Bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế từ WHO
Tuổi thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gam) | |
Tuần 8 | 1.6 | 1 | |
Tuần 9 | 2.3 | 2 | |
Tuần 10 | 3.1 | 4 | |
Tuần 11 | 4.1 | 45 | |
Tuần 12 | 5.4 | 58 | |
Tuần 13 | 6.7 | 73 | |
Tuần 14 | 14.7 | 93 | |
Tuần 15 | 16.7 | 117 | |
Tuần 16 | 18.6 | 146 | |
Tuần 17 | 20.4 | 181 | |
Tuần 18 | 22.2 | 222 | |
Tuần 19 | 24.0 | 272 | |
Tuần 20 | 25.7 | 330 | |
Tuần 21 | 27.4 | 400 | |
Tuần 22 | 29 | 476 | |
Tuần 23 | 30.6 | 565 | |
Tuần 24 | 32.2 | 665 | |
Tuần 25 | 33.7 | 756 | |
Tuần 26 | 35.1 | 900 | |
Tuần 27 | 36.6 | 1000 | |
Tuần 28 | 37.6 | 1100 | |
Tuần 29 | 39.3 | 1239 | |
Tuần 30 | 40.5 | 1.396 | |
Tuần 31 | 41.8 | 1.568 | |
Tuần 32 | 43.0 | 1.755 | |
Tuần 33 | 44.1 | 2000 | |
Tuần 34 | 45.3 | 2200 | |
Tuần 35 | 46.3 | 2.378 | |
Tuần 36 | 47.3 | 2.600 | |
Tuần 37 | 48.3 | 2.800 | |
Tuần 38 | 49.3 | 3.000 | |
Tuần 39 | 50.1 | 3.186 | |
Tuần 40 | 51.0 | 3.338 | |
Tuần 41 | 51.5 | 3.600 | |
Tuần 42 | 51.7 | 3.700 |
Bảng cân nặng thai nhi được đo theo chiều ngang, ví dụ: cân nặng thai nhi ở tuần 33 là 2kg và dài 44.1 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.2kg và chiều dài là 45.3cm.
Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.
Trên đây là bảng cân nặng trung bình theo tuần của thai nhi. Cân nặng của mỗi em bé là không giống nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Di truyền
Cân nặng hay sự phát triển của thai nhi có liên quan tới cân nặng, chiều cao của bố mẹ. Gen di truyền từ bố hoặc mẹ có thể quyết định đến số cân nặng thai nhi trong bụng mẹ.
– Tuổi của mẹ
Nhiều bằng chứng cho thấy những bà mẹ trẻ tuổi (dưới 18 tuổi) có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp đôi so với phụ nữ trưởng thành (trên 20 tuổi).
Cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần
– Thời gian mang thai
Tuổi thai mà em bé được sinh ra cũng có thể có tác động lớn đến cân nặng. Chẳng hạn như một đứa trẻ sinh ra ở tuần thứ 32 sẽ nhẹ hơn một đứa trẻ được sinh ra ở tuần thứ 40.
Trẻ sơ sinh thường tăng cân trong giai đoạn sau của thai kỳ. Do đó, nếu trẻ sinh non thì trẻ sẽ chưa phát triển hoàn thiện trong bụng mẹ và có thể sẽ nhỏ hơn trẻ sinh đủ tháng hoặc đủ tháng.
– Thói quen của mẹ
Nếu mẹ bầu có thói quen thiếu lành mạnh như hút thuốc, uống rượu khi mang thai thì có thể làm giảm cân nặng khi chào đời của em bé. Ngoài ra, một số loại thuốc có tác động tiêu cực đến trọng lượng sơ sinh của em bé.
– Giới tính thai nhi
Thai nhi là bé trai thường có cân nặng nhiều hơn là bé gái, tuy nhiên sự chênh lệch cân nặng này không đáng kể.
- Truyện Cho Bé 1 Tuổi – 4 Truyện Bố Mẹ Nên Kể Cho Bé Mỗi Đêm
- Truyện Cho Bé 2 Tuổi – 4 Truyện Siêu Hay Mà Các Mẹ Nên Kể Cho Bé.
Số đo cân nặng thai nhi theo tuần vượt chuẩn thì sao?
Cân nặng thai nhi theo tuần vượt chuẩn rất đáng lo ngại, những em bé gặp phải vấn đề thường được dự báo cân nặng sơ sinh có thể lên tới 4 kg. Khi thai nhi quá lớn có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và con như:
– Với người mẹ:
Khi mẹ mang thai quá lớn sẽ gặp phải các vấn đề trong quá trình sinh nở như: rách trầm trọng tầng sinh môn, gây chảy máu nghiêm trọng khi chuyển dạ, vỡ tử cung…
– Với trẻ sơ sinh:
Với thai nhi có cân nặng vượt quá mức cho phép, khi trẻ chào đời sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ như: béo phì ở trẻ sơ sinh, mắc phải các hội chứng chuyển hóa (huyết áp tăng, lượng đường trong máu cao, mỡ máu cao và mức cholesterol bất thường).
Do vậy, khi được dự báo trước số cân nặng thai nhi vượt mức cho phép thì mẹ cần áp dụng một số biện pháp điều xử lý như sau:
– Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quyết định rất lớn tới mức cân nặng của thai nhi. Khi phát hiện thai nhi đang có cân nặng lớn, mẹ cần hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm giàu chất béo hoặc đường. Thay vào đó, mẹ nên tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây ăn chứa ít đường nhé.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quyết định rất lớn đến cân nặng thai nhi
– Theo dõi cân nặng mẹ bầu thường xuyên:
Tăng cân khỏe mạnh khi mang thai thường là từ 11 đến 16 kg. Phụ nữ tăng cân quá mức khi mang thai sẽ khiến thai nhi phát triển to quá mức, vì vậy mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng của mình để sớm phát hiện tình trạng thừa cân, béo phì khi mang bầu.
– Kiểm soát lượng đường máu:
Nếu mẹ bị tiểu đường trước khi mang thai hoặc mắc phải tiểu đường thai kỳ thì cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường máu. Điều này sẽ giúp mẹ hạn chế biến chứng nguy hiểm sau sinh hoặc phòng ngừa tai biến khi thai nhi quá lớn.
– Hoạt động thể chất thường xuyên
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong thai kỳ mẹ nên tăng cường các hoạt động thể chất để hạn chế tình trạng cân nặng thai nhi vượt quá mức. Ngoài ra, vận động thường xuyên còn giúp đẩy nhanh lưu thông tuần hoàn máu, giúp mẹ thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng trong quá trình mang thai.
Chỉ số cân nặng thai nhi qua các tuần bị nhẹ cân có sao không?
Thai nhi nhẹ cân có nguy cơ khi sinh ra đời với mức cân nặng dưới 2.5 kg. Khi đó em bé dễ gặp phải các vấn đề bất thường như: tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng trong thai kỳ hoặc khi chào đời, sinh nhẹ cân.
Ngoài ra, khi em bé chào đời thường gặp các biến chứng như: khó tăng cân, suy hô hấp, vàng da hoặc vàng mắt, kém phát triển về thể chất và trí tuệ. Trẻ sơ sinh bị nhẹ cân thường có hệ miễn dịch yếu dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc nhiễm trùng.
Nguyên nhân của tình trạng thai nhi thiếu cân được cho là liên quan tới một số yếu tố như: mẹ bầu không tăng đủ cân trong quá trình mang thai, sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích, tuổi mẹ dưới 17 hoặc trên 35 tuổi, lần mang thai trước sinh con nhẹ cân…
Trẻ sơ sinh nhẹ cân thường có hệ miễn dịch yếu
Để giải quyết tình trạng thai nhi bị nhẹ cần, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như:
– Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thai kỳ
Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên lựa chọn thực phẩm đa dạng cho thực đơn ăn uống của mình, chẳng hạn như: thịt cá, rau xanh, trứng sữa, hoa quả tươi.
Một số dưỡng chất thiết yếu khác cũng cần được bổ sung đầy đủ trong thai kỳ như: sắt, axit folic, kẽm, canxi, omega-3…
Ngoài ra, mẹ hãy theo dõi sự tăng cân trong thai kỳ để đảm bảo thai nhi không bị nhẹ cân so với mức cho phép.
– Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya… có tác động tiêu cực tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mẹ cần tránh những thói quen không tốt này.
Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần chú ý tăng cường nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc để thai nhi phát triển cân nặng đầy đủ. Những bà mẹ thiếu ngủ hoặc mất ngủ sẽ khiến cho thai nhi không có sự phát triển hoàn thiện, bị nhẹ cân hơn so với bình thường.
Nếu quá bận rộn, mẹ bầu hãy nhờ tới sự giúp đỡ của mọi người xung quanh để chăm sóc tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức cho mẹ bầu. Cân nặng thai nhi vượt chuẩn hoặc bị nhẹ cân đều ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển sau này, vì vậy mẹ nên thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời điều chỉnh nhé.
=>>Xem thêm: 7 Truyện Thai Giáo Cho Bé Trong Bụng Mẹ Được Các Mẹ Kể Nhiều Nhất.