bé ngay từ những lần ăn dặm đầu tiên.
BLW nghĩa là em bé được khuyến khích ăn dặm bên cạnh việc bú sữa. Chế độ ăn của bé rất cần sữa cho tới ít nhất 6 tháng tuổi. Trong suốt thời thơ ấu cũng như trưởng thành, sữa và các thực phẩm từ sữa vẫn là thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng chúng ta.
Một nguyên lý nữa của BLW là em bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu. Nên thay vì cho bé ăn từng muỗng đồ ăn mềm và nhuyễn thì theo BLW bạn sẽ cho bé nhiều sự lựa chọn hơn là “thức ăn em bé”.
2. Nguyên tắc ăn dặm BLW:
Ăn dặm BLW chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khi mẹ tuân thủ các nguyên tắc về cách ăn và thức ăn như sau:
2.1 Về cách ăn:
- Với cách ăn dặm BLW, hãy nhớ mẹ không phải là người đút cho trẻ ăn mà chỉ là người cung cấp thức ăn cho trẻ.
- Khi cho bé ăn dặm BLW, tư thế ngồi tốt nhất là trên ghế tập ăn. Mẹ nên tập cho bé ngồi thẳng lưng và quay mặt về phía bàn ăn.
- Không nên cho trẻ ăn dặm BLW khi trẻ đang quấy khóc, mệt mỏi hay buồn ngủ. Chỉ tập cho trẻ ăn dặm BLW khi trẻ tỉnh táo.
- Mẹ nên tránh tuyệt đối những lời nói, hành động thúc ép khiến trẻ lo lắng, rối trí khi đang ăn.
- Để trẻ ăn những món trẻ thích với lượng thức ăn mong muốn. Mẹ không nên ép hay cố đút trẻ ăn nhiều hơn mong muốn của trẻ hoặc bắt trẻ ăn những thức ăn trẻ không thích.
2.2 Về thức ăn:
- Mẹ nên tham khảo các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho bé và chọn món ăn phù hợp cả sở thích và dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.
- Mẹ cũng nên tìm hiểu liệu thức ăn có phù hợp với độ tuổi của bé hay có dễ cho bé tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng hay không.
- Mẹ có thể hỗ trợ bé ăn dặm BLW dễ dàng hơn bằng cách cắt nhỏ các món ăn.
- Tuy cho trẻ ăn theo ý thích nhưng mẹ nên tránh các món gây hại cho hệ tiêu hoá của trẻ như đồ ăn sẵn, thức ăn nhanh, những món ăn nhiều đường, muối,…
Chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh chia sẻ:
Ăn dặm chỉ huy: mẹ hãy chuẩn bị tinh thần bày một bữa ăn cho trẻ chơi. Cho trẻ vào bàn ăn, đeo vào 1 cái yếm có máng hứng, rửa sạch tay trẻ và 1-2-3 để trẻ tự do khám phá bữa ăn theo ý thích. Hãy cho trẻ ngồi ăn cùng với gia đình và trẻ sẽ dần dần học tập và làm quen cách ăn như những người lớn từ bài học cơ bản ban đầu này.
2.3 Lợi ích của ăn dặm BLW
Nhiều người tin rằng BLW là các tự nhiên hơn để bắt đầu cho bé ăn dặm (Tham khảo: Cho bé ăn dặm như thế nào?). Em bé được chọn lựa ăn gì, ăn như thế nào và bé chịu trách nhiệm kiểm soát mọi việc chứ không phải phụ huynh. Bé cũng sẽ có cơ hội phát triển các kỹ năng cũng như hệ thống tiêu hoá của bé. Như vậy, phương pháp ăn dặm BLW là một sự tiến triển tự nhiên kết hợp ăn uống với các mốc phát triển của bé. Vào khoảng 6 tháng tuổi bé bắt đầu tự ngồi được, với đồ, nắm bắt đồ, đưa đồ ăn vào miệng cũng như bắt đầu nhai nuốt được. Cũng không kém quan trọng là khả năng phối hợp tay và mắt phát triển thích hợp cho để thực hiện BLW.
Một lợi ích khác của ăn dặm BLW là cho phép đánh giá sự trưởng thành và phát triển của chính bé. Phụ huynh chỉ sắp đặt mọi thứ xung quanh để bé lựa chọn những gì bé thích hơn là bị áp đặt tất cả. BLW phù hợp với cả những bé thích tự ăn và những bé chưa hứng thú bắt đầu ăn dặm như trẻ cùng lứa.
Một số chuyên gia sức khoẻ tin rằng BLW là một phương pháp tích cực để bé tập ăn. Khi bé được kiểm soát những gì bé ăn và ăn bao nhiêu thì bé cũng sẽ tự dừng ăn khi cảm thấy no nê thích thú. Việc này sẽ giúp bé không ăn quá nhiều, tránh nguy cơ béo phì về sau.
Những người ủng hộ phương pháp ăn dặm BLW cũng tin rằng khi bé được tự ăn, bé sẽ biết tự chọn thức ăn nào mà nhu cầu dinh dưỡng cơ thể bé đang cần. Khi cha mẹ can thiệp vào bằng cách cố đút cho bé ăn thì sẽ có khả năng thiếu chất cho bé.
3. Cho bé ăn dặm BLW đúng cách
Bạn nên bắt đầu bằng cách để ý xem bé đã sẵn sàng ăn dặm chưa. Điều này rất quan trọng và tự bé sẽ cho bạn biết khi nào bé sẵn sàng:
- Tự ngồi dựa lưng trên ghế cao của bé.
- Tỏ ra hứng thú với những gì cả nhà đang ăn, nghịch muỗng nĩa, làm bộ đút ăn và làm bộ nhai.
- Không thoả mãn với chế độ ăn chỉ có sữa. Đói nhanh và đòi ăn liên tục hơn.
- Biết đưa đồ ăn vào miệng và nhai. Cho đến khi bé hết phản xạ phun và bé có thế nuốt các thức ăn khác chứ không đơn thuần chỉ là sữa nữa.
3.1 Liệu con của bạn có ăn được liền lập tức?
Thường là không, mặc dù bé bắt đầu bằng phương pháp ăn dặm BLW thường có xu hướng ăn tốt hơn và thích khám phá việc ăn uống, nhưng các bé vẫn cần thực hành và phát triển từ từ. Đa số bé cần bắt đầu bằng cách tập với tới đồ ăn và bốc đồ ăn đưa vào miệng. Lúc đầu có thể hơi hỗn loạn nhưng khi bé liên kết được với đồ ăn thì mọi thứ sẽ đâu ra đó. Nhưng trong quá trình thực hành, tự bé sẽ học được kỹ năng tự ăn.
Bạn cần thử và tập khá nhiều trong giai đoạn đầu của BLW, nên quan trọng là cần kiên nhẫn. Cũng như các kỹ năng khác, giai đoạn chuyển tiếp cần sự tập luyện khá nhiều. Phụ huynh không cần quá chú ý vào kết quả như là bé ăn được bao nhiêu, thay vào đó nên tận hưởng niềm vui thích thú trong giai đoạn này.
Bé đói thì bé sẽ ăn và khi bé được tạo cơ hội tự ăn thì bé sẽ làm rất tốt.
Một số người tin rằng các bé bú sữa mẹ sẽ thích ứng với BLW dễ dàng hơn các bé bú bình. Có thể do 2 lý do sau:
- Đầu tiên là do động tác mút sữa ở các bé bú sữa mẹ giúp bé có nhiều cơ hội tập nhai hơn là bú bình.
- Nguyên nhân thứ 2 là do sữa mẹ thơm và có vẻ ngon hơn do phụ thuộc chế độ ăn của mẹ chứ không có vị cố định như sữa công thức. Do đó, bé bú sữa mẹ sẽ có vị giác tốt hơn với thức ăn dặm.
Bất kể là lý thuyết này có được chứng minh đúng hay không thì vẫn có những phụ huynh cho bé bú bình và họ có thể cảm thấy có lỗi với sự lựa chọn này.
Một số bé không hào hứng với việc ăn và nhai cho đến khi bé mọc vài chiếc răng. Quá trình mọc răng này sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào từ 6 tháng tuổi trở đi. Bé không biết nhai bằng răng cho nên bạn hãy để bé có cơ hội để tập luyện việc này.
3.2 Khi bé bắt đầu ăn dặm BLW:
- Bắt đầu với tìm thức ăn.
- Đưa đồ ăn ngang mặt.
- Ném và làm rơi thức ăn khi bé đang cố gắng tập đưa thức ăn vào miệng.
- Nghịch thức ăn, bốc và chuyền thức ăn giữa các ngón tay.
- Làm rơi thức ăn xuống sàn, vò thức ăn trong tay, lên tóc, mắt, mũi miệng.
- Ngậm, liếm, nhai tất cả những gì ăn vào để khám phá là chính.
- Nhả thức ăn hoặc ngậm ở 2 bên má. Cũng có thể ăn ngấu nghiến không do dự.
- Lấy tay bịt miệng giả vờ như sắp ói.
- Quay mặt đi và không hào hứng nữa.
- Nhìn thức ăn một cách chán chường rồi nhìn mẹ tìm kiếm sự bảo đảm
4. Một số vấn đề có thể gặp phải khi cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy
Trong phương pháp ăn dặm BLW, trẻ được tôn trọng về khẩu vị và cách ăn. Do vậy, trẻ thường chỉ ăn những món mà trẻ thích. Điều này có thể dẫn nguy cơ bị thiếu một số chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ như sắt… Mặt khác, trẻ có thể được tự do ăn theo cách mà trẻ muốn nên có thể sẽ bị nghẹn hoặc sặc thức ăn.
Có một nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng chỉ số BMI của những trẻ ăn dặm BLW thấp hơn hẳn so với những trẻ được đút ăn. Bởi vậy, khi quyết định cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy, các mẹ hay cân nhắc thật kỹ về các món ăn cung cấp cho trẻ cũng như cách giáo dục dạy trẻ về thói quen ăn uống.
Ăn dặm là một trong những điều cần thiết có vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất và cả trí tuệ. Hãy lắng nghe ý kiến từ các chuyên gia, cẩn thận trong việc chọn lựa chế độ ăn dặm phù hợp cho trẻ để đảm bảo cho sức khoẻ và sự phát triển của trẻ được hoàn thiện.
4.1 Những điều quan trọng khi ăn dặm BLW
Thức ăn dặm chỉ là một phần trong chế độ ăn của bé và không thay hoàn toàn sữa mẹ hoặc sữa công thức được. Sữa luôn cần thiết cho chế độ ăn hằng ngày của bé trong 12 tháng đầu đời. Nếu bé không chịu uống sữa nữa mà thích ăn dặm hơn thì bạn nên giảm số lượng và số lần ăn dặm của bé lại.
Hãy cứ bình tĩnh nhé. Một trong những lợi ích chính của BLW là giảm bớt căng thẳng cho việc lựa chọn, chuẩn bị và cho bé ăn dặm. Phương pháp này cho phép phụ huynh tập trung ngắm con mình đang tự khám phá thức ăn và tự ăn thay vì cứ phải lo lắng theo sát bé.
4.2 Nếu con bạn mắc nghẹn thì sao?
Bạn nên ở cạnh và quan sát bé liên tục trong bữa ăn. Mặc dù bé cưng của bạn có thể tự cho rằng bé quá thông minh và sẽ tự ăn 1 mình được nhưng bé không biết cái gì an toàn và cái gì nguy hiểm đâu. Mọi thứ đều có thể bị bé cho vào miệng.
Thức ăn nên mềm và nhỏ vừa phải để bé cầm và nhai được trước khi nuốt. Khi thức ăn quá nhỏ và cứng bé sẽ bị nghẹn hoặc sặc vào phổi. Dù là rất ít gặp nhưng cha mẹ nào cũng lo sợ chuyện này cả.
Lời khuyên chung là nghẹn thì rất im lặng còn nôn thì không. Nên nếu bé nôn thì có thể rất bình thường. Một số bé bị phản xạ trào ngược nặng nên bé cần tập và tiếp xúc thức ăn nhiều hơn để giảm tình trạng này. Nếu con bạn bị như vậy thì xu hướng thường gặp là cứ cho bé ăn thức ăn mềm và nghiền nát mãi. Nhưng nếu không để bé thử thay đổi dần thì bạn đang hạn chế khả năng tập nhai của bé. Mà việc này thì rất quan trọng vì liên quan đến sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của bé.
- Cắt nhỏ thức ăn thành khối vừa ăn. Hình chữ nhật dài sẽ giúp bé dễ bốc thức ăn hơn.
- Nấu những thức ăn bé có thể cầm giữa ngón cái và ngón trỏ.
- Chia thức ăn trong khẩu phần của bạn cho bé và chú ý cách thể hiện của bé với chuyện ăn uống chứ không đơn thuần là đồ ăn.
- Chọn chiếc ghế ăn dễ lau chùi và di chuyển. Ghế có thể di chuyển từ bếp ra phòng khách hay ban công hay ra vườn sẽ làm mọi thứ dễ dàng hơn.
- Bạn có thể cho bé uống một ngụm nước để bé có thể nhai thức ăn dễ hơn. Chọn cốc hút nước có tay cầm cho bé khi ăn.
- Chuẩn bị tinh thần là bé sẽ không thích ăn vào lần đầu tiên. Chuyện này rất bình thường ở tuổi này và chủ yếu là do sự nghi ngờ của bé vào những thứ mới lạ.
5. Nhà khoa học nói gì về ăn dặm BLW?
Có vẻ những bé theo BLW thì ăn ít hơn những bé được đút trong giai đoạn này. Điều này cũng hiển nhiên thôi. Nhưng chuyện này có làm bé thiếu chất không thì vẫn chưa được chứng minh. Có điều càng về sau thì đa số các bé theo BLW bắt kịp bé cùng lứa và sau vài tháng thì bé có thể ăn nhiều hơn và phong phú hơn.
6. Thực đơn blw
6.1 Bạn nên cho bé ăn gì?
Bất cứ thứ gì. Nhưng để dễ dàng bạn nên chọn các món rau củ như cà rốt, dưa leo, bông cải, bắp cải. Bạn có thể nấu hoặc hấp nhưng chỉ nên vừa chín tới để rau củ còn hình dạng, tránh để nát. Rau củ khá dễ tiêu hoá và lại nhiều màu sắc nên dễ kích thích bé thèm ăn.
Bạn có thể cho bé uống nước trái cây như xoài, chuối, kiwi và cam. Tuy nhiên bạn nên nhớ là dù các chất xơ mềm cũng có thể khó nhai cho bé.
Gạo ngũ cốc vẫn là nguồn dinh dưỡng có giá trị vì chứa nhiều sắt và dễ tiêu hoá. Nhưng những người ủng hộ BLW thì cho rằng chỉ nên ăn bằng muỗng lúc nào bạn không giúp bé học cách tự ăn được. Bạn có thể đưa muỗng cho bé để bé tự múc ngũ cốc để trên khay cũng được.
Thịt mềm nên được cắt thành miếng nhỏ, nếu cắt miếng lớn để bé nhấm nháp cũng là ý hay. Thịt trắng và thịt đỏ đều có rất nhiều sắt.
Tránh để bé phá thức ăn khi bé không còn hứng thú ăn tiếp. Vì việc này có thể ảnh hưởng việc bé hứng thú tự ăn vào các bữa ăn sau. Nếu đã chọn BLW thì bạn nên theo sát phương pháp để bé quen với cách ăn này.
>>>> Xem thêm: Cách Nấu Cháo Cho Bé Ăn Dặm Trong Từng Giai Đoạn
6.2 Thực đơn ăn dặm kiểu BLW cho bé 6, 7, 8, 9, 10 tháng– 10 món đầu tiên cực tốt cho bé
Gợi ý 1: Cà rốt hấp
Gợi ý 2: Bông cải xanh hấp
Một lần nữa, bạn cần phải hấp lâu hơn bình thường một vài phút để chắc chắn là nó đủ mềm cho nướu của bé. Trải nghiệm với bông cải xanh có thể sẽ hơi bừa bộn vậy nên hãy đảm bảo rằng có một chiếc khăn luôn sẵn sàng xuất hiện ngay khi bé kết thúc trò chơi của mình. Nếu bé có một hệ tiêu hóa nhạy cảm, mẹ hãy giới thiệu bông cải xanh khi bé lớn hơn vì chúng có thể gây ra nhiều khí trong bao tử của em bé.
Gợi ý 3: Quả bơ
Thực phẩm này chính là thực đơn ăn dặm kiểu BLW để dành riêng cho bé. Độ mềm của bơ khiến nó trở thành thực phẩm khởi đầu vô cùng hoàn hảo kể cả với những em bé chưa có răng và sự chắc chắn của miếng bơ khiến các em bé dễ dàng cầm nắm với bàn tay nhỏ của mình. Bơ là thực phẩm dồi dào những chất béo lành mạnh, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ vì thế đây là một thực phẩm hoàn hảo để khuyến khích sự yêu thích của con bạn.
Gợi ý 4: Dưa chuột
Gợi ý 5: Măng tây hấp
Gợi ý 6: Dưa gang
Gợi ý 7: Mỳ Ý kèm sốt
Gợi ý 8: Quả việt quất
Gợi ý 9: Đậu Hà Lan và ngô ngọt
Gợi ý 10: Bữa tối của bạn (Không có muối)
Một bình luận
Pingback: Kiến Thức Về Ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng - 30 Thực Đơn Siêu Hấp Dẫn