Đến độ tuổi ăn dặm, chuẩn bị một thực đơn ăn dặm hoàn thiện cho bé cũng là một điều khó khăn của các me. Ngoài việc chọn thưc phẩm thích hợp thì cách chế biến đồ ăn cũng là một khâu cực kỳ quan trọng, đặc biệt là cách nấu cháo cho bé ăn dặm. Trong bài viết này, mẹ có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về cách nấu cháo cho bé ăn dặm trong từng giai đoạn.
Theo từng giai đoạn thì công thức nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ có những thay đổi trong tỉ lệ gạo nước, như trong bảng:
Giai đoạn ăn dặm | Tỷ lệ gạo:nước | Lượng gạo (g)* | Lượng nước (ml) |
Bé 4-6 tháng tuổi | 1:12 | 20 | 250 |
1:10 | 20 | 200 | |
Bé 7-12 tháng tuổi | 1:8 | 30 | 250 |
1:6 | 40 | 250 |
Cách chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng tuổi
Khi đã nắm được tỷ lệ gạo và nước thì bước tiếp theo của mẹ là chọn nguyên liệu thích hợp để nấu cháo cho bé ăn dặm cưng.
Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm của bé chủ yếu vẫn phỉa bao gồm đầy đủ các thành phần rau, củ, quả, ngũ cốc và đạm. Mẹ nên chọn các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân. Đối với các loại củ, quả, mẹ có thể chọn những loại dễ nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…
Ngoài ra, mẹ nên hạn chế các loại rau, củ có thể gây dị ứng cho trẻ như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp. Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng những cách sau:
- Chỉ nấu riêng lẻ từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của bé sau 3 lần ăn.
- Nếu bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ mắt, nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở… thì nên loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn của bé ngay lập tức.
Nguyên liệu nấu cháo cho bé ăn dặm từ 7-12 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, bé có thể ăn cháo với đa dạng các loại thực phẩm hơn như thịt, gà, cá, trứng, tôm. Vì vậy cách nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ trẻ nên đơn giản hơn rất nhiều cho mẹ.
Mẹ nên chọn các loại thịt nạc, mềm và các loại cá béo. Không nên cho bé ăn cá quá 3 lần/ tuần vì bé có thể dễ bị đi ngoài. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/ phần ăn. Vì vậy mẹ nên tính toán định lượng các nguyên liệu sao cho phù hợp với khẩu phần của bé.
Khi bé hay dị ứng thì không nên ăn trứng và tôm trong giai đoạn này. Các loại hải sản có vỏ cứng như trai, sò, hào… chưa thích hợp với bé trong giai đoạn này vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng. Mẹ nên đặc biệt cân nhắc khi quyết định cho những thực phẩm này vào thực đơn ăn dặm của con.
Cách bảo quản cháo ăn dặm cho bé
Ngoài việc nắm rõ cách nấu cháo cho bé ăn dặm, mẹ cũng cần có những hiểu biết về cách bảo quản cháo ăn dặm. Cuộc sống bận dộn vì vậy không phải mẹ nào cũng có thể chuẩn bị ba bữa cháo ăn dặm cho bé hàng ngày. Cách nấu cháo cho bé ăn dặm khá cầu kỳ và tốn nhiều thời gian vì vậy trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tranh thủ ngày cuối tuần hay ngày nghỉ để mua các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá. Lúc cần thiết chỉ cần đem ra đung nóng là có thể dùng được.
Lưu ý cho mẹ, lượng thực phẩm chỉ nên dự trữ trong 1 tuần vì nếu để lâu sẽ làm mất các chất dinh dưỡng. Nếu nấu cháo liền cho 3 bữa trong ngày, thì trước khi cho bé ăn, mẹ nên hâm nóng lại trước.
Thực ra, cách nấu cháo cho bé ăn dặm không hề cầu kỳ và khó khăn như nhiều mẹ vẫn nghĩ, mọi việc có thể trở nên thực sự nhanh gọn và tiện lợi khi mẹ có sự sắp xếp chuẩn bị từ trước một cách khoa học. Với những lời khuyên hữu ích trên, hi vọng các mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bé cưng của mình và vẫn có thời gian tận hưởng cuộc sống.