Nếu cho bé ăn dặm theo phương pháp ăn dặm BLW, ba mẹ sẽ không còn phải vất vả xay, nghiền đồ ăn rồi kiên nhẫn ngồi đút cho bé từng muỗng. Với phương pháp này, bé yêu mới chính là người quyết định mình sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu và ăn thế nào. Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu phương pháp này với nội dung bên dưới.
Các Nội Dung Chính
- Ăn dặm blw là gì?
- Thời điểm thực hiện cho trẻ ăn dặm BLW
- Cách cho bé ăn dặm chỉ huy
- Các loại thực phẩm phù hợp với phương pháp ăn dặm BLW
- Lợi ích của việc áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ
- Khuyết điểm của phương pháp ăn dặm BLW
- Mẹo giữ an toàn cho bé khi ăn dặm BLW
- Thực đơn blw cho bé 6 tháng -7 Tháng và 8 tháng
- Những đồ dùng hữu ích cho mẹ và cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Ăn dặm blw là gì?
Phương pháp ăn dặm BLW hay Baby led weaning còn được gọi phương pháp ăn dặm tự chỉ huy. Với phương pháp này trẻ sẽ được tự quyết định ăn gì trong bữa ăn của trẻ, ăn bao nhiêu và ăn như thế nào. Cha mẹ chỉ thực hiện nhiệm vụ cung cấp đồ ăn và phương pháp này có thể mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nếu cha mẹ áp dụng đúng cách.
Cách cho bé ăn dặm chỉ huy được thực hiện đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên và trẻ sẽ bỏ qua giai đoạn ăn thức ăn xay, nghiền và thực hiện ngày chế độ ăn đặc bằng tay. Với phương pháp này trẻ có thể tự chọn thức ăn và ăn lượng thức ăn theo mong muốn, mọi hoạt động ăn uống sẽ không cần sự hỗ trợ của người lớn.
Thức ăn được sử dụng cho trẻ thường được cắt thành từng miếng mềm để trẻ có thể cầm nắm trên tay thay vì sẽ sử dụng muỗng để đút cho trẻ. Cha mẹ có thể cắt thức ăn của người lớn thành các miếng dễ cầm tay và cho vào đĩa hoặc khay thức ăn của trẻ để trẻ có thể tự ăn theo cách của trẻ và nhu cầu mong muốn của trẻ.
Cách cho bé ăn dặm blw sẽ giúp trẻ thực hiện kỹ năng nhai thức ăn trước khi nuốt. Hơn nữa, trẻ cũng có thể kiểm soát lượng thức ăn mỗi bữa ăn nên sẽ tránh được trường hợp trẻ bị cha mẹ ép ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít.
Thời điểm thực hiện cho trẻ ăn dặm BLW
Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) cùng với lời khuyên của chuyên gia, thời gian thích hợp nhất để bắt đầu áp dụng cách cho trẻ ăn dặm tự chỉ huy là với trẻ trên 6 tháng tuổi và thức ăn dặm của trẻ thuộc dạng đặc. Bởi vì, ở độ tuổi này, hầu hết trẻ đã có thể tự ngồi và tay cầm nắm được đồ vật. Hơn nữa, trẻ trên 6 tháng tuổi hầu hết đã không còn phản xạ nhè thức ăn, hệ tiêu hoá của trẻ cũng đang dần hoàn thiện.
Tuy nhiên, để yên tâm và biết chính xác cách cho trẻ ăn dặm theo phương pháp này, cha mẹ nên được hỗ trợ tư vấn từ các bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, cha mẹ khi mới bắt đầu cho trẻ tập ăn, hãy quan sát phản ứng thái độ cũng như hoạt động của trẻ với phương pháp này như thế nào, để có cách hỗ trợ đáp ứng trẻ.
Cách cho bé ăn dặm chỉ huy
Để hạn chế các điểm yếu của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, ba mẹ có thể áp dụng một số nguyên tắc như sau:
- Cho trẻ đeo yếm lớn: Khi cho bé ăn, bạn hãy cho con mặc yếm lớn và trải tấm lót dưới chỗ con ngồi để việc dọn dẹp sau bữa ăn dễ dàng hơn. Mẹ có thể dùng Yếm vải cotton chống thấm hoặc yếm silicon.
- Các mẹ có thể mua Yếm Ăn Dặm Silicon Cho Bé Có Máng Đựng tại đây
- Địa chỉ mua loại yếm ăn dặm vải chống thấm: Yếm Ăn Dặm Cho Bé Chống Thấm Hình Chữ U
- Tiếp tục cho trẻ bú: Duy trì tần suất bú mẹ hoặc bú bình như khi chưa ăn dặm để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng. Trong năm đầu đời, trẻ nhận phần lớn dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Không ép con ăn: Các bé vẫn nhận dinh dưỡng chính từ sữa mẹ hoặc sữa công thức nên có thể sẽ không ăn dặm nhiều trong thời gian đầu. Do đó, ba mẹ không nên ép con ăn mà hãy để trẻ tự quyết định mình có muốn ăn hay không và ăn bao nhiêu. Với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, bạn chỉ cần cung cấp đồ ăn cho con đúng bữa để con có thể ăn theo nhu cầu của mình.
- Cắt thức ăn thành dạng que hoặc thanh dày: Bạn hãy thái nhỏ thức ăn theo dạng que để bé có thể dễ dàng cầm và cắn nhai từ trên xuống thay vì thái những miếng nhỏ vừa ăn.
- Bắt đầu cho bé ăn từng chút một: Thời gian đầu, bạn chỉ cần đặt một đến hai miếng thức ăn trước mặt trẻ vào giờ ăn. Bé có thể thấy choáng ngợp nếu bạn đặt quá nhiều đồ ăn đấy.
- Không quá chú trọng chén đĩa cho trẻ: Bé thường sẽ ném đồ ăn xuống sàn nên bạn không cần chú trọng đến chén đĩa đựng đồ ăn cho bé. Thay vì dùng chén đĩa, bạn có thể đặt đồ ăn trực tiếp lên khay đi kèm ghế ăn dặm của bé. Tuy nhiên, bạn có thể cho bé dùng thử các loại muỗng nĩa phù hợp và an toàn cho trẻ em.
- Cho bé ăn thức ăn của người lớn: Nếu những món cả nhà ăn là an toàn và phù hợp với trẻ, bạn hãy cho trẻ cùng ăn những món này thay vì phải nấu đồ ăn riêng.
- Tạo niềm vui cho bé: Hãy coi các bữa ăn dặm là giờ chơi để bé khám phá nhiều kết cấu khác nhau cũng như trải nghiệm việc nếm và nhai. Mục tiêu chủ yếu của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy là để trẻ làm quen với nhiều dạng thức ăn nên ba mẹ hãy thật thoải mái với bé nhé.
- Cho bé thử nhiều loại thức ăn: Bạn hãy cho bé tiếp xúc với nhiều loại thức ăn để trẻ có thể phát triển vị giác và không bị kén ăn sau này. Ba mẹ hãy lựa chọn cho con các loại thực phẩm có màu sắc da dạng và các kết cấu khác nhau như cà chua, rau xanh, sợi mì mềm, dưa hấu, cà rốt hấp mềm…
Các loại thực phẩm phù hợp với phương pháp ăn dặm BLW
Những thực phẩm được lựa chọn theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy bao gồm những loại thực phẩm mềm được cắt thành miếng nhỏ, thuận tiện cho việc cầm nắm của trẻ và không thể làm trẻ bị nghẹn khi sử dụng. Các nhóm thực phẩm gợi ý cha mẹ có thể lựa chọn như:
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì… giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho trẻ.
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai… giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể bé có làn da tốt, không những vậy nó còn giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt, và phát triển tế bào não và hệ thần kinh.
- Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp protein bao gồm thịt, cá, trứng, tôm,… nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể. Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai mềm tiệt trùng…
- Nhóm thực phẩm chứa chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín… những chất này nhằm điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón ở trẻ.
Trong quá trình chế biến thức ăn, cha mẹ lưu ý không cần bổ sung thêm muối, đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo vào thức ăn của trẻ vì những gia vị này không cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ. Hơn nữa, khi có gia vị khiến cho vị giác của trẻ bị sai lệch đi. Cha mẹ nên tránh cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm đã chế biến sẵn, đồ đóng gói,.. bởi vì những loại thức ăn này có chứa nhiều chất phụ gia trong thực phẩm cũng như các chất béo không lành mạnh.
Lợi ích của việc áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ
Theo kết quả nghiên cứu, cách cho bé ăn dặm chỉ huy có một số lợi ích đối với trẻ nhỏ như sau:
- Trẻ sẽ làm quen với nhiều loại thực phẩm cùng với các kết cấu và hương vị khác nhau, từ đó giúp phát triển các sở thích ăn uống của trẻ đa dạng và lành mạnh. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp phát hiện ra những loại thực phẩm có thể gây nên triệu chứng dị ứng cho trẻ.
- Khi áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ thừa cân béo phì, bởi vì trẻ có thể ăn theo nhu cầu.
- Trẻ thành thạo được các kỹ năng nhai và nuốt giúp cho việc tiêu hoá thức ăn trở nên thuận lợi hơn.
- Phát triển kỹ năng vận động tinh của trẻ như sự khéo léo của đôi tay hay các kỹ năng phối hợp.
Khuyết điểm của phương pháp ăn dặm BLW
Dù phương pháp ăn dặm bé chỉ huy mang đến nhiều lợi ích nhưng vẫn có một số điểm yếu nhất định như sau:
- Chỗ ăn của bé sẽ bừa bộn: Các bé tự cầm đồ ăn và tự ăn nên sẽ không tránh được tình trạng đồ ăn vung vãi khắp xung quanh.
- Bé có thể thiếu sắt: Một số bé có thể gặp khó khăn khi nhai các thức ăn giàu chất sắt như thịt bò. Hơn nữa, sữa mẹ sau khi con đã 4 tháng tuổi cũng thường không đủ lượng sắt cho bé. Bạn có thể giúp con bổ sung sắt bằng cách cho bé ăn thịt xay, rau xanh và các loại ngũ cốc tăng cường giàu chất sắt. Ba mẹ cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ để cho con uống bổ sung sắt trong năm đầu đời.
Mẹo giữ an toàn cho bé khi ăn dặm BLW
Tuy phương pháp ăn dặm tự chỉ huy chú trọng việc để bé tự xử lý thức ăn nhưng ba mẹ vẫn cần theo sát bữa ăn của con để đảm bảo an toàn cho bé. Một số mẹo để đảm bảo con được an toàn khi bắt đầu ăn dặm là:
- Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây nghẹn như các loại hạt, nho nguyên quả, táo còn vỏ, trái cherry…
- Không bao giờ để trẻ ăn một mình
- Đảm bảo bé ngồi thẳng trên ghế ăn dặm
- Theo dõi xem bé có phản ứng dị ứng nào không
- Giải thích cho những người chăm sóc con về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy để họ có thể chăm bé đúng cách và an toàn.
Bạn có thể lo lắng con bị nghẹn khi cho trẻ tập ăn theo phương pháp ăn dặm blw nhưng thật ra nướu của bé có thể xử lý các loại đồ ăn mềm khá tốt. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến phản xạ co thắt họng ở bé vì phản xạ này có biểu hiện khá giống trường hợp bị nghẹn. Trong vài tuần đầu thực hiện phương pháp ăn dặm bé chỉ huy, bé có thể có phản xạ co thắt họng khi cố gắng xử lý những loại thức ăn mới. Đây là phản xạ bình thường của bé giúp tránh đồ ăn đi quá sâu vào họng và hoàn toàn khác với nghẹn.
Khi bị co thắt cổ họng, trẻ có thể ho nhẹ và có thể phát ra tiếng nhỏ.
- Trẻ bị sặc sẽ có biểu hiện hoảng sợ, không thở được và không phát ra tiếng động.
Bạn không cần quá lo lắng khi trẻ bị co thắt cổ họng vì đây là phản xạ cho thấy con đang tự xử lý đồ ăn trong miệng và sẽ giảm bớt khi bé đã quen với đồ ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết các phương pháp sơ cứu khi trẻ bị mắc nghẹn ở cổ để có thể nhanh chóng giải quyết nếu trẻ thật sự bị nghẹn.
Thực đơn blw cho bé 6 tháng -7 Tháng và 8 tháng
Bánh mì, thịt bò, dưa leo, táo
Nguyên liệu:
- 2 – 3 lát bánh mì mềm nguyên vỏ
- 5 – 6 miếng thịt bò bắp luộc hoặc hấp mềm
- Dưa chuột, táo
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Lấy lát thịt bò thêm một ít nước cho vào bát inox và hấp trong nồi cơm điện.
- Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ bỏ phần ruột cắt thanh dài khoảng 1 ngón tay.
- Bánh mì cắt miếng dài vữa tay cầm của trẻ
- Lấy 30ml nước thịt bò hấp còn nóng trộn 5ml dầu oliu, để ấm cho trẻ uống.
- Có thể cho trẻ ăn thêm vài lát táo.
Cơm khuôn, tôm hấp, bông cải xanh, chuối
Nguyên liệu:
- Cơm trắng
- Khuôn ép sushi
- Tôm tươi: 5 con
- Bông cải xanh: 30 gam
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Cơm nấu dẻo một chút rồi đem nén trong khuôn sushi thành từng miếng nhỏ như bánh.
- Tôm lớn rửa sạch lấy chỉ lưng rồi đem luộc hoặc hấp nguyên con cùng chút nước, tiếp đến lột vỏ, bỏ đầu.
- Bông cải xanh luộc hoặc hấp, để từng bông nhỏ cho bé bốc ăn dễ dàng.
- Cho trẻ ăn thêm 1/2 hoặc 1 quả chuối tráng miệng.
Khoai tây, thịt lợn, đậu co ve, bơ
Nguyên liệu:
- Khoai tây: cắt thành 15 que
- Đậu cove: cắt thành 6 que
- Thịt lợn nạc: 30 gam
- Dầu oliu
- Quả bơ và sữa mẹ hoặc sữa công thức
Thực hiện:
- Phần khoai tây rửa sạch đem luộc mềm.
- Thịt lợn nạc luộc hoặc hấp mềm với ít nước
- Đậu co ve rửa sạch đêm hấp
- Cho trẻ ăn thêm vài lát bơ hoặc 50ml bơ xay nhuyễn trộn sữa.
Mì sợi, ca viên, bí đỏ, lê
Nguyên liệu:
- Mì sợi 100 gam
- Cá rút hết xương: 2 miếng
- Bí đỏ: 30 gam
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Mì sợi đem luộc mềm.
- Cá băm nhuyễn thêm chút rau thì là làm chả, nắn thành viên nhỏ dẹp hay dài, chiên cùng chút dầu ăn.
- Bí đỏ rửa sạch, thái miếng vừa tay trẻ hấp hoặc luộc chín
- Tráng miệng với lê thái miếng dài
2.5. Xôi gấc, thịt gà, măng tây
Nguyên liệu:
- Xôi gấc: 100 gam
- Thịt gà: 1 phần lườn
- Măng tây: 6 nhánh
- Nước gà 1 thìa canh
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Xôi gấc nấu cho cả nhà ăn, lấy ra một ít nắm lại cho bé.
- Thịt gà luộc lấy phần ức xé sợi lớn, khi trẻ khéo léo hơn có thể đưa cả đùi gà cho bé tự xử lý
- Măng tây luộc.
- 30ml nước gà luộc còn nóng trộn 5ml dầu oliu, để ấm cho bé uống
Khoai lang, cua hoặc ghẹ, đậu hũ hấp
Nguyên liệu:
- Khoai lang: 6 miếng dài
- Cua hoặc ghẹ: 1 con
- Đậu hũ: 3-4 miếng
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Khoai lang luộc cắt miếng dài.
- Cua hoặc ghẹ rửa sạch, hấp chín chọn phần càng nhiều thịt, miếng to.
- 3-4 miếng đậu hũ luộc hoặc hấp
Bánh gạo hoặc bánh ngũ cốc, hàu, ngô bao tử, nho
Nguyên liệu:
- Bánh gạo hoặc ngũ cốc: 3 cái
- Hàu: 4 con cỡ vừa
- Ngô bao tử: 4 cái
- Dầu oliu
Thực hiện:
- 3 cái bánh gạo hoặc ngũ cốc (loại bánh ăn dặm cho bé).
- 4 con hàu lớn lấy phần thịt, đem hấp.
- 4 bắp ngô bao tử luộc.
- 30ml nước hàu còn nóng trộn 5ml dầu oliu, để ấm cho bé uống.
- Trong ngày cho bé ăn thêm nho. Lưu ý: chọn nho lớn không hạt hoặc bỏ hết hạt, cắt đôi hoặc ba. Tuyệt đối không được để hạt và để nguyên trái tròn cho bé.
Cơm nắm, cá quả rán, ngọn su su, đu đủ
Nguyên liệu:
- Cơm dẻo
- Khuôn Sushi
- Cá quả phile: 3 miếng
- Ngọn su su: 10 ngọn
- Dầu oliu
Thực hiện:
- Cơm dẻo nắm lại hoặc nén khuôn
- Phi lê cá quả cắt miếng vuông hoặc chữ nhật, chiên ít dầu.
- Ngọn su su luộc để nguyên sợi dài.
- Đu đủ cắt miếng vừa tay cầm của trẻ.
Ngoài ra, còn rất nhiều thực đơn ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi, 7 tháng tuổi và 8 tháng tuôi khác mà cha mẹ có thể tham khảo. Tuy nhiên, mẹ nên dựa vào sở thích ăn uống của bé để chế biến những món ăn sao cho phù hợp và đảm bảo tốt sự phát triển của con.
Những đồ dùng hữu ích cho mẹ và cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Yếm ăn dặm silicon cho bé
Yếm ăn dặm cổ dán cho bé được làm từ silicon mềm mại êm ái cho làn da, dùng trong thực phẩm, an toàn cho bé và chống bám dính. Cổ dán tiện lợi nên mẹ dễ dàng điều chỉnh để che phủ ngực và vai.
Yếm máng có phần máng hứng rộng đựng thức ăn rơi vãi, đảm bảo rằng quần áo của bé luôn được giữ sạch sẽ.
Mua ngay tại đây Yếm Ăn Dặm Silicon Cho Bé Có Máng Đựng
Mũ bảo hiểm cho bé tập đi
Mũ bảo hiểm cho bé bảo vệ đầu chống sốc thoáng khí có thể điều chỉnh kích thước cho bé tập bò hoặc tập đi. Mũ bảo hiểm an toàn cho trẻ sơ sinh và bé tập đi với thiết kế thoáng khí mang đến sự bảo vệ lý tưởng nhất cho trẻ trong quá trình tập bò / chơi đùa.
Đây là một chiếc mũ bảo hiểm an toàn cho bé với trọng lượng siêu nhẹ đáng yêu khi cho bé tập đi, đảm bảo bé không bị nóng trong mùa hè. Mua ngay tại đây nha mẹ Mũ Bảo Hiểm Cho Bé Tập Đi Giúp Bảo Vệ Đầu Cho Bé
Yếm ăn dặm vải cho bé
Khi bé tập ăn dặm cũng là lúc quần áo bé luôn lấm lem và sàn nhà của bạn đầy thức ăn rơi vãi làm cho mẹ mệt nhoài để dọn dẹp, thay giặt quần áo cho bé.
Chưa kể các bé thích vẽ, bôi bẩn lung tung,… vì thế áo yếm ăn dặm chống thấm cho bé sẽ hạn chế việc dây bẩn khắp nơi và mẹ đỡ tốn công dọn dẹp. Mua ngay tại Yếm Ăn Dặm Cho Bé Chống Thấm Hình Chữ U Hoạ Tiết Ngẫu Nhiên
Khăn cho bé ti
Có bao giờ mẹ gặp tình huống ngại ngùng khi phải cho con ti ở chỗ công cộng hay chỗ đông người. Mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ? Và luôn cảm thấy bất tiện, không thoải mái khi đưa con ra các nơi công cộng không có không gian kín đáo để cho bé ti? Mẹ cần vắt sữa nhiều lần thậm trí ngay tại công sở để đủ lượng sữa cho con ti.
Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi mang đến cho phụ huynh một công cụ đặc biệt đó là khăn choàng cho bé bú hay còn gọi là khăn che cho bé bú hoặc áo choàng cho bé bú.
Mua ngay khăn này tại Bộ Khăn Choàng Cho Bé Bú – Khăn Cho Cho Bé Bú và Lưới
Gối chống méo đầu cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nằm mãi một tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bẹp, méo đầu. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi giới thiệu đến các phụ huynh bộ gối chống bẹp đầu hay còn gọi là gối chống méo đầu Hoặc gối định hình đầu cho trẻ.
Có nhiều loại gối chống bẹp đầu cho trẻ nhưng gối lõm là một trong những loại gối phổ biến nhất
Mua ngay cho bé tại Gối Cho Trẻ Sơ Sinh – Gối Lõm Chống Méo Đầu Cho Bé
Áo choàng tắm cho bé có mũ
Đây là một chiếc áo choàng tắm không thể thiếu dành cho bé nhà bạn. Nó không chỉ là một chiếc áo choàng cho bé bình thường mà nó còn là một chiếc áo choàng có mũ cực kỳ đáng yêu với rất nhiều công dụng.
Như các mẹ đã biết rằng cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sau khi tắm xong các mẹ chưa thể mặc quần áo giữ ấm cho con ngay tức thì, cần phải chuẩn bị một chiếc áo choàng tắm như trong link Áo Choàng Cho Bé Có Mũ Lông Cừu – Áo Choàng Tắm Cho Bé Dùng Ở Nhà Hoặc Đi Biển