Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện nói về vai trò của tinh thần đoàn kết. Ông cha ta đã truyền tải những thông điệp sâu sắc qua câu chuyện bó đũa. Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nhờ đoàn kết mà nhân dân đã tạo dựng thành khối sức mạnh to lớn diệt sạch mọi kẻ thù xâm lược, tạo thành cộng đồng xã hội vững chắc.
Câu chuyện bó đũa
1. Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hoà thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm.
2. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cho thưởng cho túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
3. Thấy vậy, bốn người con cùng nói:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo:
Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.
Theo Ngụ ngôn Việt Nam
– Va chạm: ý nói cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt.
– Đùm bọc: giúp đỡ, che chở.
Ý nghĩa của câu chuyện bó đũa
Đề cao vai trò của tinh thần đoàn kết, cha ông ta đã truyền tải những thông điệp thú vị qua câu chuyện bó đũa. Qua câu chuyện bó đũa người đọc học được một bài học sâu sắc về tình đoàn kết trong mối quan hệ giữa con người với con người. Sống đoàn kết giúp chúng ta tạo dựng được mối quan hệ xã hội tốt, gắn bó giữa người với người hay anh em ruột thịt với nhau.
Không những vậy, khi biết sống đoàn kết con người còn tạo được thiện cảm tốt đẹp từ mọi người xung quanh, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn như 5 anh em trong câu chuyện bó đũa vậy sau khi nghe lời cha dặn họ thay đổi đoàn kết hơn và cuộc sống của họ sau đó cũng tốt hơn, không một ai có thể cạnh tranh được với sự giàu mạnh trong việc làm ăn buôn bán của gia đình họ.
Đoàn kết có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội cũng như bản thân mọi người. Tuy nhiên có một bộ phận không nhỏ chưa thực sự ý thức được vai trò của tình đoàn kết, đó là hiện tượng xấu, chơi xấu, chia rẽ mối quan hệ với một số người, thậm chí có nhiêu ngươi chủ trương sống cá nhân, vị kỉ. Tuy vậy vẫn cần phân biệt giữa tình đoàn kết với hiện tượng chia bè để cô lập, tẩy chay những người khác, nhóm bạn khác.
Đoàn kết là một phẩm chất quan trọng cần có, đó cũng là một thước đo giá trị, phẩm chất đạo đức của con người. Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thâng đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.
Khi đoàn kết chúng ta sẽ có điều kiện học được những điều hay từ những cá nhân khác trong cộng đồng, qua đó hoàn thiện bản thân đồng thời tạo điều kiện để phát huy những thế mạnh, sở trường của bản thân đối với những công việc tập thể.
Câu chuyện bó đũa thể hiện rõ điều này, nếu chỉ có một cây đũa mỏng manh nhưng lại không có sức mạnh nào có thể bẻ gãy. Mỗi người chúng ta thấy được đoàn kết đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Hãy đoàn kết ở bất cứ nơi nào, bất cứ đâu.
Hướng dẫn Giải bài tập Tiếng Việt câu chuyện bó đũa lớp 2 trang 120
Giải bài tập
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 1
Câu chuyện này có những nhân vật nào?
Gợi ý: Đó là những người tham gia, góp mặt trong câu chuyện.
Trả lời:
Câu chuyện này có những nhân vật: người cha, con trai, con gái, dâu, rể
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 2
Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.
Trả lời:
Bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa vì họ phải bẻ cả bó đũa.
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 3
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện.
Trả lời:
Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách cởi bó đũa ra rồi bẻ từng chiếc.
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 4
Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa được ngầm so sánh với gì?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện và nhận xét.
Trả lời:
Mỗi chiếc đũa được ngầm so sánh với một người con. Cả bó đũa được ngầm so sánh với tất cả bốn người con. Nếu chia lẻ ra sẽ yếu ớt, phải biết đoàn kết với nhau để tạo ra sức mạnh.
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 120 câu 5
Người cha muốn khuyên các con điều gì?
Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện, chú ý lời của người cha.
Trả lời:
Người cha muốn khuyên các con phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy mới thì mới tạo ra được sức mạnh.
Nội dung: Câu chuyện khuyên nhủ anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Trắc nghiệm bài Tập đọc: Câu Chuyện bó đũa
Chọn phương án đúng nhất
Lưu ý: Các em có thể trả lời câu hỏi rồi kiểm tra đáp án hay kích vào đây để làm luôn Trắc nghiệm bài Câu chuyện bó đũa trực tuyến.
1. Hai người con của ông lão lúc nhỏ sống với nhau như thế nào?
a. Rất thuận hòa.
b. Hay va chạm.
c. Không hề thân thiết với nhau.
2. Khi đã lấy vợ, lấy chồng, tình cảm của hai anh em ra sao?
a. Yêu thương nhau hơn
b. Rất hay cãi vã
c. Rất thân thiết
3. Người cha nghĩ gì khi thấy các con không yêu thương nhau?
a. Thất vọng
b. Buồn phiền
c. Đau khổ
4. Người cha nghĩ ra cách gì để thử thách các con?
a. Ông đố các con bẻ gãy một chiếc đũa.
b. Ông đố các con bẻ gãy một đôi đũa.
c. Ông đố các con bẻ gãy một bó đũa.
5. Phần thưởng cho người bẻ gãy được bó đũa là gì?
a. Một túi tiền.
b. Một thỏi vàng.
c. Một thỏi bạc.
6. Ai là người bẻ gãy được bó đũa?
a. Người con trai.
b. Người con gái.
c. Không ai bẻ gãy được bó đũa.
7. Vì sao người cha bẻ gãy được bó đũa?
a. Vì người cha rất khỏe.
b. Vì người cha bẻ từng chiếc đũa một.
c. Vì người cha thông minh hơn.
8. Con hãy điền thêm từ ngữ vào chỗ trống ứng với phần giải thích:
Rể, Dâu
a. …: là vợ của con trai.
b. …: là chồng của con gái.
9. Một chiếc đũa và cả bó đũa trong bài được so sánh với thứ gì?
cả bốn người con, một người con.
a. Một chiếc đũa giống như …
b. Cả bó đũa giống như….
10. Qua câu chuyện, người cha muốn khuyên các con điều gì
a. Ai cũng phải có sức khỏe.
b. Phải học thuộc lòng câu chuyện bó đũa.
c. Phải biết đoàn kết để tạo thành sức mạnh.