Với một vài bậc cha mẹ thì những cuộc nói chuyện về tiền nong cùng các con không phải là điều họ trông đợi. Tuy nhiên việc dạy con về tiền bạc là rất cần thiết, đặc biệt từ khi còn nhỏ. Nói đúng hơn, phần kiến thức nên được dạy ở trường, chẳng hạn như khái niệm lãi kép hoặc cách làm các phép tính. Còn cha mẹ sẽ dạy trẻ về giá trị và ý nghĩa của tiền. Bạn bắt đầu dạy càng sớm thì các con sẽ càng khá hơn về mặt tài chính.
Các Nội Dung Chính
- 1. Chi tiêu: Dạy cho con biết sự khác nhau giữa “Cần” và “Muốn”
- 2. Tiết kiệm thật là tuyệt là điều quan trọng trong dạy con về tiền bạc
- 3. Bao quát mọi vấn đề
- 4. Cho con tiền trợ cấp
- 5. Đừng quên dạy con kiến thức về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
- 6. Giải thích cho con biết làm sao để có tiền và tiền ở ngân hàng cũng như cây ATM không phải là miễn phí
- 7. Cùng tham gia vào chi tiêu của gia đình
- 8. Hãy để các con tự tìm hiểu
1. Chi tiêu: Dạy cho con biết sự khác nhau giữa “Cần” và “Muốn”
Dạy cho trẻ cách tiêu tiền hợp lí nghĩa là dạy chúng biết sự khác biệt giữa việc mua những thứ mình cần và mua những thứ mình muốn. Trẻ nhỏ có thể gặp khó khăn để hiểu rằng mình không “cần” cái xe đồ chơi mà chỉ là “muốn” có nó thôi. Sự khác nhau giữa nhu cầu và ước muốn sẽ trở nên rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu đến tuổi đi học.
Một chuyến đi mua sắm thực tế sẽ giúp trẻ học được điều này. Ví dụ như khi ở siêu thị, bạn có thể chỉ cho con (khoảng 6 tuổi) một hộp bánh và hỏi liệu đó là cái con muốn hay con cần. Giải thích sự khác biệt – có thể con muốn ăn bởi vì rất thích vị ngon của nó, nhưng con không cần vì không có nó thì con vẫn có thể no bụng với thức ăn sẵn ở nhà.
2. Tiết kiệm thật là tuyệt là điều quan trọng trong dạy con về tiền bạc
Con gái của bạn thích một con búp bê mới nhưng cô bé không có đủ tiền để mua nó? Hãy nói con bạn tiết kiệm!
Bạn có thể giúp con bạn bằng cách cho con tiền tiêu vặt đều đặn hàng tuần và nhắc nhở con cất giữ từng ít một, một cách chậm rãi nhưng chắc chắn cho mục tiêu của con. Khi đủ tiền, cùng đi với cô bé đến cửa hàng và để cô bé tự trả tiền cho món đồ đó. Chắc hẳn cô bé sẽ không thể nào quên được cảm giác tuyệt vời khi đạt được mục tiêu và phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực đó.
Dạy con trẻ về giá trị của việc tiết kiệm là một bài học rất quan trọng mà con bạn sẽ mang theo đến khi trưởng thành. Không chỉ vậy, nó còn giúp trẻ phát triển được thói quen tiết kiệm thông minh, và nó sẽ là động lực để con tiết kiệm và nhìn thấy “kho báu” của mình lớn lên từng ngày.
3. Bao quát mọi vấn đề
Các con bạn chắc hẳn là không có được cái nhìn khái quát. Có thể chúng thấy bạn chi tiền ở cửa hàng, nhưng không thấy chuyện bạn tiết kiệm hay đầu tư. Khi dạy các con về tiền, hãy nhớ các vấn đề cơ bản bao gồm: tiết kiệm, chi tiêu và những cách sử dụng khác.
Dạy con bao quát mọi mặt về tiền bạc là để chỉ con lập kế hoạch ngân sách. Bạn có thể giải thích khái niệm kế hoạch ngân sách bằng cách đặt 10 nghìn đồng tiền lẻ lên bàn. Ba nghìn trong đó dành ra để trả tiền nhà, một nghìn dành vào quỹ tiền học cho con sau này, vân vân. Minh họa này giúp các con thấy rằng bạn không chỉ dùng tiền để mua đồ ở cửa hàng mà còn cần dùng vào nhiều việc khác nữa.
- 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết.
- 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2
4. Cho con tiền trợ cấp
Đây có thể là một chủ đề gây tranh cãi. Một vài bậc cha mẹ không thích ý tưởng cho con tiền, một số khác thì không thích ý tưởng gắn việc nhà với tiền bạc.
Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ vẫn đề này vì điều này giúp trẻ thấy được mối quan hệ giữa tiền bạc và lao động, phải làm việc mới có tiền. Hiểu được mối liên hệ này, trẻ sẽ không ỷ lại vào bạn nữa.
5. Đừng quên dạy con kiến thức về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Một số cha mẹ bỏ qua những bài học về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ khi dạy con. Tôi thì cho rằng trẻ cần phải hiểu khái niệm vay tiền và các chi phí lãi vay từ lúc còn nhỏ. Khi nhiều đứa trẻ lớn lên đang sử dụng thẻ tín dụng để chi trả các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày, thì việc hiểu biết về tín dụng từ sớm là rất quan trọng.
Một cách để dạy con hiểu về lãi vay là cho con mượn một ít tiền và tính lãi 5 phần trăm chẳng hạn. Khi con hoàn trả khoản vay, bạn hãy giúp con so sánh số tiền phải trả lại so với số tiền mượn lúc ban đầu.
6. Giải thích cho con biết làm sao để có tiền và tiền ở ngân hàng cũng như cây ATM không phải là miễn phí
Jayne Pearl – đồng tác giả của quyển “Trẻ em, sự giàu có và hậu quả” kể rằng: một ngày, cậu bé con 3 tuổi nói với cô ấy: “Chỉ cần đến ngân hàng, các cô chú ở đó sẽ cho mình tiền thôi mà mẹ” sau khi cô ấy từ chối mua một món đồ chơi mới cho cậu bé. Cô ấy chợt giật mình nhận ra rằng đã đến lúc giải thích cho con biết tiền từ đâu mà đến cũng như tiền ở ngân hàng và cây ATM không phải là miễn phí.
Từ 3 – 5 tuổi, các bạn bé có thể hiểu được những thông tin này rồi nên bố mẹ có thể giải thích với bé bằng cách nói rằng mỗi ngày ai cũng có việc để làm, các bạn nhỏ đến trường để học còn bố mẹ đến công ty để làm việc. Sau khi làm việc chăm chỉ và nghiêm túc, bố mẹ sẽ được công ty đánh giá kết quả và trả lương cho công việc mà mình đã làm. Do đó, tiền không phải là món đồ miễn phí hay tự nhiên mà có, nó là phần thưởng cho những ai nỗ lực và siêng năng thôi.
Đồng thời, hãy giải thích một cách đơn giản với con bạn về hoạt động của ngân hàng, nơi đó giống như một chú heo đất khổng lồ cất tiền giúp bố mẹ mà thôi, nó không phải là nơi sản xuất tiền và phát cho mọi người đâu nhé.
7. Cùng tham gia vào chi tiêu của gia đình
Đối với một số bạn lớn hơn một chút, từ 6 – 7 tuổi, bạn có thể nhờ các bạn ấy làm trợ lý trong việc chi tiêu của gia đình. Bạn có đồng ý là người lớn chúng ta quá bận rộn cho việc theo dõi chi tiêu của gia đình không? Chúng ta chỉ đơn giản thanh toán hóa đơn ngay khi chúng ta nhận được nó, thậm chí nhiều bố mẹ cũng không nhớ là mình đã thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền ga của tháng này hay chưa? Không nhớ lần cuối cùng mình thanh toán tiền truyền hình cáp là khi nào.
Vậy thì còn ngần ngại gì mà không nhờ đến sự giúp đỡ của các trợ lý tí hon, các bạn bé sẽ vô cùng hào hứng khi được thử làm người lớn đấy. Hãy giao cho bé các hóa đơn mà bạn đã thanh toán, nhờ con bạn làm 1 bảng liệt kê những chi phí nào trong tháng đã được thanh toán, khoản phí nào chưa. Việc này rèn luyện bé tính ghi chép và quản lý chi tiêu vô cùng hiệu quả cho bé đấy.
Bởi khi bé biết được tiền điện tháng này tăng cao hơn tháng trước, bé sẽ có ý thức hơn trong việc tắt điện khi ra khỏi phòng hoặc tắt tivi khi không xem nữa mà không cần bố mẹ nhắc nhở đâu.
8. Hãy để các con tự tìm hiểu
Mục đích của bạn khi dạy con là muốn con trở nên hiểu biết về tài chính. Các con của bạn sẽ không tiến bộ nếu bạn cứ mãi che chở bao bọc, bảo chúng khi nào thì tiết kiệm rồi khi nào được chi tiêu, và cố gắng quản lý tiền của chúng.
Sẽ rất khó khăn nhưng bạn phải cho phép con tự đặt ra mục tiêu cho mình, dù trong vài trường hợp các con có thể mắc lỗi. Nếu con bạn ngập trong nợ nần hoặc cứ đem tiền trợ cấp để mua bánh kẹo, bạn có thể can thiệp và giúp đỡ.
Nhưng hãy nhớ rằng con bạn sẽ thích tìm hiểu hơn nếu bạn cho phép con tự đưa ra quyết định của mình.
Xem thêm: Phụ huynh có thể tham khảo khoá học dạy con làm chủ tiền bạc trên Unica