Bà Bầu Uống Sữa Đậu Nành Được Không? Có Ảnh Hưởng Tới Thai Nhi?

Một nghiên cứu trên những trẻ sơ sinh uống sữa đậu nành được công bố năm 2002 cho thấy rằng, hoàn toàn không có biểu hiện  có hại đến sức khỏe của các bé. Năm 2003, các nhà khoa học Anh cũng tiến hành nghiên cứu tác động của isoflavones, một chất thuộc nhóm Phytoestrogen được tìm thấy trong đậu nành, tác nhân gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển giới tính thai nhi. Mặc dù vậy, vẫn không có một bằng chứng khoa học nào chứng minh tác hại của isoflavones đến sức khỏe của bé. Không những không gây hại, thành phần isoflavones trong sữa đậu nành còn được chứng minh có khả năng ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ. Vậy kết luận, bà bầu uống sữa đậu nành được không? Cùng đọc giải thích bên dưới.

Vậy bà bầu uống sữa đậu nành được không?

Bác sĩ Hoàng Thị Thúy Hà khẳng định sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Sữa đậu nành cung cấp đầy đủ và cân đối các loại axit amin  thiết yếu , giàu  sắt, calci,  folat, vitamin A, PP, D và B12 … giúp thai nhi phát triển tốt; giảm nguy cơ sinh non, nhẹ cân, còi xương và hạn chế tình trạng loãng xương ở mẹ.

Lợi ích của sữa đậu nành với bà bầu

  • Sữa đậu nành cung cấp cho phụ nữ mang thai một lượng protein đáng kể. Hơn nữa, hàm lượng protein trong sữa đậu nành không có nhiều cholesterol và chất béo như các nguồn protein động vật.
  • Mặc dù có nguồn gốc từ thực vật, nhưng hàm lượng protein, các loại vitamin như A, D, B12… mà sữa đậu nành cung cấp lại tương đương với sữa bò. Là một thức uống  thay thế tuyệt vời cho những phụ nữ mang thai bị dị ứng với lactose có trong sữa bò.
  • Sữa đậu nành rất giàu axit folic nên có thể cung cấp những dưỡng chất cần thiết khi mang thai. Bổ sung axit folic đều đặn giúp hỗ trợ phát triển tế bào thần kinh và sự phát triển tối ưu của thai nhi.
  • Vitamin B1, A và E là một vài trong những vi chất mẹ bầu rất cần trong giai đoạn này. Vitamin E cung cấp đủ năng lượng để bạn luôn có sức khỏe tốt. Sữa đậu nành giàu vitamin nên có thể đáp ứng được nhu cầu về vitamin cho cơ thể mẹ bầu khi mang thai.
  • Sữa đậu nành rất giàu đạm, giúp các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả. Đạm còn đảm bảo cho cấu trúc cơ thể thai nhi phát triển ổn định.
  • Sữa đậu nành giàu chất béo thực vật rất tốt cho cả mẹ và bé.
  • Sữa đậu nành còn chứa carbohydrate giúp tăng cường năng lượng trong khi mang thai.
  • Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành giúp làm giảm tình trạng loãng xương phụ nữ mang thai ngoài ra còn giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở thai nhi.
  • Chất xơ có trong sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ bị táo bón khi mang thai.

Bà bầu uống sữa đậu nành với lượng bao nhiêu thì an toàn?

Khi biết được câu trả lời cho câu hỏi “Bầu uống sữa đậu nành được không” là có, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến việc bà bầu uống sữa đậu nành bao nhiêu thì tốt?

Trong sữa đậu nành có hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu dồi dào. Nếu cơ thể mẹ bầu không bị dị ứng và uống sữa điều độ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ không gây hại gì mà còn đáp ứng được nhu cầu của cơ thể và giúp thai nhi phát triển bình thường. Mẹ bầu có thể uống tối đa 2 ly sữa đậu nành một ngày, tuy nhiên không nên sử dụng mỗi ngày.

Đậu nành tốt cho thai phụ là điều không thể chối cãi, miễn là mẹ bầu tiêu thụ điều độ và đúng cách. Vì hệ miễn dịch của thai phụ trong giai đoạn này thường yếu hơn nên nếu thích hương vị của đậu nành thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên uống sữa từ đậu nành hay không để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Việc uống sữa phản khoa học có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm cho cả mẹ và con.

Tác dụng phụ của sữa đậu nành nếu dùng không đúng cách khi mang thai

Vậy là bạn đã rõ bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không, cũng như lượng dùng phù hợp. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, những tác dụng phụ của sữa đậu nành cũng có thể gây rắc rối cho sức khỏe mẹ bầu. Đậu nành chứa isoflavone thực hiện chức năng giống estrogen và có thể hạn chế tác dụng của estrogen. Thí nghiệm trên động vật cho thấy tiêu thụ lượng lớn sữa từ đậu nành có thể hình thành các khối u hoặc gây ra dị dạng ở thai nhi.

Một số thai phụ cho thấy biểu hiện dị ứng như phát ban, viêm, khó thở, nôn mửa và chóng mặt do thường xuyên uống sữa đậu nành quá liều lượng. Sữa đậu nành còn có thể gây ra triệu chứng sốc phản vệ (một tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong).

Isoflavone trong đậu nành là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Tuy chưa có một báo cáo chính thức phản đối việc uống sữa đậu nành khi mang thai, nhưng tốt hơn hết, mẹ bầu nên tránh uống quá nhiều để giảm thiểu nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho con yêu nhé.

Phòng bệnh lúc nào cũng tốt hơn chữa bệnh. Để con yêu được phát triển toàn diện và lớn lên khỏe mạnh, mẹ cần tuân thủ những quy tắc ăn uống nghiêm ngặt, đặc biệt là uống sữa đậu nành sao cho hợp lý nhất. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn sữa đậu nành có tốt cho bà bầu.

 

 

Lưu ý khi bà bầu uống sữa đậu nành

Tuy nhiên, để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe trong thời kỳ mang thai, các bà bầu uống sữa đậu nành cần chú ý những điều sau:
Không nên uống quá nhiều: Không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày, và không nên uống một lượng lớn cùng lúc. Khi  uống quá nhiều sữa đậu nành có thể gây khó tiêu, đầy hơi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất khác.

Không nên uống khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào vì khi đó protein trong đậu nành sẽ dễ bị phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Đun sôi trước khi uống: Đậu nành chưa chín sẽ tồn tại một số chất độc hại cho cơ thể, có thể gây đau bụng, buồn nôn…

Không nên uống chung với trứng: Các loại protein có trong lòng trắng trứng kết hợp với chất trypsin trong sữa đậu nành sẽ tạo thành chất kết tủa gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của cơ thể.

Không nên uống cùng với các loại đường nâu: Protein trong đậu nành khi kết hợp với các acid hữu cơ có trong đường nâu sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa. Đồng thời, cũng làm ảnh hưởng khả năng tiêu hóa của bạn.

Không nên ăn cam, quýt trước hay sau khi uống sữa đậu nành vì acid hữu cơ có thể kết hợp với protein của đậu nành tạo kết tủa ở đường ruột, làm đầy bụng, khó tiêu hay tiêu chảy.

Không dùng bình giữ nhiệt để đựng sữa đậu nành vì sử dụng bình giữ nhiệt để bảo quản sữa đậu nành sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và phát triển, gây hại cho sức khỏe bà bầu.

Nên ăn kèm các thực phẩm tinh bột sẽ giúp chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong sữa tốt hơn.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi bà bầu uống sữa đậu nành có tốt không. Nếu mẹ vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại nhấc máy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 0016 để được đội ngũ dược sĩ của avisure.vn giúp đỡ trong thời gian sớm nhất nhé!
5/5 - (3 votes)

Check Also

Bà Bầu Ăn Măng Cụt Được Không? Lợi và Hại Là Gì?

Bà Bầu Ăn Măng Cụt Được Không? Lợi và Hại Là Gì?

Nhỏ nhỏ xinh xinh, thân mình trắng muốt, khi đưa vào miệng thì có vị …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *