Dạy Con Làm Việc Nhà – 14 Quy Tắc Giúp Bé Vui Vẻ Nghe Theo

Dạy con làm việc nhà là cách tuyệt vời để dạy trẻ các kỹ năng sống, biết cách chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm ngay từ khi còn nhỏ. Phương pháp này cực kỳ phổ biến trong cách dạy con của người Nhật. Vì nó giúp dạy con tự lập từ sớm.  Vậy làm thế nào để dạy con làm việc nhà?

1. Dạy con làm việc nhà từ rất sớm

Càng dạy con làm việc nhà sớm, việc con làm càng nhanh chóng trở thành thói quen. Các con nên được bắt đầu với những nhiệm vụ khả thi đơn giản như bỏ rác vào thùng, đi “chợ” (sang nhà bác hàng xóm mua gói muối về chẳng hạn)…

dạy con làm việc nhà
dạy con làm việc nhà

2. Giao việc nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ

Tuy rằng nên dạy con làm việc nhà sớm nhưng ba mẹ phải  ghi nhớ là nên giao việc phù hợp với độ tuổi của trẻ. Với trẻ nhỏ 3 – 4 tuổi có thể giao việc nhà cho con, chẳng hạn như tự cất quần áo của mình, vứt khăn giấy hay lau bàn sau bữa ăn, tắt đèn trước khi đi ngủ. Bố mẹ nên nhớ rằng mục tiêu giao việc nhà là để xây dựng thói quen, tính trách nhiệm cho trẻ chứ không phải yêu cầu trẻ phải lau bàn sạch sẽ, gấp quần áo gọn gàng vì trẻ còn nhỏ và mới làm việc nhà.

Khi trẻ lớn hơn thì có thể nhờ trẻ làm nhiều việc hơn. Đó là những công việc mất nhiều thời gian hơn một chút, đòi hỏi nhiều nỗ lực và phức tạp hơn như sắp xếp, dọn dẹp bàn ăn; phân loại hoặc gấp quần áo, rửa bát, quét nhà hoặc đổ rác.

3. Cho trẻ được lựa chọn việc nhà 

Bạn hãy cho con được lựa chọn việc nhà chúng muốn làm, hỏi và lắng nghe ý kiến xem trẻ thích làm việc nhà nào nhất. Bạn có thể hỏi: “Con thích làm công việc nhà nào? Con muốn dọn bàn ăn hay cho bát đĩa vào máy rửa bát?” Bằng cách này, trẻ sẽ thấy rằng mình được chọn làm việc nhà chứ không phải bị ép buộc. Nhưng hãy nhớ, bố mẹ vẫn có quyền quyết định cuối cùng và có thể giao việc nhà dù trẻ không muốn làm.

Hoặc cách khác là hãy tạo cho trẻ sự bất ngờ. Nếu nhà bạn có hai hoặc ba đứa con thì tại sao không tạo những chiếc thẻ bằng giấy trên đó có ghi các công việc nhà khác nhau để trẻ bốc thăm và tự chọn lấy công việc nhà sẽ làm. Thậm chí, bạn có thể tạo cả một chiếc thẻ may mắn trên đó có ghi “Hôm nay là ngày nghỉ của con”.

Điều này sẽ khiến trẻ thấy rằng mình được lựa chọn làm việc nhà mà chúng muốn và còn thích thú hơn khi nhìn thấy anh/chị/em của mình làm việc nhà trong khi mình được nghỉ một ngày. Cách làm này sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự phấn khích cho trẻ dù phải làm việc nhà giúp bố mẹ.

4. Dạy con làm việc nhà là phải để con đổ mồ hôi

Nhiều bố mẹ luôn muốn chăm sóc con mình theo kiểu “nâng như nâng trứng”, không muốn trẻ phải chịu khổ, đổ mồ hôi nước mắt. Tuy nhiên, hãy để cho trẻ đổ mồ hôi, giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà và sau đó tăng dần mức độ khó trong những công việc nhà.

Dạy con làm việc nhà là phải để con đổ mồ hôi

Ví dụ, hãy bảo trẻ cùng bạn dọn dẹp chuồng của chó mèo, khi trẻ đã thành thạo việc này thì hãy để một trẻ mình phụ trách việc dọn dẹp và cũng là người cho chó mèo ăn mỗi ngày. Đây chỉ là một công việc nhà nhỏ bé nhưng sẽ giúp con bạn tự tin hơn, thấy mình có khả năng và có tinh thần trách nhiệm hơn.

5. Tạo cuộc thi nhỏ xem ai làm việc nhà tốt hơn

Trẻ em thích những cuộc cạnh tranh lành mạnh và nếu bạn thêm điều này vào công việc nhà sẽ khiến trẻ vui vẻ, thích thú khi giúp đỡ bố mẹ. Tại sao không thử đặt hẹn giờ và trao giải thưởng cho đứa trẻ nào dọn dẹp phòng xong trước? Hoặc bạn có thể mở cuộc thi nhỏ xem ai chăm sóc thú cưng tốt nhất. Cho trẻ và anh/chị/em của chúng luân phiên chăm sóc thú cưng theo tuần, sau đó đánh giá xem ai làm công việc tốt nhất vào cuối tháng.

6. Đảm bảo tính công bằng trong khi giao việc

Bọn trẻ chẳng thích cái cảnh bị giao việc nhiều hơn người khác đâu. Vì thế khi giao việc cho con, tốt nhất nên đặt ra những đầu mục công việc, yêu cầu mỗi thành viên trong gia đình chọn lựa. Cho con chọn trước, sau đó yêu cầu tất cả mọi người thực hiện cho đúng. Dĩ nhiên, cũng cần có chút trọng số trong việc giao việc này.

Ví dụ: Nếu bố cũng đi đổ rác và quét sân thì con sẽ không cảm thấy khó chịu khi rửa bát. Hoặc tối nay con rửa bát thì tối mai mẹ rửa. Giao khoán hẳn một công việc cho trẻ thường sẽ khiến trẻ ghét công việc và bực bội.

7. Khen thưởng trẻ nếu làm việc nhà xuất sắc

Bạn có thể lập ra một hệ thống khen thưởng khi trẻ làm tốt các công việc nhà, ví dụ như mỗi khi trẻ hoàn thành tốt một công việc thì sẽ được đánh giá tương đương với một ngôi sao.Và khi trẻ đạt được 10 ngôi sao thì bố mẹ có thể thưởng cho chúng bằng nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như cho trẻ đi xem phim hay đưa đi ăn kem.

Khuyến khích, động viên là một cách tuyệt vời để khiến trẻ vui vẻ và chịu đựng những thử thách hoặc những việc mình không muốn như phải làm việc nhà. Trẻ sẽ học được rằng, trong cuộc sống có thể mình không thích tất cả những thứ phải làm nhưng nếu kiên trì thì cuối ngày sẽ có phần thưởng xứng đáng.

8. Không trả tiền công cho con khi dạy con làm việc nhà

Việc nhà là công việc chung, con cần đóng góp công sức vào đây. Công việc đó phải được chia đều cho mọi thành viên trong gia đình. Ai cũng cần có trách nhiệm.

Khi dạy con làm việc nhà nếu bạn trả công cho con khi con làm việc nhà, con sẽ mặc định việc đó là của bố mẹ, khi con thích hoặc cần tiền thì con sẽ làm, không thì thôi. Càng về sau, khi cơn lười biếng dâng lên, con sẽ càng tức tối, khó chịu khi phải làm việc nhà. Đến lúc đó bố mẹ dạy con trở nên đã quá muộn.

9. Trẻ trì hoãn việc nhà phải làm sao?

Khi có nhiều sự phân tâm như mải nghịch đồ chơi, xem phim hoạt hình thì trẻ sẽ trì hoãn và không chịu làm việc nhà. Lúc này, bố mẹ hãy chấm dứt bất cứ điều khiến trẻ mất tập trung, không chịu làm việc nhà ngay lập tức. Có thể tắt điện thoại hoặc lấy đi trò chơi mà trẻ đang chơi và chỉ đồng ý trả lại sau khi trẻ đã hoàn thành công việc nhà.

Điều này có thể khiến con bạn bĩu môi, giận dỗi lúc ban đầu nhưng dần dần chúng sẽ hiểu ra. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ hoàn thành những việc cần phải làm để có thể làm những gì mà mình muốn làm.

10. Đừng dùng việc nhà như một hình phạt

Cha mẹ nên tránh dùng công việc nhà như một hình phạt cho hành vi xấu hoặc điểm kém của trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ mãi mãi liên hệ việc nhà với một điều gì đó tiêu cực, trái ngược với mong muốn của bố mẹ rằng trẻ làm việc nhà là cách để chúng học các kỹ năng sống cần thiết, học về tinh thần trách nhiệm.

Thay vào đó, bố mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi trẻ khi chúng giúp đỡ việc nhà sẽ giúp con bạn nhìn nhận việc nhà theo hướng tích cực. Việc trừng phạt trẻ bằng cách bắt chúng làm việc nhà sẽ khơi dậy trong con bạn sự căm ghét sâu sắc đối với công việc nhà và suy nghĩ này thậm chí sẽ kéo dài đến những năm tháng trưởng thành của trẻ.

11. Hãy làm việc cùng nhau

Hãy giao việc nhà cho tất cả các thành viên trong gia đình, giảm bớt sự phản kháng bằng cách nói rõ với tất cả rằng: “Mọi người đều phải tham gia làm việc nhà”. Như thế, trẻ thấy rằng những người khác đều làm việc nhà thì mình cũng phải làm. Thêm vào đó, để trẻ cùng làm việc nhà với các thành viên gia đình sẽ khiến trẻ thấy việc nhà vui hơn rất nhiều.

Trẻ sẽ cảm nhận được tình cảm thân thiết khi làm việc cùng bố mẹ hay anh chị em và là cơ hội tuyệt vời để hỏi han về một ngày của trẻ, nghe những tâm tư của trẻ hoặc bạn kể cho trẻ câu chuyện, chủ đề nào đó khiến chúng mê mẩn. Hãy nhớ rằng, trẻ coi trọng những điều bạn nói với chúng và chúng sẽ luôn nhớ mãi. Chẳng hạn như mẹ đã từng kể cho trẻ nghe về những điều mẹ đã làm ở công ty khi cùng nhau dọn dẹp phòng khách hoặc rửa bát.

12. Khi dạy con làm việc nhà thì phải dạy bé là hãy làm thật vui vẻ

Bạn có thể bật nhạc trong khi làm việc nhà, mọi người vừa làm việc vừa hát vui vẻ để trẻ thêm hứng thú làm việc chứ không phải bị bắt buộc. Việc giặt là có thể kết hợp thêm những trò chơi như phân loại, ném tất, quần áo vào giỏ. Hoặc nếu bạn cần giúp làm bữa tối, hãy để trẻ làm bếp trưởng và quyết định thực đơn có những món gì, còn những người khác thì sẽ giúp đỡ làm bữa tối./.

13. Không chê bai nếu con làm không tốt

Khi dạy con làm việc nhà, con đã hào hứng làm mà các cha mẹ lại “dội nước đá” vào con thì cái niềm phấn khởi ấy sẽ nhanh chóng nguội tanh. Các cha mẹ nên khen ngơi con nhưng đừng khen quá đáng. Chỉ cần động viên trẻ hoặc thái độ ngạc nhiên theo kiểu: “Ơ, con làm được à, ở tuổi con, mẹ chưa làm được đâu”… cũng đủ làm các bé vô cùng sung sướng và hãnh diện rồi.

14. Dạy con làm việc nhà ba mẹ cần kiên nhẫn

Khi dạy con làm việc nhà đôi lúc cha mẹ hãy chấp nhận bát bị rửa bẩn (lúc này có thể đổi phong cách một chút như: tráng bát nước sôi trước khi ăn cho đảm bảo), hay nhà lau không sạch hoặc quần áo lâu không được giặt trong một thời gian đầu… Nếu lâu lâu con lên cơn lười, mẹ đừng lao vào làm giúp con ngay mà cần có chút đàm phán, nhắc nhở. Thỉnh thoảng phạt. Như vậy con sẽ hiểu trách nhiệm việc nhà và biết không thể thể ỉ lại vào mẹ được.

15.  Đọc thêm sách về dạy con làm việc nhà

Cuốn sách Dạy Con Làm Việc Nhà

Cuốn sách Dạy Con Làm Việc Nhà
Cuốn sách Dạy Con Làm Việc Nhà

Với tập sách “Dạy con làm việc nhà” sẽ là một cuốn cẩm nang thông minh, hữu ích gỡ rối những suy nghĩ và thắc mắc của các bậc cha mẹ, qua đó biết cách để nuôi dạy những đứa trẻ trở nên thông minh và hạnh phúc.

Những bà mẹ ở Nhật Bản thường nuôi con rất khoa học, họ rèn cho con những kỹ năng rất tốt từ nhỏ. Là mẹ của hai đứa trẻ, qua những trải nghiệm hằng ngày Tatsumi Nagisa thấu hiểu được việc nuôi dạy con thông qua những công việc nhà là điều rất quan trọng. Nó không chỉ giúp con tăng thêm khả năng sáng tạo, phát triển tư duy, nhận biết những sự vật mà còn giúp bé tăng tính tự lập, mạnh mẽ, quyết đoán, tạo nền tảng phát triển khả năng học tập cho con.

“Dạy con làm việc nhà” dành cho những bậc cha mẹ đang nuôi dạy con từ độ tuổi mầm non đến tuổi dậy thì. Đối với từng loại việc nhà, sách sẽ dùng cách truyền đạt khác nhau để trẻ dễ dàng tiếp thu và thực hành. Trong sách, sau mỗi bài đều có mục “gợi ý việc làm” và “khi con làm chưa tốt” nhằm giải thích cụ thể hơn và hướng dẫn cha mẹ cách dùng lời lẽ phù hợp với từng tình huống cụ thể. Chính vì vậy đây sẽ là một món quà đặc biệt dành đến các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con. Trong những thời gian, khoảnh khắc bên nhau, hãy cùng con làm những việc nhỏ trong gia đình như: cầm chổi quét nhà, gom nhặt rác, thu dọn đồ chơi, gấp quần áo…qua những việc làm như vậy sẽ giúp con tăng tính tự giác, tự ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó sẽ giúp bé phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

>>> Phụ huynh có thể mua sách trên Fahasa

Rate this post

Check Also

Áo Ngực Cho Con Bú Là Gì? Kinh Nghiệm Chọn Mua Hiệu Quả

Với các bà mẹ bỉm sữa việc chọn mua áo ngực cho con bú là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *