Chỉ Số AQ Là Gì? Cách Cải Thiện Chỉ Số Vượt Khó AQ

Chỉ số AQ vượt khó là gì? Bạn tự hào về chỉ số IQ của mình. Nó có thể thể hiện trí thông minh “thô” của bạn, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, nó chỉ là 1 yếu tố nhỏ tạo nên thành công…Hôm nay chúng tôi xin nói về chỉ số AQ – một trong những chỉ số tạo nên thành công của chúng ta.

1. Chỉ số AQ là gì?

1.1 Chỉ số vượt khó AQ là gì?

AQ là viết tắt của Adversity Quotient (chỉ số biểu thị khả năng vượt qua nghịch cảnh, bất hạnh, lao đao… gọi tắt là chỉ số vượt khó). Bạn có bao giờ trăn trở – tại sao một số người trở nên xuất chúng, rất thành công, trong khi những người khác lại nản lòng, thất bại cho dù họ có thừa thông minh hoặc tư cách tốt? Điểm khác nhau chính là sự chênh lệch về AQ.

Chỉ Số AQ Là Gì? Cách Cải Thiện Chỉ Số Vượt Khó AQ
Chỉ Số AQ Là Gì? Cách Cải Thiện Chỉ Số Vượt Khó AQ

Đó là chỉ số dùng để đo xem ai có thể đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước bất hạnh và nghịch cảnh. Ai sẽ là người bỏ cuộc đầu tiên, ai sẽ là kẻ kiên trì đi đến cuối cùng để nếm quả ngọt!

Những người có AQ thấp thường dễ xúc động và dễ buông xuôi trước nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong khi, những người có AQ cao sẽ ít khi đầu hàng và dễ dàng trở thành lãnh đạo trong tương lai.

1.2 Ngoài ra còn có các chỉ số nào khác?

Mức độ phát triển tư duy của con người được đánh giá qua các chỉ số:

IQ (Intelligence Quotient – Thông minh tri thức)

EQ (Emotional Quotient – Thông minh cảm xúc) .

AQ (Adversity Quotient – Ý chí, chỉ số vượt khó)

PQ (Passion Quotient – Đam mê)

SQ (Social Quotient – Hoạt động xã hội)

CQ (Creative Intelligence – Thông minh sáng tạo)

PC (Passion Quotient – Say mê)

SQ (Speech Quotient – Trình độ biểu đạt ngôn ngữ)

MQ (Moral Quotient – Đạo đức)

và StQ (Stupid Quotient – Ngu ngốc).

>>> Đọc thêm về: Thuyết Đa Trí Tuệ – Toàn Bộ Thông Tin Về Các Loại Trí Thông Minh

Thường những ai có chỉ số EQ cao thì AQ cũng có phần cao. Nhưng không phải bao giờ và ở ai giữa EQ và AQ đều có tỉ lệ thuận. Thực tế cho thấy rất nhiều người tốt về cảm xúc, tốt về nhân cách nhưng… việc không thành, cuộc đời vẫn lắm bất hạnh. Nói như tác giả của chỉ số AQ (Paul G.Stoltz): “Người tốt vẫn có thể là người không bền lòng theo đuổi mục đích

2. Bạn thuộc dạng chỉ số AQ vượt khó nào đây?

Dưới đây là 3 dạng người dựa trên cách thức họ đối diện với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Quitter: Là những người dễ buông xuôi. Họ dễ dàng nản chí, dễ dàng từ bỏ việc theo đuổi 1 công việc, 1 dự định và cao hơn là 1 mục đích sống. Và, kết quả là thường giữa đường đứt gánh, và nhận thất bại, hoặc kết quả không như ý.

Camper: Là những người chịu khó, làm việc chăm chỉ, có ý thức phấn đấu rèn luyện bản thân, và sẽ làm nhiều thứ để đạt tới 1 mức độ nhất định nào đó trong cuộc sống. Tuy nhiên, họ dễ hài lòng và thoả hiệp với bản thân để thấy như vậy là đủ.

Climber: Là những người có sự kiên định và hoài bão lớn. Họ luôn học hỏi, rèn luyện bản thân, nỗ lực cố gắng để đạt tới những mức độ tốt nhất có thể trong khả năng. Họ cũng thường là tuýp người không chấp nhận 1 tình thế sẵn có, và tìm cách xoay sở để cải thiện nó tốt hơn.

Theo 1 cuộc điều tra xã hội học, với hơn 150.000 lãnh đạo doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực trên thế giới, có nhiều người thuộc tuýp Quitter (5 -20%), phần lớn thuộc dang Camper (65-90%), và chỉ có rất hiếm người thuộc dạng Climber.

3. Sự thành công & chỉ số AQ

Khả năng vượt qua những điều kiện khó khăn là yếu tố lớn nhất trong những phẩm chất tạo nên sự thành công cho con người. Nhà tâm lý học Paul Sloltz (Mỹ), cha đẻ của chỉ số vượt khó AQ , đã cho phát hành tác phẩm nức lòng giới tâm lý học và cả những nhà doanh nghiệp tầm cỡ.

Theo Paul Slootz, với chỉ số AQ, bạn có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người. Nó cũng chính là một chỉ báo về 4 mức độ cao thấp của bản lĩnh sống:

  1. Đối diện khó khăn
  2. Xoay chuyển cục diện
  3. Vượt lên nghịch cảnh
  4. Tìm được lối ra

Paul Stoltz đã viết trong cuốn sách về chỉ sốAQ là: ” thành công trong cuộc sống không dựa trên chỉ số IQ của bạn, mà là khả năng biến chướng ngại vật thành cơ hội đến từ AQ của bạn.”

4. Rèn luyện và cải thiện chỉ số AQ

4.1 Hãy có niềm tin

Cuộc sống luôn có khó khăn, chướng ngại vật và đầy trở ngại, khi bạn có đức tin, niềm tin vững mạnh, đó sẽ là nguồn lực tinh thần tôi luyện và đi với bạn qua mọi khó khăn. Ngay cả khi bạn cảm thấy thất bại, bạn phải hiểu là mọi sự an bày cho dù khó khăn hay thuận lợi đều là một phần trên con đường mà bạn phải đi hết.

Hãy dạy con bạn đừng bỏ cuộc, rèn luyện hoàn tất mọi công việc cho dù nhỏ, để tạo thói quen luôn luôn hoàn tất nó cho dù thế nào.

Hãy lựa chọn công việc phù hợp với lứa tuổi của con, nếu công việc quá sức cùa con thì hãy chia nhỏ các bước ra để thực hiện chúng, và hãy bảo đảm con hoàn thiện chúng cho dù thế nào.

4.2 Tìm kiếm nhiều lựa chọn và nhiều câu trả lời

Mọi người trong chúng ta đều bị cám dỗ trong cuộc sống khi nghĩ rằng chúng ta là những người DUY NHẤT đang phải đối mặt với thử thách, thử nghiệm hoặc những vấn đề này trong cuộc sống. Nhưng bạn cần biết rằng không có vấn đề mới trong cuộc sống – mọi thứ trong cuộc sống chỉ lặp lại! Không có khó khăn, thử thách sẽ không có sự sáng tạo, các cuộc cách mạng và các điều chỉnh trong cuộc sống này.

Bạn phải luôn nhớ rằng, trong mọi vấn đề luôn có một lối thoát, chúng ta chỉ cần tìm nó, và thực thi nó.

Bảng chữ cái cũng có đến 24 – 26 chữ cái thì nếu plan A không thực thi được thì bạn còn plan B, plan C… và plan Z. Vì vậy hãy tìm nhiều lựa chọn, nhiều kế hoạch và nhiều câu trả lời cho vấn đề của mình.

4.3 – Hãy hành động

Đôi khi bạn có niềm tin, bạn có lựa chọn và phương hướng giải quyết, nhưng tất cả chỉ ở trên giấy trắng, trong tâm trí và ước ao của bạn. Bạn cần lấy mọi dũng khí để thực hiện chúng, phải tự thúc ép mình để hành động chúng.

Lối ra ở đó, cánh cửa ở đó, ai sẽ là người mở chúng và bước qua?

4.4 – Nạn nhân không bao giờ thay đổi hoàn cảnh của mình

Nếu bạn đóng vai là nạn nhân, bạn luôn tìm ra một được một lý do để biện minh cho mình, cho việc của mình, thì chắc chắn bạn sẽ ở lại cùng với những khó khăn hay hoàn cảnh đó, vì ngay từ lúc bạn có lý do để biện mình thì bạn đã tự bước vào nhóm Quitter – Kẻ bỏ cuộc, buông xuôi và chấp nhận với lý do biện minh do chính mình đưa ra.

 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *