Ancol Etylic Là Gì? Kiến Thức Lý Thuyết và Bài Tập Về Rượu Etylic

Ancol Etylic thường được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất đồ uống có cồn cũng như cung cấp nhiên liệu cho động cơ đốt. Vậy những tính chất vật lý, tính chất hóa học của Ancol Etylic là gì? Cách điều chế hợp chất này ra sao? Hợp chất này có những ứng dụng nào trong cuộc sống? Và các dạng bài tập về phần rượu Etylic này như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nha.

Ancol Etylic là gì?

Ancol Etylic còn có các tên gọi khác như rượu Etylic, etanol, rượu ngũ cốc hay phổ biến hơn là cồn. Đây là một hợp chất hữu cơ nằm trong dãy đồng đẳng của alcohol CH3OH và thuộc nhóm ancol no.

Công thức hóa học chung của Ancol Etylic

Rượu Etylic có công thức hóa học chung hay chính xác hơn công thức phân tử (CTPT) là C2H5OH hoặc C2H6O. Công thức cấu tạo (CTCT) của Ancol Etylic là CH3-CH2-OH, bao gồm một nhóm etyl CH3-CH2 liên kết với một nhóm hydroxyl (-OH). Hợp chất này thường được viết tắt là EtOH, trong đó Et là ký hiệu hoá học thường dùng đại diện cho nhóm etyl (C2H5). Nhóm -OH trong cấu tạo làm cho rượu etylic có những tính chất hóa học đặc trưng.

Công thức ancol etylic

công thức cấu tạo phân tử của ancol etylic

Hay công thức phân tử của ancol etylic là C2H5OH

Tính chất vật lý của Ancol Etylic

Rượu Etylic C2H5OH là chất lỏng không màu, có mùi thơm và vị cay, nhẹ hơn nước, dễ bay hơi, tan vô hạn trong nước. Đồng thời Ancol Etylic còn có khả năng hòa tan được nhiều chất như Benzen, Iot, …

  Lý Thuyết Tính Chất Hóa Học Của Hidro, Ứng Dụng Và Cách Điều Chế

Một số tính chất vật lý khác của C2H5OH:

  • Khối lượng riêng: 0,789 g/cm3
  • Nhiệt độ sôi: 78,39 độ C (Vì Ancol Etylic tạo liên kết hidro nên có nhiệt độ sôi cao hơn các dẫn xuất của hidrocacbon với khối lượng phân tử tương đương).
  • Nhiệt độ nóng chảy: -114,15 độ C

Tính chất hóa học của rượu Etylic

Phản ứng với kim loại kiềm

2C2H5OH + Na → 2C2H5ONa + H2

Phản ứng với axit

C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O

Phản ứng este hóa

phản ứng este hoá của Ancol Etylic
phản ứng este hoá của Ancol Etylic

Phản ứng tách nước

Phản ứng tách nước của Ancol Etylic
Phản ứng tách nước của Ancol Etylic

Phản ứng với ancol

phản ứng với Ancol của Ancol Etylic
phản ứng với Ancol của Ancol Etylic

Phản ứng oxi hóa

C2H5OH + CuO → CH3CHO + H2O

C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O (phản ứng cháy)

Ethanol bị đốt cháy sẽ xuất hiện ngọn lửa màu xanh và tỏa ra nhiều nhiệt.

Phản ứng lên men giấm

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Phản ứng ancol etylic ra butadien

Phản ứng ancol etylic ra butadien
Phản ứng ancol etylic ra butadien

Trong đó, phản ứng với kim loại kiềm, phản ứng cháy và phản ứng este hóa là những tính chất hóa học quan trọng nhất của Ancol Etylic.

Phương pháp điều chế Ancol Etylic

Người ta thường dùng tinh bột hoặc đường glucozơ để điều chế Ancol Etylic theo phản ứng sau:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 (men rượu)

Ngoài ra, trong công nghiệp, phản ứng etylen cộng hợp với nước trong điều kiện xúc tác bởi axit có thể điều chế được Ancol Etylic.

Ngoài ra, người ta còn tạo ra rượu Etylic theo những cách như:

  • Cho thủy phân C2H5-X hoặc dẫn xuất este, phản ứng xảy ra như sau:

C2H5X + NaOH → C2H5OH + NaX

  Kim Loại Và Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại – Lý Thuyết Và Bài Tập

CH3COOC2H5 + H2O ↔ C2H5OH + CH3COOH

Ứng dụng của Ancol Etylic

Ancol Etylic được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như:

Trong công nghiệp

  • Sử dụng trong các sản phẩm chống đông lạnh, điều chế một số hợp chất hữu cơ như axit axetic, dietyl ete hay etyl axetat,…
  • Dùng làm dung môi để chế tạo dược phẩm, nước hoa.
  • Pha chế xăng sinh học E5, E10.
  • Ứng dụng trong ngành in ấn, điện tử, dệt may.

Trong chế biến thực phẩm

Etanol là một trong những nguyên liệu tạo nên các đồ uống chứa cồn như bia, rượu…

Trong y học

  • Ứng dụng để điều chế thuốc ngủ.
  • Được sử dụng như chất chống vi khuẩn, có công dụng sát trùng và vệ sinh dụng cụ y tế.

Ancol Etylic

Câu 1: Độ rượu là

A. số mol rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

C. số ml rượu etylic có trong 1000ml hỗn hợp rượu với nước

B. số l rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

D. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.

Câu 2: Công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic là:

A. CH3­­-CH2-OH                                             B. CH3-OCH3

C. CH3OH                                                     D. CH3-OC2H5

Câu 3: Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 400 là:

A. 20ml                                                          B. 200ml

C. 2ml                                                            D. 0,2ml

Gọi số ml rượu nguyên chất là x

40 =  àx= 200ml

Câu 4: Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là

A. đimetyl ete                                               B. etyl axetat

C. rượu etylic                                                 D. metan

Câu 5: Cho 18 gam một ancol (X) thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng với natri dư thu được 3.36 dm3 khí H2 (đktc). Công thức phân tử của (X) là:

A. CH4O         B. C2H6O        C. C3H8O            D. C4H10O

nancol = 2nH2 = 2*0,15= 0,3 mol

M = 18/0,3 = 60

Câu 6: Ancol etylic phản ứng được với natri vì?

A. Trong phân tử có nguyên tử oxi

B. Trong phân tử có nguyên tử hidro và nguyên tử oxi

C. Trong phân tử có nguyên tử cacbon, hidro và oxi

D. Trong phân tử có nhóm -OH

Câu 7: Ancol etylic có khả năng tan tốt trong nước là do:

A. Ancol etylic tạo được liên kết hidro với nước

B. Ancol etylic uống được

C. Ancol etylic là chất lỏng

D. Ancol etylic chứa cacbon và hidro

Câu 8: Ancol etylic được điều chế từ nguồn nào sau đây?

A. Tinh bột         B. Glucozo         C. Etilen        D. Cả ba đáp án trên

Câu 9: Trên nhãn chai ancol có ghi số 40. Ý nghĩa của con số ghi trên là:

A. Trong 100gam Ancol có 40 gam Ancol etylic nguyên chất

B. Nhiệt độ sôi của Ancol etylic là 40 độ C

C. Trong 100ml Ancol có 40 ml Ancol etylic nguyên chất

D. Nhiệt độ đông đặc của Ancol etylic à 40 độ C

Câu 10: Ancol etylic có lẫn một ít nước, có thể dùng chất nào sau đây để làm khan ancol?

A. CaO       B. H2SO4 đặc      C. CuSO4 khan     D. Cả ba đáp án trên

Câu 11: Từ Ancol etylic người ta có thể điều chế được sản phẩm nào sau đây?

A. Axit axetic                           B. Cao su tổng hợp

C. Etyl axetat                            D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12: Ancol etylic cháy theo phương trình phản ứng:

C2H6O + O2  → CO2 + H2O

Hệ số cân bằng của phương trình lần lượt là:

A. 2, 3, 4, 5                                       B. 2, 3, 2, 3

C. 1, 3, 2, 3                                       D. 1, 3, 3, 3

Câu 13: CTPT của ancol dạng C4H10O có bao nhiêu CTCT khác nhau?

A. 1                  B. 2                 C. 3                        D. 4

∆=2C+2-H2

CH3 – CH2 –CH2 – CH2 –O-H

CH3 – CH- CH2 -CH3

OH

CH3 – CH – CH2 – OH

        CH3

           OH

CH3 – C- CH3

          CH3

Câu 14: Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol ancol có công thức CnH2n+1OH thì cần 10,08 lít khí oxi (đktc). CTPT của ancol là:

A. CH3OH                               B. C2H5OH

C. C3H7OH                            D. C4H9OH

Câu 15: Hòa tan 84 gam Ancol etylic vào nước để được 300 ml dung dịch ancol. Biết Dancol = 0,8 g/cm3, Dnước = 1g/cm3 và thể tích không khí không hao hụt khi pha trộn/ Nồng độ phần trăm và độ ancol của dung dịch thu được là:

A. 30,11% và 35∘                         B. 35,11% và 35∘

C. 40,11% và 30∘                          D. 45,11% và 40∘

Lý thuyết, bài tập về Rượu etylic có đáp án (ảnh 2)

Độ cồn = 105/300 *100%= 35%

 

 

Để sản xuất giấm ăn, người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng

4. Thông tin thêm điều chế axit axetic

CH3COOH chính là giấm ăn, và đây cũng là phương pháp sản xuất giấm ăn bằng cách lên men dung dịch rượu etylic loãng

Bài tập ancol etylic ra axit axetic

Công thức cần nhớ của phản ứng ancol etylic ra axit axetic

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

Câu 1. Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Đáp án A

Câu 2. Công thức chung của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n+1O2.

D. CnH2n-1O2.

Đáp án A

Câu 3. Dãy chất tác dụng với axit axetic là

A. ZnO; Cu(OH)2; Cu; CuSO4; C2H5OH.

B. CuO; Ba(OH)2; Zn; Na2CO3; C2H5OH.

C. Ag; Cu(OH)2; ZnO; H2SO4; C2H5OH.

D. H2SO4; Cu(OH)2; C2H5OH; C6H6; CaCO3.

Đáp án B

Câu 4. Hòa tan hoàn toàn 24 gam CuO vào dung dịch CH3COOH 10%. Khối lượng dung dịch CH3COOH cần dùng là

A. 340 gam.

B. 320 gam.

C. 380 gam.

D. 360 gam.

Đáp án D

Câu 5. Hòa tan 20 gam CaCO3 vào dung dịch CH3COOH dư. Thể tích CO2 thoát ra (đktc) là

A. 3,36 lít.

B. 4,48 lít.

C. 5,60 lít.

D. 2,24 lít.

Đáp án B

Câu 6. Dung dịch axit axetic không phản ứng được với

A. Mg.

B. NaOH.

C. NaHCO3.

D. NaNO3.

Đáp án D

A. Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2

B. CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

C. 15CH3COOH + 10NaHCO3 → 10CH3COONa + 2H2O + 20CO2

Câu 7. Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic.

(2) Oxi hóa không hoàn toàn anđehit axetic.

(3) Oxi hóa không hoàn toàn butan.

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo axit axetic là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án D

Câu 8. Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

Đáp án B

Câu 9: Ứng dụng nào sau đây không phải của axit axetic?

A. Pha giấm ăn

B. Sản xuất dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc diệt côn trùng

C. Sản xuất cồn

D. Sản xuất chất dẻo, tơ nhân tạo

Đáp án C

Câu 10: Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH, ta dùng hóa chất nào sau đây là đúng?

A. Na

B. Dung dịch AgNO3

C. CaCO3

D. Dung dịch NaCl

Đáp án C

Để phân biệt C2H5OH và CH3COOH ta dùng CaCO3

Vì CH3COOH phản ứng với CaCO3 tạo ra khí

2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O

Câu 11: Cho các phản ứng sau ở điều kiện thích hợp:

(1) Lên men giấm ancol etylic

(2) Oxi hóa không hoàn toàn andehit axetic

(3) Oxi hóa không hoàn toàn Butan

(4) Cho metanol tác dụng với cacbon oxit

Trong những phản ứng trên, số phản ứng tạo ra axit axetic là?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án D

Câu 12: Yếu tố nào không làm tăng hiệu suất phản ứng este hóa giữa axit axetic và etanol?

A. Dùng H2SO4 đặc làm xúc tác

B. Chưng cất este tạo ra

C. Tăng nồng độ axit hoặc ancol

D. Lấy số mol ancol và axit bằng nhau

Đáp án D

Câu 13: Vì sao nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol tương ứng?

A. Vì ancol không có liên kết hidro, axit có liên kết hidro

B. Vì liên kết hidro của axit bền hơn của ancol

C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn

D. Vì axit có 2 nguyên tử oxi

Đáp án B

Câu 14. Thực hiện thí nghiệm sau: nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra

A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.

B. mẩu đó vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic

Đáp án B

Câu 15. So sánh nhiệt độ sôi của các chất: Axit axetic (CH3COOH) , axeton (CH3COCH3), propan (CH3CH2CH3), etanol (C2H5OH)

A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH

B. C2H5OH > CH3COOH >CH3CH2CH3 > CH3COCH3

C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

D. C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH >CH3CH2CH3

Đáp án C
Trên đây là toàn bộ kiến thức và bài tập về Ancol Etylic. Chúng tôi hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với các em và thầy cô.
5/5 - (5 votes)

Check Also

Ancol Isopropylic Là Gì? Công Thức, Tính Chất Hoá Học, Tính Chất Vật Lý

Ancol Isopropylic Là Gì? Công Thức, Tính Chất Hoá Học, Tính Chất Vật Lý

Ancol Isopropylic là một loại rượu có nhiều ứng dụng quan trọng trong chương trình Hóa …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *