– Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả của bài thơ
– Hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài thơ diễn cảm, biết ngày lễ 8/3 là ngày của bà, của mẹ, của cô giáo, của chị và bạn gái.
– Luyện kỹ năng đọc thơ diễn cảm,biết thể hiện tình cảm của mình qua bài thơ.
– Trẻ chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
– Trẻ thích đọc thơ, hứng thú trong hoạt động.
– Trẻ biết ý nghĩa của ngày 08-03
-Máy vi tính, loa, xắc xô
– 3 lọ hoa để trẻ lên cắm, hoa
– Chiếu trải, vòng thể dục
* Hoạt động 1: Ổn định lớp, gây hứng thú
– Cô cho cả lớp hát bài “ Ngày vui 8/3”
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Các con ạ, chúng mình đang chuẩn bị chào mừng ngày 8/3, nên hôm nay cô sẽ tặng lớp mình và các cô giáo một bài thơ nói về tình cảm của các bạn nhỏ dành tặng cô giáo đấy, đó là bài thơ “ Bó hoa tặng cô” do Ngô Quân Miện sang tác .
* Hoạt động 2: Đọc thơ, trích dẫn, đàm thoại
Hôm trước chúng mình đã được học bài thơ “ Bó hoa tặng cô” rồi, bây giờ các con cùng cô đọc diễn cảm bài thơ này nhé.
– Cô đọc thơ lần 1: Cô đọc cùng trẻ
+ Các con vừa đọc bà thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
– Cô đọc thơ lần 2: Cô diễn cảm theo màn chiếu
+ Các con vừa đọc bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
Hôm nay chúng mình sẽ tìm hiểu sâu hơn về nội dung của bài thơ để biết tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo nhé!
* Đàm thoại, trích dẫn, giải thích từ khó:
– “Ngày mồng tám tháng ba
+ Bạn nhỏ trong bài thơ có hành động gì?
+Bạn nhỏ đã hái những loài hoa nào? Loài hoa đó có màu gì đặc sắc ?
+ Khi hái hoa xong bạn nhỏ đã có hành động gì?
+Tâm trạng của bạn nhỏ vui vẻ hay hồi hộp ?
Khi biết được tình cảm của bạn nhỏ, cô giáo luôn ân cần, yêu quý và dang rộng bàn tay để âu yến bạn nhỏ.
+ Hoa đã làm gì giúp bạn nhỏ??
– Các con có yêu cô giáo không?
– Sau khi đọc bài thơ này, chúng mình phải làm gì để thể hiện tình yêu và lòng quý trọng cô giáo?
* Giáo dục trẻ: chúng mình phải chăm ngoan, học giỏi, biết nghe lời cô giáo như vậy là các con đã thể hiện sự quý trọng của mình với cô giáo rồi đấy các con à. Ngày 8-3 không chỉ là ngày lễ của cô giáo mà còn là ngày lễ của bà, của mẹ, của chị nên chúng mình cần phải nghe lời mọi người các con nhớ chưa?
* Giải thích từ khó: “tơ hồng”, “xôn xao”
– Cô cho trẻ phát âm “tơ hồng” “tơ hồng”: Là loại cây có dây nhỏ, dài, có màu vàng thường sống nhờ vào những loài cây khác
– Cô cho trẻ phát âm: “xôn xao”
“Xôn xao”: ở đây tác giả nó bạn nhỏ cảm thấy xúc động khi nghĩ về cô giáo nên cảm giác xôn xao trong người.
* Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ.
– Cho cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lần.
Cô chú ý bao quát và sửa sai cho trẻ
– Cô cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân dưới nhiều hình thức
(Quá trình trẻ đọc, cô bao quát sửa sai giúp đỡ trẻ yếu)
– Cho 1 trẻ khá và 1 trẻ yếu lên đọc thơ
* Hoạt động 4: Trò chơi “Cắm hoa”
– Cô giới thiệu tên trò chơi: Cắm hoa
– Giớ thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 tổ, cô đã chuẩn bị cho mỗi tổ 1 lọ hoa và rất nhiều bông hoa, trong thời gian một bản nhạc các con hãy bật qua các vòng đrể lấy hoa lên cắm vào lọ, tổ nào cắm được nhiều bông hoa thì tổ đó sẽ chiến thắng.
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được cắm một bông hoa
– Cô cho trẻ chơi (1 lần)
Quá trình trẻ chơi cô bao quát, động viên trẻ chơi.
– Sau khi trẻ chơi, cô cho trẻ đếm số hoa của các tổ.
– Cô nhận xét tuyên dương trẻ
* Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ “Bó hoa tặng cô” và nhẹ nhàng đi ra ngoài