Chuẩn Bị Mang Thai – Những Thứ Mà Cả Vợ Và Chồng Phải Biết

Quá trình chuẩn bị mang thai không phải là một điều dễ dàng. Ngoại trừ trường hợp mang thai ngoài ý muốn, nếu có kế hoạch mang thai, phụ nữ thường có rất nhiều nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn, thuốc men, tập thể dục, quá trình sinh nở và trách nhiệm làm cha mẹ khi có con. Đó là lý do tại sao mà nhiều người rất băn khoăn khi quyết định có con. Tìm hiểu về quá trình mang thai, đi khám sức khỏe, nói chuyện với gia đình và bạn bè… là những hoạt động bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai.

1. Cả vợ và chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

Dưới đây là những điều mà cả vợ và chồng cần phải chú ý để đảm bảo việc chuẩn bị mang thai được như ý muốn

1.1. Chuẩn bị trước khi mang thai: Cần đi kiểm tra sức khỏe

Để chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai, trước hết bạn nên bắt đầu đi khám tiền sản. Bác sĩ sẽ tìm hiểu về tiền sử bệnh của vợ chồng bạn và gia đình hai bên, các loại thuốc mà bạn đang sử dụng… Ngoài ra, bạn cũng phải ngưng uống một số thuốc làm ảnh hưởng đến việc thụ thai. Bác sĩ sẽ cho biết bạn nên ăn những gì trước khi mang thai, nên tập thể dục như thế nào, chủng ngừa ra sao và nên từ bỏ những thói quen xấu nào (như thức khuya, hút thuốc, uống rượu hoặc sử dụng ma túy).

1.1. Chuẩn bị trước khi mang thai: Cần đi kiểm tra sức khỏe
1.1. Chuẩn bị trước khi mang thai: Cần đi kiểm tra sức khỏe

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu bạn bị đái tháo đường, hen suyễn hoặc huyết áp cao. Các chứng bệnh này cần phải được kiểm soát trước khi mang thai. Nếu trước đây bạn ít khi đi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị bạn xét nghiệm máu và pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) để phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

1.2. Kiểm tra di truyền

Trong quá trình khám tiền sản, bác sĩ sẽ yêu cầu vợ chồng bạn thực hiện một bài kiểm tra di truyền để chắc chắn không ai trong hai vợ chồng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về di truyền, chẳng hạn như bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Nếu bạn có rối loạn di truyền, con bạn sẽ có nguy cơ thừa hưởng tình trạng này. Xét nghiệm này được thực hiện thông qua mẫu nước bọt hoặc mẫu máu của bạn.

1.3. Những điều cần chuẩn bị trước khi mang thai: Bỏ rượu, thuốc lá và chất gây nghiện

Nếu hút thuốc, uống rượu hoặc có sử dụng chất gây nghiện, bạn nên từ bỏ ngay từ bây giờ. Việc sử dụng thuốc lá và ma túy có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai và bé sinh nhẹ cân. Với nam giới, nếu hút thuốc lá, số lượng tinh trùng sẽ thấp. Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

1.4. Tránh nhiễm trùng

Bạn có thể ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên khi nấu thức ăn. Việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh cần đảm bảo nhiệt độ ngăn mát ở mức 2 – 4ºC và nhiệt độ tủ đông ở –18ºC.
  • Không ăn những thực phẩm chưa được nấu chín, phô mai chưa được khử trùng và các loại thịt nguội, đồ nguội. Những loại thực phẩm này chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
  • Nước ép chưa khử trùng cũng có thể chứa các loại vi khuẩn như E.coli hoặc Salmonella. Do đó, bạn nên tránh.
  • Mang găng tay khi tiếp xúc với đất, cát hoặc khi đổ rác để tránh bị nhiễm khuẩn.
  • Bạn cần chủng ngừa các vắc xin như: cúm, thủy đậu, viêm gan B, sởi – quai bị- rubella…  để phòng ngừa các căn bệnh này.

1.5. Hãy giảm lượng caffeine

Phụ nữ có ý định mang thai nên tránh tiêu thụ những thực phẩm có chứa caffeine, bởi vì việc hấp thụ caffeine quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản. Bạn không nên dùng quá 200ml cà phê mỗi ngày.

1.6. Hạn chế ở trong khu vực có nhiều hóa chất độc hại

Điều này cực kỳ quan trọng. Nếu bạn bị nhiễm chất phóng xạ hoặc hóa chất tại nơi làm việc thì sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, khi sử dụng các loại hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tẩy, bạn cũng phải hết sức cẩn thận.

1.7. Chú ý đến tinh thần của bạn

Bạn nên có trạng thái tâm lý tốt nhất nếu như muốn thụ thai. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, buồn, căng thẳng hoặc chán nản, hãy nói chuyện với bạn đời hoặc người thân trong gia đình. Bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để chia sẻ. Yoga và thiền cũng giúp bạn đánh bại căng thẳng hiệu quả.

1.8. Chuẩn bị trước khi mang thai: Đừng quên đến gặp nha sĩ

Trước khi mang thai, một cuộc hẹn với nha sĩ là một điều hết sức quan trọng. Việc thay đổi nội tiết tố trong quá trình bấu bí sẽ khiến bạn dễ bị các bệnh nha khoa. Nồng độ progesterone và estrogen tăng cao cũng sẽ làm ảnh hưởng đến nướu răng.

1.9. Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Hãy tập thể dục thường xuyên

Nếu bạn có kế hoạch tập thể dục mỗi ngày, đây là điều rất tốt và cần được duy trì. Nếu không, bạn hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm căng thẳng và giúp quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng hơn.

Bạn có thể bắt đầu với các bài tập như yoga, aerobic hoặc bơi lội. Nếu không có thời gian, bạn có thể đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Một số việc mà bạn có thể làm để vận động nhiều hơn như đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ thay vì đi xe cho những quãng đường ngắn… Bạn có thể tham gia các lớp học yoga tiền sản ở bệnh viện hoặc các câu lạc bộ.

1.10. Kiểm soát cân nặng của cơ thể

Bạn sẽ dễ dàng thụ thai hơn nếu có cân nặng phù hợp. Điều này được xác định thông qua chỉ số khối cơ thể (BMI). Phụ nữ có chỉ số BMI cao sẽ dễ gặp các biến chứng trong thời gian mang thai và trong khi sinh. Những người có chỉ số BMI thấp dễ sinh con nhẹ cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cân nặng phù hợp với mình và cách điều chỉnh bạn nhé.

1.11. Cẩn thận khi chọn các loại cá

Nếu thích ăn cá, bạn nên cẩn thận. Cá rất giàu axít béo omega-3, cần thiết cho sự phát triển của não và mắt, protein và các chất dinh dưỡng khác nhưng có chứa thủy ngân. Điều này rất có hại cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn các loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ và cá ngừ trắng đóng hộp.

1.12. Chuẩn bị trước khi mang thai: Cần vững vàng về tài chính

Tài chính là một vấn đề quan trọng không kém. Nếu bạn có ý định mang thai, hãy lên kế hoạch chi tiết về tài chính và các vấn đề liên quan. Nếu muốn dùng thẻ bảo hiểm để khám thai nhằm tiết kiệm kinh phí, hãy tìm hiểu xem bệnh viện mà bạn định tiến hành khám thai có chấp nhận thẻ bảo hiểm của bạn hay không. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của gia đình và sức khỏe của bản thân, hãy lựa chọn một bệnh viện sản phụ khoa phù hợp.

1.13. Ngưng uống thuốc tránh thai

Nếu có ý định mang thai và đang sử dụng thuốc tránh thai, bạn hãy ngưng uống thuốc ngay bây giờ. Khi sử dụng thuốc, chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể khác so với ban đầu. Việc ngưng sử dụng thuốc sẽ đưa cơ thể dần trở về trạng thái ban đầu, chu kỳ kinh nguyệt ổn định lại.

1.14. Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt và ngày rụng trứng

Để thụ thai, bạn cần tìm hiểu các cách tính ngày rụng trứng và những ngày dễ thụ thai nhất bằng cách ghi lại những ngày mình xuất hiện “đèn đỏ” hàng tháng. Từ đó, bạn sẽ biết chu kỳ của mình kéo dài bao nhiêu ngày.

Dựa vào nhiệt độ cơ thể và chất nhầy cổ tử cung, bạn có thể biết ngày rụng trứng của mình. Theo dõi các dấu hiệu này thường xuyên để xác định chính xác thời gian rụng trứng nhằm gia tăng cơ hội thụ thai.

1.15. Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai: Ăn thực phẩm giàu dưỡng chất

Bạn không cần ăn quá nhiều nhưng bạn phải ăn những món bổ dưỡng để thai kỳ diễn ra khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh của hai vợ chồng cũng sẽ làm tăng khả năng thụ thai.

  • Chế độ ăn giàu dinh dưỡng cho phụ nữ: Nhiều trái cây, rau tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Mỗi ngày, uống 2 ly sữa và ăn một hũ sữa chua. Tránh những thực phẩm có nhiều chất làm ngọt nhân tạo. Hạn chế sử dụng thức uống có cồn và cà phê.
  • Chế độ ăn cho người chồng: Ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm và vitamin E giúp tinh trùng khỏe mạnh, bơi giỏi để đến gặp trứng. Hãy ăn nhiều cà rốt vì loại rau ăn củ này chứa nhiều vitamin A và D.

1.16. Bổ sung axit folic

Axit folic rất quan trọng cho cơ thể phụ nữ vì nó giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bổ sung axit folic mỗi ngày khi có ý định mang thai. Hãy tham khảo bác sĩ trong lần khám tiền sản để được uống bổ sung axit folic và các vitamin thiết yếu khác.

1.17. Tìm hiểu về tiền sử bệnh của cả hai vợ chồng

Đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cần làm trước khi mang thai. Điều này để chắc chắn rằng hai vợ chồng không mắc phải bệnh nghiêm trọng nào về rối loạn di truyền, giúp giảm thiểu nguy cơ trẻ sinh ra mắc những căn bệnh di truyền từ bố mẹ.

1.18. Chuẩn bị trước khi mang thai: Bạn đã thực sự sẵn sàng?

Trước khi có ý định mang thai, bạn hãy tự hỏi bản thân xem mình đã sẵn sàng để làm mẹ chưa. Hãy tự hỏi với những câu hỏi sau:

  • Cả hai vợ chồng đều mong muốn có con?
  • Bạn đã chuẩn bị gì cho việc làm mẹ?
  • Bạn đã sẵn sàng gánh vác trách nhiệm của việc làm mẹ?
  • Bạn có thể cân bằng giữa công việc, việc chăm con và gia đình?
  • Nếu có sự khác biệt tôn giáo giữa hai vợ chồng, bé sinh ra sẽ theo tôn giáo nào?

2. Chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

Dưới đây là những điều đặc biệt chú ý riêng cho chồng để đảm bảo việc chuẩn bị có thai được như ý muốn

  • Ăn uống đủ dưỡng chất và an toàn giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitaminC, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…
  • Tránh mặc đồ bó sát, ngồi quá lâu, ngâm mình trong bồn tắm hơi.
  • Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích.
  • Nếu môi trường làm việc có tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ… thì nên thay đổi công việc hoặc có biện pháp giảm thiểu tối đa rủi ro từ môi trường.
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mệt mỏi, căng thẳng.

>>> Tham khảo: Khoá học dạy chuẩn bị mang thai toàn diện nhất 

3. Vợ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

Dưới đây là những điều đặc biệt chú ý riêng cho vợ để đảm bảo việc chuẩn bị có thai được như ý muốn

Chuẩn Bị Mang Thai - Những Thứ Mà Cả Vợ Và Chồng Phải Biết
Chuẩn Bị Mang Thai – Những Thứ Mà Cả Vợ Và Chồng Phải Biết
  • Kiểm tra khả năng miễn dịch rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm, rubella…
  • Chuẩn bị một cơ thể khỏe mạnh, kiểm soát cân nặng vì cân nặng ở mức trung bình sẽ giúp dễ thụ thai hơn, không để béo phì quá mức.
  • Nên đi kiểm tra răng, nếu chưa làm trong 6 tháng qua.
  • Nên dành khoảng 30 phút tập thể dục hàng ngày.
  • Cần bỏ rượu, cà phê, thuốc lá. Cà phê có thể làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai, chỉ nên dùng khoảng 200mg mỗi ngày.
  • Người mẹ cũng cần giảm thiểu rủi ro từ môi trường làm việc và sinh hoạt. Tránh tiếp xúc với chất độc hại như hóa chất, chất phóng xạ, các chất trong môi trường sống như chất tẩy rửa, dung môi, chì trong nước uống…

Xem thêm: Tập Yoga Cho Bà Bầu – Những Bài Tập Theo Từng Giai Đoạn Của Thai Kỳ

4. Chuẩn bị trước khi mang thai lần 2

Chuẩn bị cho mang thai lần 2 là điều rất quan trọng mà bà mẹ không thể bỏ qua. Việc chuẩn bị kỹ càng giúp mẹ có một sức khỏe tốt để có một thai kỳ thuận lợi và khỏe mạnh. Dưới đây là những thông tin về việc vợ chồng cần chuẩn bị gì trước khi mang thai lần 2.

4.1. Kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên

Đối với mẹ bầu chuẩn bị trước khi mang thai lần 2 thì sức khỏe tốt là yếu tố đầu tiên cần được nhắc đến. Khi đảm bảo một sức khỏe tốt và tinh thần sẵn sàng để có em bé thứ hai, mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, việc theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng.

Phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ sau sinh bé thứ nhất cho đến khi có kế hoạch mang thai lần 2. Trong đó xét nghiệm máu là phương pháp kiểm tra sức khỏe của chị em một cách đơn giản và toàn diện nhất. Thông qua xét nghiệm máu, chị em có thể biết mình có đảm bảo lượng sắt trong máu không, có bị thiếu máu không, để từ đó kịp thời bổ sung để có kế hoạch cải thiện hàm lượng sắt và hạn chế biến chứng thiếu máu ở trẻ sơ sinh.

Để đảm bảo sức khỏe trước khi mang thai lần 2, chị em cũng cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi một số trường hợp chu kỳ kinh nguyệt có xảy ra bất thường sau khi sinh con đầu lòng. Chị em nên theo dõi, điều chỉnh, nắm rõ ngày rụng trứng để xác định thời gian thụ thai hiệu quả, chính xác.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến các thói quen của chồng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần 2 của vợ. Điển hình như hút thuốc lá, rượu, bia triền miên, béo phì… làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng đáng kể, không có lợi cho quá trình mang thai lần 2.

4.2. Tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai lần 2

Nhiều mẹ chủ quan nghĩ rằng mình đã tiêm phòng khi mang thai lần 1 thì không cần thiết phải tiêm phòng khi mang thai lần 2. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tiêm phòng lần mang thai thứ 2 khác với tiêm phòng lần mang thai đầu tiên. Vậy mang thai lần 2 cần tiêm phòng gì và lịch tiêm cho bà bầu mang thai lần 2 như thế nào?

  • Nếu là mang thai lần 2 mà trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc vắc xin uốn ván, thai phụ cần tiêm một mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ.
  • Nếu thai phụ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ
  • Nếu thai phụ đã được tiêm phòng 3 – 4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm nhắc lại thêm một mũi để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
  • Nếu thai phụ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm bổ sung khi mang thai lần sau. Vì sau 5 mũi thì khả năng bảo vệ là trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại 1 mũi.

4.3. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cơ thể

Dinh dưỡng trước mang thai là điều rất quan trọng, là tiền đề cho một thai kỳ đủ chất và khỏe mạnh. Chị em nên có một chế độ ăn uống lành mạnh nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Cụ thể chị em cần bổ sung rau xanh, trái cây, cung cấp đầy đủ chất đạm, chất béo có lợi… để đảm bảo sức khỏe trước mang thai lần 2. Các chuyên gia cho biết nên thay thế protein từ thịt bằng protein từ thực vật như đậu nành, đậu hà lan để tăng khả năng sinh sản. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là cách để dự trữ dinh dưỡng tránh mệt mỏi, sức khỏe yếu trong quá trình mang thai sắp tới.

4.4. Tập luyện thể thao

Hầu hết các mẹ sau sinh con đầu lòng đều có tâm lý ngại tập luyện, điều này hoàn toàn không tốt cho sự phục hồi cơ thể sau sinh con đầu lòng. Chị em nên có chế độ tập luyện đều đặn phù hợp để lấy lại vóc dáng, tăng cường sức khỏe.

Việc tập luyện thể dục thường xuyên, đặc biệt là trước khi có kế hoạch mang thai lần thứ 2 giúp cân bằng nội tiết tố cơ thể, tăng cường khả năng sinh sản cho chị em. Bên cạnh đó, nếu không tập luyện dễ có nguy cơ béo phì – là nguyên nhân ức chế khả năng sinh sản trong tương lai của phụ nữ.

Rate this post

Check Also

Mang Thai Tuần Đầu Bụng Có To Không? Và Bụng Có Cứng Không?

Mang Thai Tuần Đầu Bụng Có To Không? Và Bụng Có Cứng Không?

Mang thai tuần đầu bụng có to không? Mang thai tuần đầu bụng có cứng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *