Để dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh các phụ huynh lưu ý một số thông tin quan trọng và cần có phương pháp dạy phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn phụ huynh trong cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh và các phương pháp phù hợp.
Các Nội Dung Chính
1. Những lưu ý trong cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh
Trước khi đến với những phương pháp ở các phần tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu những yêu cầu cơ bản trong cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh.
1.1 Giúp con hiểu bản chất của con số và phép cộng – trừ
Hãy tạo cho trẻ những cảm giác thật mạnh mẽ về các con số và hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm các phép tính cộng, trừ… Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm phổ biến và khá hiệu quả là: trước khi dạy phép tính, ít nhất trẻ cần phân biệt được độ lớn của các con số, có thể so sánh lớn – bé giữa hai số với nhau và hiểu được phép cộng là thêm vào, còn phép trừ là lấy ra bớt.
Vấn đề này tuy rất đơn giản nhưng có thể sẽ gây khó khăn cho không ít bé. Bé yêu của bạn cần phải nhớ nằm lòng thứ tự các con số trong phạm vi 10. Sau đó, bạn có thể gợi ý cho bé phân biệt lớn – bé bằng cách: xem số nào nằm trước trong dãy là số bé hơn số kia và ngược lại. Ý nghĩa của phép cộng – trừ là thêm vào hay bớt ra, bạn có thể đưa nhiều ví dụ gần gũi như: con có 1 quả cam, mẹ cho con thêm 1 quả cam nữa thì con có mấy quả cam?
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nên được bắt đầu bằng việc hiểu rõ các khái niệm như trên. Bởi, nếu không hiểu được bản chất của con số và phép tính thì chắc chắn con bạn không thể tính toán được, dĩ nhiên sẽ không thể tính nhẩm.
Không những thế, bạn có thể rèn luyện và tạo cảm xúc cho trẻ với các con số bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ như bạn có thể hỏi trẻ như: có bao nhiêu cách khác nhau để tạo ra số 8. Các em có thể trả lời rằng gồm các cặp số: 0 và 8, 1 và 7, 2 và 6, 3 và 5… Chính cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm này sẽ giúp trẻ phát sinh sự hiểu biết thực tế, từ đó dần dần tới các ví dụ trừu tượng khác được.
1.2 Dạy trẻ đếm cách hai đơn vị
Khi áp dụng cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm, bạn hãy cho trẻ tập đếm 2, 4, 6, 8, 10… Những tập hợp số tăng dần này giúp trẻ hiểu về việc cộng thêm thì sẽ bỏ qua số tiếp theo còn trừ đi sẽ cho số trước đó. Dần dần, bạn tăng cấp độ lên và có thể cho bé đếm cách 5 số như 5, 10, 15… Đây là cách đếm rất dễ nhớ, dễ thực hiện đối với trẻ.
Đến một lúc nào đó con bạn hiểu được quy luật tạo ra con số, phụ huynh có thể nâng dần phạm vi lên. Thông thường, những trẻ em 6 tuổi thông minh có khả năng đếm được đến 100.
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp đếm cách đơn vị có thể được rèn luyện thông qua trò chơi “năm mười”. Có thể những trẻ đếm được năm mười giỏi là do ghi nhớ nhưng việc ghi nhớ này cũng giúp ích rất nhiều cho phản xạ về con số khi học các phép tính cộng – trừ.
1.3 Sử dụng dụng cụ hoặc câu chuyện để làm toán
Sử dụng ngón tay hay các vật liệu khác như bút, que tính… để dạy trẻ làm các phép tính cộng, trừ. Khi bé đã quen và nhớ cách tính, hãy dạy trẻ thêm cách tưởng tượng với những bài toán mang tính trừu tượng hơn như: có 6 con gà đang ăn trong sân, một con chạy ra chỗ khác, bạn hãy hỏi xem trẻ tưởng tượng còn mấy con?
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm với những ví dụ gàn gũi và dễ hiểu như thế này sẽ giúp con yêu nhanh chóng tiếp thu được vấn đề và không bị nhàm chán. Phụ huynh cũng có thể đưa những hình ảnh mà con yêu thích nhất để tạo thêm sự hứng thú. Chẳng hạn như, con gái của bạn thích búp bê thì nên làm các phép tính như: con đang có 2 con búp bê, nếu mẹ mua thêm 1 con nữa thì con có mấy con búp bê?
1.4. Đố nhanh đơn giản
Đố nhanh là một trong những cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm vừa vui vừa hiệu quả. Bạn có thể kết hợp các trò chơi đơn giản hay những câu đố nhanh về cộng trừ đơn giản cho trẻ như: 2+3 bằng mấy? 1 + 6 bằng mấy? Hay các câu đố vui: một con gà có 2 chân, vậy 3 con gà có mấy chân?
Phụ huynh nên chọn lựa độ khó cho phép tính vừa sức của trẻ, vì trong thời gian nhanh không thể yêu cầu quá cao trẻ phải tư duy nhiều. Khó khăn quá sẽ khiến bé yêu của bạn dễ nản chí. Những câu hỏi dễ, chủ yếu dựa vào trí nhớ giúp cho trẻ thấy thư giãn, thoải mái vì mình có thể vượt qua một cách đơn giản. Những trò chơi như thế này chủ yếu giúp bé củng cố trí nhớ, rèn phản xạ và thư giãn chứ không nên đánh đố.
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nêu trên vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa có hiệu quả khá cao vì phù hợp với tâm lý của các bé độ tuổi này. Tuy nhiên, tuỳ vào khả năng và tính cách của con yêu mà cha mẹ có thể ứng biến linh hoạt để giúp trẻ học tính nhẩm một cách thoải mái nhất.
2. Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh theo phương pháp Finger Math
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm vô cùng nhanh gọn theo cách của người Nhật dưới đây sẽ giúp con bạn học Toán thật dễ dàng. Vì thế, mẹ còn ngần ngại gì nữa mà không cùng bé cưng áp dụng ngay!
Như mẹ đã biết, Toán là môn học quan trọng giúp các thiên thần nhỏ phát triển trí thông minh và suy nghĩ logic. Học toán giỏi ngay từ lớp bé là bí quyết hữu hiệu trong việc trang bị cho trẻ Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng hướng dẫn môn học này cho bé thông qua lí thuyết khô khan, con có thể cảm thấy nhàm chán, từ đó không còn hứng thú với Toán. Vì thế, các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay đã áp dụng phương pháp học toán mới mang tên phương pháp Finger Math.
2.1 Tìm hiểu về phương pháp Finger Math
Nói một cách đơn giản, Finger Math là phương pháp học toán tư duy thông qua cách tính nhẩm bằng hai bàn tay. Trong khi đó, với phương pháp học toán truyền thống, cá con chỉ có thể đếm đến 10, tương ứng với 10 ngón tay mà thôi.
Tuy nhiên, với phương pháp Finger Math, các thiên thần nhỏ có khả năng đếm đến 30, 50 hoặc 99 một cách dễ dàng. Nhờ vào đó, trẻ sẽ có khả năng cộng trừ trong phạmTìm kiếmvicác số hai chữ số một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm này thường được áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học. Finger Math mang lại kết quả vô cùng khả quan cho trẻ nhỏ tại các nước như Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Canada, Hàn Quốc…
Ưu điểm của cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm này
Điểm cộng của phương pháp Finger Math là mang tính tiến bộ và khoa học. Khi làm quen với các chữ số bằng phương pháp này, các thiên thần nhỏ của mẹ sẽ cần sử dụng những ngón tay bé xinh của mình. Vì thế, trẻ có cơ hội phát triển khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tư duy. Từ đó, hai bán cầu não trái và phải của con sẽ hoạt động cân bằng và hiệu quả hơn.
Phương pháp Finger Math sẽ hỗ trợ các thiên thần nhỏ của mẹ tính toán nhanh chóng và chuẩn xác. Con có thể vừa học vừa chơi, từ đó tạo sự hứng thú với việc học toán hơn bao giờ hết.
2.2 Quy tắc của phương pháp Finger Math để dạy trẻ tính nhẩm
Theo phương pháp dạy bé lớp 1 tính nhẩm theo Finger Math, các bậc phụ huynh nên giúp bé ghi nhớ những quy tắc cơ bản dưới đây nhé:
Với những số hàng đơn vị, con sẽ dùng ngón tay bên phải
Với những số hàng chục, con sẽ sử dụng các ngón tay bên trái
Số 0 tương ứng với việc nắm tay lại
Quy ước bàn tay phải
Như đã đề cập ở trên, những ngón tay phải của trẻ sẽ tương ứng với các số hàng đơn vị. Số 1 giơ ngón trỏ; 2 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); 3 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn); 4 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út).
Số 5 giơ ngón cái; 6 giơ (ngón cái và ngón trỏ); 7 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); 8 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); 9 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út).
Quy ước của bàn tay trái
Những ngón tay phải của con sẽ tương ứng với các số hàng chục. Số 10 giơ ngón trỏ; 20 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); 30 giơ (ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); 40 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út).
Số 50 giơ ngón cái; 60 giơ (ngón cái và ngón trỏ); 70 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); 80 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); 90 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út).
Số có 2 chữ số thường được ghép từ số hàng chục cùng số hàng đơn vị, tương ứng với việc ghép giữa những ngón tay trái và các ngón tay phải. Chẳng hạn với số 11, con sẽ giơ (ngón trỏ tay trái
Quy tắc cộng và trừ
Quy tắc phép cộng: Khi ngón tay cái duỗi ra, 4 ngón tay còn lại sẽ phải co lại.
Quy tắc phép trừ: Khi ngón tay cái co lại, 4 ngón còn lại sẽ phải duỗi ra.
Cách dạy trẻ theo phương pháp Finger Math
Phụ huynh có thể tham khảo các bài viết về dạy Finger Math chuẩn bị vào lớp 1 của chúng tôi trên nuoicondung.com thông qua danh sách các bài viết về Finger Math
- Thao khảo khoá học toán Finger Math cho bé trên Kynaforkids
- Tham khảo khoá học toán Finger Math cho bé trên Unica
3. Cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh với Soroban
Một phương pháp rất phổ biến trong cách dạy bé lớp 1 tính nhẩm nhanh được rất nhiều phụ huynh đón nhận là phương pháp Soroban. Cùng tìm hiểu phương pháp này nha các phụ huynh
3.1 Phương pháp Soroban là gì?
Phương pháp Soroban là phương pháp tính nhẩm siêu tốc hay phương pháp tính nhẩm nhanh được người Nhật Bản nghĩ ra nhằm rèn luyện trí não. Đến nay, tại Nhật Bản còn có những giải đấu Soroban với những kỷ lục thực hiện phép tính mà kết quả lên đến 15 chữ số chỉ trong vài giây – điều khiến bất kỳ ai cũng phải há hốc mồm vì kinh ngạc.
3.2 Phương pháp học toán soroban có tốt không?
Phương pháp Soroban cũng tương tự như phương pháp UCMAS giúp rèn luyện trí tuệ. Soroban giúp rèn luyện cả 2 bán cầu não trái và bán cầu não phải. Phương pháp này bao gồm hai phần: tưởng tượng hình ảnh bàn tính và thực hiện các phép tính. Khi đó, bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic còn bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian.
Nhiều nghiên cứu của khoa học hiện đại chứng minh được, trẻ em tiếp xúc với phương pháp học toán Soroban sẽ có lợi cho não bộ, ở cả 2 bán cầu não trái và não phải.
Bởi vì, muốn dùng phương pháp này, trẻ vừa phải tưởng tượng hình ảnh bàn tính vừa thực hiện các phép tính.
Việc tưởng tượng do bán cầu não phải đảm nhiệm, còn tính toán logic thuộc bán cầu não trái.
>>> Tìm hiểu rõ hơn về Phương Pháp Học Toán Soroban – Hướng Dẫn Cách Tính Toàn Tập
3.3 Cách tính nhẩm cho bé khi sử dụng phương pháp học toán Soroban
Tìm hiểu cấu tạo của bàn tính soroban
Như chúng ta đã biết thì Bàn tính là một khung chữ nhật bằng gỗ hoặc nhựa hoặc bằng một chất liệu nào đáo do người ý tưởng của người sản xuất ở đây ta lấy ý tưởng là bằng nhựa đi. Cấu tạo gồm có một thanh ở giữa phân chia ra hai phần. Và thông thường có 10 cột hay còn gọi là gióng. Các nhà buôn thì họ thường xài loại nhiều gióng hơn. Gióng ở đây là một que tre vót tròn xiên 5 hạt gổ hoặc hạt nhựa.( có khi những nhà buôn họ còn cho làm bằng xương hoặc ngà voi ) 5 hạt này được chia trên thanh phân chia 4 hạt, mỗi hạt là 1 đơn vị và một hạt bên dưới là 5 đơn vị. Nhờ vậy mà cách tính nhẩm bằng bàn tính Soroban trở lên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều. Tóm lại bàn tinh như 2 hình chữ nhật ghép lài từ 9 gióng gồm 45 hạt bên trên và 9 hạt bên dưới tức là 45 hạt.
Tính từ phải qua trái thì các gióng gồn có đó là bách phân, thập phân, đơn vị, chục , trăm, ngàn, vạn….
Cách tính khi học theo phương pháp học toán Soroban
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính nhẩm bằng bàn tính Soroban để cho bạn hiểu sơ qua về nó.
Ban đầu các hạt trên đưa hết lên trên , hạt dưới đưa hết xuống dướ.thanh ngăn không có hạt nào.Thao tác bằng tay phải cần thực hiện là : để ngón cái để búng hạt từ dưới lên, bốn ngón tay còn lại để đưa hạt từ trên xuống.
Cách thực hiện và đọc các con số : Số tức là số hạt được kéo về thanh phân chia tạm gọi là ở giữa nhé : số 0 tức là gióng không có hạt nào ở giữa. Số 1,2,3 hoặc 4 tức là có 1,2,3 hoặc 4 từ trên đưa xuống giữa. Số 5 là 1 hạt từ dưới đưa lên, số 6 là một hạt dưới và 1 hạt trên… số 7,8,9 cũng tương tự.
Với công việc thể hiện số cũng như thao tác tính luôn luôn từ phải qua trái để thuận mắt người dùng.
Ví dụ ở đây ta thực hiện cách tính nhẩm bằng bàn tính Soroban bằng một con số cụ thể như là muốn thể hiện 17 đồng năm xu (số 17,05) thì ta làm từ phải qua trái đó là 1 hạt dưới, không hạt, 1 hạt dưới và 2 hạt trên, 1 hạt trên.
Hiện giờ thì ta với 5 đồng mốt nhé ( số 5,10 ) : Thực hiện từ phải qua trái lấy 5 + 0 thì không thêm hạt nào. 0 +1 thì thêm 1 hạt từ trên xuống.
>>> Phụ huynh đăng ký khoá học Soroban cho bé để được hưởng ưu đãi giảm 62% Học phí và tặng kèm bàn tính Soroban nha
Đến 7+5 mới là rắc rối đây : vì không đủ 5 hạt nên ta phải mượn bên trái 1 hạt tức là 10 bằng cách cho một hạt bên trái xuống, vì chỉ mượn 5 nên bạn phải trả lai 5 bằng cách cho 1 hạt bên dưới xuống.
Trong trường hơp nếu mượn hạt bên trái nhưng không có hạt ( vì gặp số 9) thì ta mượn hạt bên trái nữa túc là hàng trăm. cũng làm tương tự…
Thực hiện liên tục như vậy cho đến hết số ta thu được Kết quả là số hạt cặp trên và dưới thanh phân chia : 22 đồng 15 xu.
Với phép Tính trừ cũng làm tương tự nhưng thay vì thêm hạt vào thì ta lấy hạt ra.
Để làm được phép nhân và phép chia thì bạn phải học thuộc bản cửu chương. Ở bài sau tôi sẽ nói sâu hơn về cách tính nhẩm bằng bàn tính Soroban sau.