Bé mút tay hay bú tay là một trong những phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh mút tay bắt đầu bằng việc bú ngón cái hoặc những ngón tay khác từ khi chúng còn ở trong bụng mẹ.
- 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm
- 7 Kiểu Ông Bố Làm Hại Cuộc Đời Con Mà Bố Nào Cũng Có Thể Mắc Phải
- 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết.
1. Trẻ sơ sinh mút tay có tốt không
Trẻ có thể mút ngón tay, ngậm ti giả hoặc các vật khác nhưng tất cả đều là phản xạ bú mút. Lúc trẻ ngậm mút tay sẽ kích thích não trẻ sản xuất ra chất endophin (chất giảm đau nội sinh), giúp cơ thể trẻ được thư giãn, thoải mái, an toàn và tạo cho trẻ cảm giác thích thú, tương tự như khi trẻ đang được ăn những món ăn mà trẻ yêu thích.
Vì thế, trẻ thường mút ngón tay khi mệt mỏi, sợ hãi, lo lắng, buồn bã, ốm, cố gắng đương đầu với thử thách như khi bị tách rời khỏi bố mẹ, khó ngủ… Một số phương pháp luyện ngủ khuyến khích bố mẹ cho con tự mút ngón tay để ngủ như một cách để tự trấn an bản thân, tự đưa mình vào giấc ngủ.
Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng đầu tiên phản xạ bé mút tay giảm dần. Khoảng 70 – 90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái, nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ việc ngậm mút tay lúc được 3-5 tuổi. Khoảng 15% vẫn tiếp tục ngậm mút tay cho đến 4 tuổi.
2. Trẻ mút tay có ảnh hưởng gì không
Vấn đề bố mẹ lo lắng nhất khi bé mút tay là ảnh hưởng đến răng miệng của bé. Tuy nhiên, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì cho rằng hầu hết trẻ có thể mút tay an toàn mà không làm hại răng hay lợi cho đến khi xuất hiện răng vĩnh viễn (răng vĩnh viễn thường mọc lúc trẻ khoảng 6 tuổi).
Nhưng từ 4-6 tuổi thì có nguy cơ ảnh hưởng khiến xương hàm trên bị hô, răng giữa hai hàm bị hở. Nếu sau 6 tuổi mà bé vẫn chưa mút tay thì phải can thiệp để bé bỏ thói quen này. Trường hợp nhẹ thì khi bỏ thói quen này, răng 2 hàm sẽ về lại vị trí bình thường. Trường hợp nặng thì cần can thiệp chỉnh răng.
Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch sẽ là yếu tố thuận lợi làm cho trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay – miệng như: bệnh tay chân miệng, bệnh cúm, bệnh thủy đậu, nhiễm giun và đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh tay bé sạch sẽ để khi bé mút tay cũng giảm các nguy cơ gây bệnh.
Ngoài ra, việc mút tay thường xuyên của trẻ có thể khiến vùng da tay bị kích ứng, mẩn đỏ. Bố mẹ nên thường xuyên lau sạch, bôi kem dưỡng ẩm vào ban đêm cho bé (vì ban ngày bé sẽ mút tay). Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn hoặc bú nên sau khi bé ăn, bố mẹ nên phân tán sự chú ý của bé, khiến bé bận rộn để khỏi mút tay.
3. Các mẹo giúp bé hết mút tay
Bản chất mút tay là do bé cần cảm giác an toàn, thoải mái, vui vẻ. Vì vậy, bố mẹ đừng cố ép buộc bé bỏ mút tay, việc này sẽ có hại hơn là có lợi. Nhiều khi các bé mút tay do vô thức nhưng việc nhắc nhở, ép buộc của bố mẹ sẽ khiến bé nhận ra việc này và chủ động mút tay hơn. Vì thế, bố mẹ hãy kiên nhẫn chờđợi một chút. Trẻ sơ sinh khi đói thì sẽ mút tay nhưng trẻ lớn thì có thể biết kêu đói và chủ động mở tủ lạnh tìm thức ăn.
Các mẹo thường được dùng:
- Cách tốt nhất để giúp bé bỏ thỏi quen này là trong khoảng từ 6 tháng trở đi, bố mẹ hãy chơi với con thật nhiều, dành cho con thật nhiều thời gian và sự quan tâm để đôi tay bé luôn bận rộn, tâm trạng thường vui vẻ, thoải mái thì tự nhiên bé sẽ không tìm đến mút tay như là một cách để thư giãn nữa.
- Cho bé bú mẹ và ăn dặm khi đã tròn 6 tháng: Năm 1977, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ bú bình có xu hướng mút ngón tay nhiều hơn trẻ bú mẹ và trẻ càng ăn dặm muốn thì càng ít mút tay hơn trẻ ăn dặm sớm, trẻ cho bú theo cữ mút ngón tay nhiều hơn trẻ được cho bú theo nhu cầu. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ theo nhu cầu và ăn dặm khi bé đã tròn 6 tháng cũng đã giúp góp phần giảm thói quen mút tay ở trẻ để trẻ không tìm đến mút tay để có cảm giác như ti mẹ nữa..
- Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay. Trò chơi hợp lí nhất là những trò yêu cầu bé phải sử dụng cả đôi tay để cầm nắm, vận động và quên đi việc mút tay.
- Giải thích rõ ràng cho bé lí do vì sao không nên mút tay: Trẻ con có thể hiểu được rất nhiều điều bố mẹ nói, vì thế, hãy giải thích rõ ràng cho bé mút tay sẽ gây ảnh hưởng xấu đến răng bé như thế nào. Thi thoảng khi bé mút tay, bố mẹ hãy giải thích lại nguyên nhân, nhẹ nhàng và kiên nhẫn để giúp bé chủ động bỏ thói quen này nhé!
Những biện pháp mạnh khi con nghiện mút tay
Nếu bé quá nghiện mút tay hoặc bé vẫn mút sau 4 tuổi, bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp để trẻ dần từ bỏ thói quen này.
- Dùng băng dán: nếu bé quá nghiện mút tay và những cách trên không hiệu quả, bố mẹ có thể thử biện pháp này mặc dù sẽ khiến bé hơi khó chịu một chút.
- Găng tay chuyên dụng: Là loại găng tay chỉ bịt ngón cái, các ngón khác bé có thể sử dụng bình thương. Loại găng tay này chưa bán ở Việt Nam nhưng bố mẹ có thể tự làm cho bé bằng một ít vải vụn hoặc sử dụng găng tay len cũ để chế thành găng tay cho ngón cái.
- Cho bé đi khám để nha sĩ khuyên bé: có rất nhiều việc bố mẹ nói chưa chắc bé đã tin nhưng được nghe ͞những người có chuyên môn͟ như nha sĩ nói, có thể bé sẽ tin tưởng. Vì thế, bố mẹ có thể chọn một bác sĩ quen và nhờ bác sĩ giải thích rõ ràng, khoa học, không dọa dẫm bé.
4. Kết luận
– Nếu trước 4 tuổi, bố mẹ không nên căng thẳng về việc mút tay của bé, hãy cố gắng phân tán sự chú ý và thỏa mãn nhu cầu ăn uống, tâm lí của trẻ để trẻ tự động hạn chế mút tay
– Sau 4 tuổi, bố mẹ nên bắt đầu can thiệp nếu bé vẫn nghiện mút tay nhưng không nên thô bạo và ép buộc. Việc mút tay trước 6 tuổi ko ảnh hưởng đến răng miệng trong khi ăn vặt và không đánh răng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Bố mẹ hãy tập trung vào việc đánh răng cho bé và hạn chế đồ ngọt cho con hơn là ép bé bỏ mút tay.
>>>> Bố mẹ xem thêm: 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2