Hiện tượng bé bị méo đầu thông thường xảy ra trong những tháng đầu đời nên mẹ không phát hiện và điều chỉnh kịp thời. Vậy mẹ đã nhận biết dấu hiệu bé có khả năng bị méo đầu chưa? Cần nắm các cách nắn đầu cho trẻ sơ sinh như thế nào? Dưới đây là những cách chữa méo đầu cho trẻ 3 tháng tuổi trở đi mẹ nên biết.
Các Nội Dung Chính
Tìm hiểu nguyên nhân bé bị méo đầu
Bé thiếu tháng thường dễ mắc hội chứng đầu phẳng (lệch đầu hay méo đầu) hơn bé sinh đủ tháng. Lý do là vì bé thiếu tháng có phần đầu non nớt hơn, cộng thêm việc bé thường nằm yên một chỗ trong lồng ấp dẫn đến tình trạng một bên đầu bị phẳng hơn so với bên còn lại, gây ra méo đầu.
Bé cũng có thể không may gặp phải điều này khi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Lúc này, vùng xương chậu của mẹ có thể chèn lên đầu bé gây méo, hoặc do mẹ sinh đôi, sinh ba, các bé phải nằm sát nhau, do đó đầu của bé dễ dàng chịu áp lực từ bé bên cạnh.
Khi được sinh ra, bé duy trì thói quen ngủ quay về một bên. Điều này có thể hiểu được do bé cảm thấy an toàn, thoải mái khi ngủ quay về bên đó. Nhưng về lâu về dài, áp lực này sẽ tạo ra một bề mặt phẳng lên nửa hộp sọ, gây ra tình trạng bẹp đầu.
Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do cơ cổ của bé sơ sinh dễ bị căng dẫn đến bé khó quay đầu, bé thường giữ nguyên tư thế không những khiến bé khó chịu mà còn gây mất thẩm mỹ cho vùng đầu của bé sau này.
Trẻ sơ sinh méo đầu có đáng ngại không? Trẻ sơ sinh méo đầu có tròn lại được không?
Nhiều người thắc mắc trẻ 3 tháng bị méo đầu có tròn lại được không, trẻ sơ sinh bị méo đầu lớn có hết không hay trẻ sơ sinh bị méo đầu có sao không? Hiện tượng trẻ sơ sinh bị méo đầu do tư thế sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé sau này. Bên đầu bị móp có liên quan đến áp lực tác động đến phần đầu bên đó nhưng lại không gây tổn hại gì đến não bộ, vì thế không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bạn đừng quá lo lắng về hình dáng đầu trẻ khi con vẫn phát triển bình thường. Vậy, trẻ bị méo đầu có tròn lại được không hay trẻ bị bẹp đầu có tròn lại được không? Trong vài tháng đầu sau sinh, việc giữ tư thế đầu và cổ thích hợp sẽ giúp phân bố đều lực tác động lên sọ não trẻ và đầu bé sẽ tròn hơn. Cụ thể, khi trẻ từ 6-8 tháng tuổi, đây là giai đoạn trẻ có thể ngồi vững và hạn chế thời gian nằm. Đồng thời, hộp sọ của bé cũng sẽ tự thay đổi khi trẻ được 6 tháng tuổi và tiếp tục biến đổi dần dần sau đó. .
7 cách chữa méo đầu cho trẻ 3 tháng tuổi
Thường xuyên thay đổi tư thế ngủ
Khi đặt bé xuống giường, mẹ nên đặt lưng của bé xuống trước sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Tuy thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ, nhưng nó khiến phía sau đầu bé trở nên phẳng (bị móp đầu). Nên thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách nắn lại đầu, cho bé nằm nghiêng hoặc kê đầu lên gối lõm, không nên sử dụng dụng cụ định vị đầu và người bé vì rất dễ dẫn đến đột tử. Trẻ sơ sinh chỉ nên gối đầu bằng chiếc khăn dày chừng 1-2cm hoặc các loại gối lõm để tránh bị méo đầu.
Thay đổi bên khi cho bé bú
Khi mẹ cho bé bú sữa, mẹ nên đổi bên sau khi bé đã bú hết sữa một bên bằng cách thay đổi tay bế và quay người trẻ ngược lại để cho trẻ ti sữa từ bầu ngực bên kia. Việc này không chỉ giúp ngực mẹ không bị lệch mà còn giúp hạn chế tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh.
Bế trẻ thường xuyên
Khi trẻ sơ sinh đang thức hoặc vui chơi, cha mẹ nên bế bé trên tay để giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu bé do việc phải nằm nôi quá lâu.
Chú ý khi địu bé trên lưng hoặc ngồi ghế trẻ sơ sinh
Do các em bé thường chỉ chọn một phía để nghiêng đầu tựa vào, chỉ ngả một bên khi ngồi càng khiến trẻ sơ sinh bị méo đầu nhiều hơn. Cha mẹ nên chú ý chỉnh sửa lại tư thế cho trẻ thường xuyên. Nếu bé chỉ nghiêng về bên, có thể sửa bằng cách lấy khăn hoặc các vật dụng mềm (gối, mền…) chèn vào phía bé thường hướng đầu về. Việc làm này buộc bé phải nghiêng về hướng khác, giúp đầu bé luôn tròn.
Cho trẻ nằm sấp
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho trẻ nằm sấp lên ngực mẹ để ti sữa trong thời gian ngắn, thực hiện tư thế này khi cho bé bú nhiều lần trong ngày sẽ giúp bé phát triển cơ bắp tốt hơn và giảm áp lực lên sọ não. Không nên cho trẻ tự nằm sấp mà không có mẹ bên cạnh vì rất dễ khiến trẻ ngạt thở.
Xoa đầu nhẹ nhàng
Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ sơ sinh để đầu bé được đầy đặn, tránh xoa quá mạnh có thể ảnh hưởng đến não bé. Có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn các động tác xoa nắn thích hợp cho bé nhất.
Khám bác sĩ
Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh bị méo đầu nghiêm trọng, cha mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét và nếu cần thiết sẽ gửi trẻ đến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc thẩm mỹ để giúp cải thiện tình trạng này.
Dùng gối chống méo đầu
2 Loại gối chống méo đầu phổ biến nhất
Gối lõm
Gối lõm là loại gối mà ở giữa hoặc phần trung tâm của gối lõm xuống. Gối lõm chống méo đầu là vì phần lõm sẽ cố định đầu của trẻ và giúp trẻ nằm đúng tư thế và vị trí.
![Gối cho trẻ sơ sinh - gối lõm chống méo đầu](https://i0.wp.com/nuoicondung.com/wp-content/uploads/2022/07/all1.jpeg?resize=320%2C320&ssl=1)
Các mẹ có thể xem thêm về loại gối lõm tại đây: Gối Cho Trẻ Sơ Sinh – Gối Lõm Chống Méo Đầu Cho Bé
Gối định hình có thanh điều chỉnh
Đây là loại gối mà hai bên cạnh sẽ có 2 thanh điều chỉnh (bằng vải) ba mẹ khi lắp gối sẽ điều chỉnh các thanh này sao cho phù hợp với kích cỡ đầu của trẻ.
![Gối chống bẹp đầu có thanh điều chỉnh](https://i0.wp.com/nuoicondung.com/wp-content/uploads/2022/07/18456393410_1676247301.jpeg?resize=600%2C505&ssl=1)
Ba mẹ có thể xem thêm về loại gối này tại đây: Gối Định Hình Đầu Cho Trẻ Sơ Sinh – Công Dụng Chống Bẹp Đầu Cho Trẻ 0-24 Tháng Tuổi