Bài Thơ Những Con Mắt – Lời Bài thơ Chi Tiết Và Giáo Án Tham Khảo

Bài thơ những con mắt mầm non nhà trẻ cung cấp rất nhiều kiến thức thân thuộc và bổ ích cho bé. Dưới đây là nội dung bài thơ cũng như giáo án tham khảo.

1. Lời bài thơ những con mắt

                 Bài thơ những con mắt

Lúng liếng trên cây

Muôn ngàn mắt lá

Chân có mắt cá

Chân có mắt cá

Để dò đường đi

Muốn biết cái gì

Phải nhờ mắt lưới

Mắt bão hay thổi

Chả ai chơi cùng

Đứng xếp thành hàng

Mắt tre, mắt nứa

Còn cái ô cửa

Là mắt ngôi nhà

Mắt của người già

Thường hay đeo kính

Bé ngồi nhẩm tính

Còn thiếu mắt sao

Tít tận trời cao

Suốt đêm nhấp nháy

Tìm mãi chả thấy

Mắt mình ở đâu

Cái gương ngó vào

Long lanh mắt bé

Trên đây là nội dung bài thơ Những Con Mắt. Các phụ huynh có thể tham khảo thêm các bài thơ khác như  Bài thơ lời chào hay Bài thơ Rong và Cá lứa tuổi mầm non

2. Giáo án bài thơ những con mắt 

2.1. Mục tiêu cần đạt

a. Kiến thức:

– Trẻ biết tên bài thơ Những con mắt, của trường Mn Hải Châu TP Đà Nẵng

– Trẻ thuộc bài thơ, trẻ hiểu nội dung bài thơ nói về mọi vật xung quanh đều có thể biết và nhìn thấy được nhờ có mắt

b. Kỹ năng:

– Biết đọc thơ diễn cảm cùng cô

– Trả lời câu hỏi rõ ràng

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

c. Thái độ:

– Qua bài thơ trẻ biết tầm quan trọng của các bộ phận trên cơ thể và biết giữ gìn vệ sinh  sạch sẽ

2.2. Chuẩn bị:

– Hình ảnh theo nội dung truyện, máy tính.

– Câu hỏi đàm thoại theo nội dung.

2.3. Tổ chức hoạt động:

 

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú

– Cho cả lớp hát và vận động ‘‘đôi mắt tinh’’

+ Các con vừa hát bài gì?

+ Bài hát nhắc tới bộ phận nào của cơ thể?

– Mắt giúp chúng mình làm gì?

– Các con cần làm gì để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của chúng mình?

* Dạy trẻ bài thơ “những con mắt”

– Cô biết có 1 bài thơ cũng nói về rất nhiều những con mắt không biết bài thơ nói về những con mắt gì? Muốn biết đó là những con mắt nào chúng mình hãy lắng nghe bài thơ “ những con mắt»

– Cô đọc lần 1 : đọc diễn cảm

+ Cô vừa đọc bài thơ gì?

+ Do ai sáng tác?

+ Các con thấy bài thơ có hay không?

– Các con có muốn nghe cô đọc lại một lần nữa không?

– Cô đọc lần 2: đọc với tranh minh họa( vi tính)

* Trích dẫn đàm thoại

– Tên bài thơ là gì?

– Bài thơ nhắc đến bao nhiêu con mắt?

– Lúng liếng trên cây là mắt gì các con?

– Cô giải thích mắt lá là mắt của mầm lá trên cành cây từ các mắt lá sẽ mọc lên những chiếc lá non xanh gọi là mắt lá.

– Chân có mắt cá để làm gì nhỉ?

– Chúng mình biết mắt cá chân ở đâu không? Cô giới thiệu cho trẻ mắt cá chân, mắt cá ở phía ngoài được ví như đôi mắt để giúp đôi chân dò đường đi đúng không.

“Lúng liếng trên cây muôn vàn mắt lá.

Chân có mắt cá để dò đường đi.”

– Muốn biết cái gì thì cần mắt gì các con?

+ Mắt lưới là các lỗ nhỏ được tạo thành bởi các sợi dây đan vào nhau để giữ được tôm, cua cá…

– Vì sao mà không ai chơi cùng mắt bão?

Đúng rồi đấy các con ạ!

“Muốn biết cái gì phải nhờ mắt lưới.

Mắt bão hay thổi chẳng ai chơi cùng.”

– Mắt bão được hình thành bởi các cơn bão và trung tâm của bão gọi là mắt bão là nơi cơn bão hoạt động mạnh nhất.

– Trong bài thơ còn có mắt gì nữa?

“ đứng xếp thành hàng

Mắt tre mắt nứa”

– cây trẻ cây nứa thẳng nên các mắt tre mắt nứa cũng thẳng hàng nhau mỗi một mắt lại chồi ra một cành một lá.

– Mắt ngôi nhà là cái gì?

– Ô cửa giúp cho ngôi nhà chúng ta có ánh sáng lưu thông không khí

– Người già thường phải đeo gì?

– Người già mắt kém nên phải đeo kính để nhìn cho rõ

– Trên bầu trời có mắt gì?

– Buổi tối trên bầu trời có sao chiếu sáng giống như những con mắt của bầu trời

“ Bé ngồi nhẩm tính…long lanh mắt bé:

– Nếu không soi gương thì chúng mình có tự nhìn thấy mắt của mình được không?

* Giáo dục trẻ: mỗi một đồ vật, bộ phận có ý nghĩa tác dụng

* Dạy trẻ đọc thuộc thơ.

– Các con có muốn đọc thuộc bài thơ “ Những con mắt không? Cô dạy trẻ từng câu cho đến hết

– Cô đọc cùng trẻ 2 – 3 lần.

– Cô cho trẻ đọc thơ theo hình thức cả lớp – tổ – nhóm – cá nhân.

– Khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ phát âm, khen và động viên trẻ kịp thời.

– Cả lớp đọc lần cuối.

* Trò chơi ai giỏi hơn

– Trẻ vừa đi vừa đọc bài thơ những con mắt, khi nghe thấy hiệu lệnh thì trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô( ví dụ như tai xinh tai xinh, thì trẻ chỉ vào tai mình)

– Luật chơi; nêu trẻ nào chỉ sai sẽ phải hát tặng các bạn 1 bài hát trong chủ đề

+ Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lượt

– Nhận xét khen trẻ

* Kết thúc

– Cô nhận xét tiết học và khen trẻ

– Chuyển sang hoạt động khác

 

– Trẻ hát và vận động

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ trả lời

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Trẻ đọc theo cô

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ chơi

 

– Trẻ nghe cô nhận xét

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

Rate this post

Check Also

Bài Thơ Làm Quen Chữ Số Lứa Tuổi Nhà Trẻ - Nội Dung Chi Tiết

Bài Thơ Làm Quen Chữ Số Lứa Tuổi Nhà Trẻ – Nội Dung Chi Tiết

Bài thơ làm quen chữ số là một bài thơ hay giúp bé học từ …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *