Ancol Isopropylic là một loại rượu có nhiều ứng dụng quan trọng trong chương trình Hóa hữu cơ. Do đó, để có thể làm tốt các dạng bài tập xoay quanh loại rượu này, các em cần thuộc nằm lòng định nghĩa, tính chất vật lý, tính chất hóa học, công thức cấu tạo Dưới đây là toàn bộ kiến thức về rượu Isopropyl cần thiết các em nên biết.
Các Nội Dung Chính
Ancol Isopropylic là gì?
Ancol Isopropylic hay rượu Isopropyl có công thức hóa học là C3H8O hay (CH3)2CHOH. Đây là một loại rượu không màu, có mùi mạnh và dễ bốc cháy. Rượu Isopropyl là rượu bậc 2. Điều này được thể hiện qua liên kết giữa nhóm isopropyl với nhóm hydroxyl trong công thức cấu tạo của chất.
Rượu Isopropyl được ứng dụng nhiều trong nhóm ngành sản xuất gia dụng và hóa chất phục vụ công nghiệp, điển hình như thuốc tẩy trùng, chất tẩy rửa và khử trùng.
Ancol Isopropylic thuộc loại ancol nào?
Vì thuộc nhóm chức ancol, nên Ancol Isopropylic sẽ được phân loại dựa theo cấu tạo gốc hidrocacbon và tổng số lượng nhóm hydroxyl có mặt ở trong phân tử. Cụ thể như sau:
- Dựa theo gốc hidrocacbon: Ancol Isopropylic thuộc ancol no, bậc 2, mạch hở.
- Nếu dựa theo số lượng nhóm OH: Ancol Isopropylic sẽ là ancol đơn chức.
- Một số tên gọi thông dụng khác của Ancol Isopropylic mà các em cũng cần nhớ như rượu Isopropyl, 2-Propanol, Propan-2-ol, rượu Sec-Propyl, IPA hoặc Isopropanol.
Công thức cấu tạo Ancol Isopropylic

Như đã đề cập, rượu Isopropyl là ancol bậc 2, trong công thức cấu tạo có sự liên kết giữa nhóm isopropyl và nhóm chức hydroxyl. Do đó, công thức cấu tạo của rượu Isopropyl là CH3-CH(OH)-CH3.
Tính chất vật lý của Ancol Isopropylic
Ở nhiệt độ thường, rượu Isopropyl ở dạng lỏng và có khả năng tan vô hạn trong nước. Nhiệt độ nóng chảy của loại rượu này là – 89 độ C, trong khi nhiệt độ sôi lại ở mức 82,4 độ C. Khối lượng riêng của rượu Isopropyl là 0,785 g/m3.
Tính chất hóa học của Ancol Isopropylic
Tương tự như những “người anh em” khác trong nhóm ancol, rượu Isopropyl cũng có phản ứng hóa học với một số các chất gồm Na, CuO, HBr và CH3OH.
Phản ứng với Na
Ancol Isopropylic phản ứng với kim loại kiềm natri tạo ra natri isopropylat và giải phóng khí hydro. Phương trình phản ứng cụ thể như sau:
Phản ứng với CuO
Ở điều kiện nhiệt độ, rượu Isopropyl phản ứng với hợp chất CuO để tạo thành axeton, đồng và nước.
Phản ứng với CH3OH
Khi cho rượu Isopropyl phản ứng với CH3OH trong điều kiện H2SO4 đặc ở 140 độ C, các em sẽ thu được 2-methoxypropane và nước.
Phản ứng với HBr
Ancol Isopropylic cũng xảy ra phản ứng với dung dịch axit HBr với sản phẩm là 2-bromopropane và nước.
Phản ứng với axit axetic
Bên cạnh đó, Ancol Isopropylic còn tác dụng với axit axetic tạo thành isopropyl axetat và nước.
Cách điều chế Ancol Isopropylic
Để điều chế rượu Isopropyl trong phòng thí nghiệm, các em có thể áp dụng một trong những cách phổ biến như sau:
Thủy phân từ dẫn xuất Halogen
Cho anken phản ứng với nước để tạo thành ancol no, đơn chức, mạch hở:
Lưu ý: Theo nguyên tắc cộng của Maccopnhicop, nếu anken đối xứng thì chỉ tạo ra duy nhất 1 ancol.
Thủy phân este trong môi trường kiềm:
Cộng H2 vào xeton hoặc anđehit trong điều kiện có Ni và nhiệt độ:

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan:
Cho các chất: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol anlylic, ancol isoamylic, đietylamin, anilin, etylphenylamin, isobutylamin. Tổng số các chất thuộc loại ancol bậc II; amin bậc II lần lượt là
A. 1; 2
B. 1; 3
C. 2; 2
D. 2; 2
Đáp án đúng: A
Lời giải:
Ancol propylic: CH3-CH2-CH2-OH: ancol bậc 1
Ancol isopropylic: CH3-CH(OH)-CH3: ancol bậc 2
Ancol anlylic: CH2=CH-CH2-OH: ancol bậc 1
Ancol isoamylic: CH3-CH(CH3)-CH2-CH2-OH: ancol bậc 1
→ Có 1 ancol bậc 2.
Đietyl amin: C2H5-NH-C2H5: amin bậc 2
Anilin: C6H5NH2: amin bậc 1
Etylphenylamin: : C2H5-NH- C6H5 : amin bậc 2
Isobutylamin: CH3-CH(CH3)- CH2 -NH2
→ Có 2 amin bậc 2
Trên đây là toàn bộ kiến thức về Ancol Isopropylic chúng tôi hi vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đến các em học sinh. Các em có thể tìm hiểu thêm về Ancol Benzylic và Ancol Etylic để bổ sung kiến thức về các loại rượu