Thai Quá Ngày Dự Sinh Mà Chưa Chuyển Dạ Nguy Hiểm Thế Nào?

Theo thống kê, chỉ có từ 3-5 % bà bầu sinh nở đúng tời gian dự kiến, hầu hết đều sinh sớm hoặc sinh muộn trong khoảng thời gian 2 tuần. Ngày nay, y học phát triển, mẹ bầu đi khám thai thuận tiện và thường xuyên nên việc phát hiện và điều trị sớm các thai quá ngày dự sinh đã làm giảm đáng kể tình trạng chết thai cũng như sơ sinh. Khi đã biết thai đã quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì các mẹ cần phải đi thăm khám và theo dõi một cách đều đặn hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sinh con già tháng

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dựa vào những biểu hiện lâm sàn đã có kết luận để phát hiện ra những đối tượng sau thường có nguy cơ bị quá ngày dự sinh :
  • Tiền sử hộ sản gia đình, có người thân có số thai kỳ kéo dài hơn bình thường (43 – 44 tuần)
  • Phụ nữ bị béo phì
  • Những thai phụ gặp vấn đề về nhau thai
  • Mẹ bầu mang thai lần đầu hoặc mang thai là con trai,..

Thai quá ngày dự sinh nhưng chưa chuyển dạ nguy hiểm thế nào?

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày hay 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) thì gọi là thai trễ ngày. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh.

Thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh.

Một số rủi ro được cho có liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự sinh gồm:

  • Thai chết lưu.
  • Thai nhi quá lớn.
  • Thai nghén quá kỳ.
  • Có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.
  • Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Thai quá ngày dự sinh tăng khả năng thai phụ cần phải hỗ trợ nếu sinh thường hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cũng cao hơn khi thai quá ngày dự sinh.

Cách xử lý khi quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ

Dân gian thường mách nhau nhiều cách chữa mẹo khi thai quá ngày dự sinh. Tuy nhiên, không nên vì quá lo lắng, nôn nóng mà áp dụng những cách này , có thể tự mình hại mình. Thay vào đó, mẹ cần thực hiện nghiêm tất cả các chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả việc khám thai thường xuyên và theo dõi cử động của thai nhi.

Dấu hiệu chính xác nhất cho biết thai nhi vẫn ổn là căn cứ vào các chuyển động của bé.

Nếu thai đã quá ngày dự sinh khoảng 1 tuần, tốt nhất mẹ nên ở lại bệnh viện để được theo dõi. Nếu thấy tim thai bất thường hoặc không chuyển động, xuất hiện nước ối có màu, thai nhi giảm hoạt động… các bác sĩ có thể chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con, sử dụng các can thiệp y khoa.

Trong quá trình mổ chỉ định lấy thai, các bác sĩ sẽ kích thích, tạo cơn co tử cung giống như chuyển dạ cho mẹ bầu.  Nếu không gặp phản ứng gì tiêu cực từ, mẹ tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ và làm thử nghiệm này sau 24-48 giờ. Sau đó mẹ hoàn toàn có thể thực hiện ca sinh nở như bình thường

Thực tế hiện nay, nhiều thai phụ quá ngày dự sinh mà chưa chuyển dạ thì hầu hết đều muốn sinh con bằng phương pháp mổ đẻ nhiều hơn là muốn gây chuyển dạ bằng phương pháp khởi phát chuyển dạ. Tuy nhiên, thai 40 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ chưa hẳn là thai đã già tháng, vì vậy mẹ bầu đừng lo lắng thái quá, vội vã yêu cầu được mổ lấy thai.

 

Rate this post

Check Also

Áo Ngực Cho Con Bú Là Gì? Kinh Nghiệm Chọn Mua Hiệu Quả

Với các bà mẹ bỉm sữa việc chọn mua áo ngực cho con bú là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *