Bài Thơ Chú Bộ Đội Hành Quân Trong Mưa – Thơ Siêu Hay Cho Bé

Bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa là bài thơ nói về các chú bộ đội hành quân trong mưa dù gian nan, vất vả nhưng các chú vẫn ngày đêm hành quân ra mặt trận để bảo vệ Tổ quốc.

1. Lời bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa

Chú bộ đội hành quân trong mưa

Mưa rơi, mưa rơi
Lộp bộp, lộp bộp
Áo dù có ướt
Vẫn đi, vẫn đi.Đường ra mặt trận
Còn dài, còn dài
Cho dù mưa rơi
Chú vẫn đi tới.Chú đi trong đêm
Long lanh sao đỏ
Như ngọn đèn nhỏ
Soi đường hành quân.Mưa rơi, mưa rơi
Lộp bộp, lộp bộp
Áo dù có ướt
Vẫn đi, vẫn đi
Chân dồn dập bước.
Tác bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa: Vũ Thùy Linh
>>> Ba mẹ đọc thêm cho bé các bài thơ Bài Thơ Rong Và Cábài thơ Vườn cải. Các cô có thể tham khảo giáo án thơ chú bộ đội hành quân trong mưa ở dưới.

2. Giáo án bài thơ chú bộ đội hành quân trong mưa

2.1 Mục tiêu:

2.1.1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, tên tác giả “Vũ Thùy Hương” sáng tác.Đọc thuộc lời bài thơ.

– Hiểu nội dung bài thơ: “Nói về các chú bộ đội hành quân trong mưa dù gian nan, vất vả nhưng các chú vẫn ngày đêm hành quân ra mặt trận để bảo vệ Tổ quốc”.

– Biết nói lên cảm nhận của mình khi được làm những chú bộ đội hành quân

2.1.2. Kỹ năng:

– Rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc diễn cảm từ đầu đến cuối bài thơ, thể hiện được ngữ điệu, nhịp điệu của bài thơ.

– Phát triển vốn từ, khả năng ghi nhớ có chủ định ở trẻ.

– Phát triển ngôn ngữđọc, trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

2.1.3. Thái độ:

– Qua bài thơ góp phần giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội.

– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

2.2. Chuẩn bị:

– Đồ dùng của cô:

+  Máy chiếu, giáo án điện tử có hình ảnh minh họa bài thơ trên máy.

+  Nhạc bài hát: Chú bộ đội

+ Cô thuộc lời và đọc diễn cảm bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

+ Cô chuẩn bị 2 đường dích dắc, thảm cỏ, sỏi, bục thể dục.

– Đồ dùng của trẻ:

+ Trang phục bộ đội.

+ Trẻ thuộc lời bài thơ.

+ 4 bức tranh minh họa bài thơ

– Địa điểm: Trong lớp học

2.3. Tổ chức hoạt động:

1. HĐ1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

– Cô cho trẻ hát và vận động bài: “Chú bộ đội”. Trò chuyện về nội dung bài hát.

+ Chúng mình vừa hát bài hát nói về ai?

+ Trong BH miêu tả các chú bộ đội như thế nào?

+ Chúng mình có yêu quý các chú bộ đội không?

-Nhà thơ “Vũ Thùy Hương” cũng rất yêu quý các chú bộ đội nên đã viết tặng các chú một bài thơ, đó là bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

– Các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ nhé.

2. HĐ2: Nội dung:

* Đọc thơ cho trẻ nghe:

– Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ

Hỏi trẻ:

+ Chúng mình vừa nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Lần 2: Cô đọc kết hợp hình ành trên máy chiếu.

* Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:

+ Chúng mình vừa nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?

– Bài thơ nói về ai? chúng mình có biết các chú bộ đội đang đi đâu không?

– Các chú đi hành quân trong thời tiết như thế nào?

Cô trích dẫn: “Mưa rơi mưa rơi

Lộp bộp, lộp bộp

Áo dù có ướt

Vội đi vẫn đi”

– Mưa rơi “lộp bộp” là mưa như thế nào?

Cô khái quát: “Lộp bộp” là hạt mưa to rơi liên tiếp xuống mặt đất, cây cối, rơi lên mũ, áo chú bộ đội tạo ra tiếng kêu “lộp bộp” đấy. ( cho trẻ phát âm)

Mặc dù mưa làm to làm ướt cả quần áo nhưng các chú vẫn tiếp tục hành quân.

– Câu thơ nào miêu tả con đường ra mặt trận của chú bộ đội?

“Đường ra mặt trận

Còn dài còn dài

Cho dù mưa rơi

Chú vẫn đi tới”

– Khi hành quân trong đêm cái gì đã soi đường cho các chú bộ đội?

– Bạn nào đọc giúp cô câu thơ miêu tả về ngôi sao trên mũ chú bộ đội?

“Chú đi trong đêm

Long lanh sao đỏ

Như ngọn đèn nhỏ

Soi đường hành quân”

“Long lanh” là ánh sáng phản chiếu từ ngôi sao trên mũ của các chú bộ đội, ánh sáng đó giống như những ngọn đèn nhỏ soi đường cho các chú hành quân.

Cô cho trẻ đọc từ “long lanh”

– Những câu thơ cuốinói lên điều gì?

“ Mưa rơi mưa rơi

Áo dù có ướt

Vẫn đi vẫn đi

Chân dồn dập bước”

“Dồn dập” là tiếng bước chân nhanh và vội.

Mưa vẫn rơi nhưng các chú vẫn bước đi không ngừng nghỉ, các bước đi còn nhanh hơn, dồn dập hơn để nhanh chóng ra được chiến trường cứu nước.

– Qua bài thơ chúng mình học tập điều gì ở các chú bộ đội?

* Cô khái quát và giáo dục trẻ: Bài thơ đã ca ngợi tinh thần bền bỉ, không ngại khó khăn vất vả của các chú bộ đội, luôn hết lòng phục vụ đất nước. Chính vậy chúng mình phải luôn yêu thương, kính trọng và biết ơn các chú bộ đội, các con nhớ chưa? Các con cũng học tập các chú bộ đội luôn chăm chỉ học tập, nghe lời ông bà bố mẹ và cô giáo để trở thành những e bé ngoan.

– Cô đọc thơ lần 3 kết hợp các động tác minh họa

* Dạy trẻ đọc thơ:

– Cô cho cả lớp đọc thơ 2 lần.

– Từng tổ thể hiện

– Nhóm trẻ đọc thơ

– Cá nhân trẻ đọc

(Trong khi trẻ đọc thơ, cô chú ý quan sát và sửa sai kịp thời cho trẻ, giúp trẻ đọc đúng, đọc rõ lời, thể hiện tình cảm, nhịp điệu ngữ điệu của bài thơ)

* Trò chơi luyện tập:

-Đọc nối tiếp theo chỉ tay của cô: Cô chỉ tay về phía tổ nào tổ đó sẽ đọc, khi cô giơ cả 2 tay thì cả lớp đọc.

– Cho cả lớp đọc bài thơ theo thể đồng dao.

3. Củng cố:

– Cô cho trẻ đóng vai làm những chú bộ đội hành quân. Chia trẻ thành 2 đội.

Cô chuẩn bị cho hai đội, mỗi đội 1 con đường, để ra được mặt trận chúng ta phải vượt qua con đường rất ngoằn nghèo, trên con đường còn có rất nhiều sỏi đá, cây cỏ, có cả những tảng đá rất lớn. Khi đi các chú phải thật khéo léo mới vượt qua được đấy.

Nào chúng mình đã sẵn sàng chưa?

(Cô cho trẻ đi hành quân)

– Con có cảm nhận như thế nào khi đi hành quân?

* Cô khái quát:

Qua trải nghiệm vừa rồi chúng mình đã thấy rõ hơn về sự vất vả của các chú bộ đội, có các chú bộ đội chúng ta mới có tự do như hôm nay, vì vậy chúng mình càng phải biết ơn và kính trọng các chú bộ đội hơn nữa, các con nhớ chưa.

* Kết thúc:

Cho trẻ vừa hát vừa đi ra ngoài theo bài hát “cháu thương chú bộ đội”.

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

5/5 - (2 votes)

Check Also

Bài Thơ Đèn Đỏ Đèn Xanh – Lời Thơ và Giáo Án Tham Khảo

Bài thơ đèn đỏ đèn xanh là một trong những bài thơ về đèn giao …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *