Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 3 Tuổi – 5 Kỹ Năng Quan Trọng Bậc Nhất

Để bé phát triển toàn diện, bố mẹ không nên quá nuông chiều. Hãy dạy con những kỹ năng sống cơ bản từ khi bé 3 tuổi. Bé nhà bạn 3 tuổi đã có những kỹ năng gì chưa?  Hãy cùng xem các bố mẹ dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi với 5 kỹ năng quan trọng nhất là gì ở nội dung dưới đây.

>>>>Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non – 13 Kỹ Năng Thiết Yếu Cho Trẻ

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi về việc tự mặc quần áo

Tại sao bạn không dạy kỹ năng này cho trẻ? Một trong những kỹ năng cơ bản nhất đối với trẻ 3 tuổi là là tự mặc quần áo.
Hãy lựa chọn quần áo cho trẻ, hoặc có thể bé sẽ là người lựa chọn đồ, 3 tuổi bé đã có nhận thức được hành động mà bạn làm và học tập theo. Hãy dạy bé cách mặc đối với từng loại quần áo như thế nào. Sau đấy yêu cầu bé tự làm và quan sát xem bé đã làm theo đúng hướng dẫn mình vừa dạy hay không.
Cách làm này giúp mở khóa tiềm năng trí tuệ của con bạn. Giúp con nhỏ hình thành các kỹ năng quan trọng và sự độc lập.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi với kỹ năng tự ăn

Tại sao bạn không để bé tự ăn? Có phải bạn sợ đồ ăn đổ ra nhà. 3 tuổi là độ tuổi bé đã có thể cầm nắm và đã biết quan sát. Nếu đồ ăn bị rơi ra ngoài là một điều hết sức bình thường, bé nhà bạn đang đi đúng hướng.

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi với kỹ năng tự ăn
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi với kỹ năng tự ăn

Hầu hết trẻ 3 tuổi có thể tự ăn bằng thìa hoặc dĩa và uống từ cốc thông thường. Nếu bé nhà bạn ăn kén chọn, hay lười ăn. Hãy chế biến những món ăn yêu thích của bé, và biến chúng trở nên đáng yêu hơn, có nhiều màu sắc. Hãy thử “ngụy trang” các loại trái cây và rau bằng cách trộn bông cải xanh vào phô mai …

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi với kỹ năng tự vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân là việc bé tự biết rửa tay, đi bô…. tất nhiên phải có sự hướng dẫn của bố mẹ. Nếu bé nhà bạn chưa sẵn sàng hoặc khó khăn trong những việc trên, bạn nên kiên trì, cho trẻ tự ngồi bô khoảng 2 tuần cho bé quen. Nếu như bé sau 2 tuần bé vẫn không thực hiện được, hãy cho bé nghỉ ngơi một tuần, nếu như bé chưa chuẩn bị sẵn tâm lý. Sau đấy tiếp tục dạy bé.

Đừng quên quan sát những hành động của bé lúc bé thực hiện những điều bạn dạy, hoặc sẵn sàng giúp đỡ bé khi cần thiết. Hãy khuyến khích bé bằng cách khen ngợi hoặc có thể đưa ra những phần thưởng nếu bé làm tốt. Những lời khen ngợi luôn là sự khích lệ tinh thần hiệu quả nhất.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng rất quan trọng và cần thiết và phải được dạy dỗ từ sớm Từ lúc bé bắt đầu biết nói, biết đi. Kỹ năng giao tiếp thể hiện qua lời nói và hành động đối với những người mà bé tiếp xúc. Hãy dạy bé kỹ năng chào hỏi đối với người lớn, cách sử dụng câu từ cho phù hợp, cách xưng hô, lời cảm ơn….

Kết bạn cũng là một trong những kỹ năng bé cần tạo dựng từ khi 3 tuổi.nhưng bé vẫn cần sự giúp đỡ của bạn. Sắp xếp các buổi vui chơi với một nhóm nhỏ một  cách thường xuyên.

Trẻ ba tuổi có xu hướng tham gia chơi song song, nghĩa là chơi bên cạnh, hơn là với những đứa trẻ khác. Bằng cách gắn bó với những đứa trẻ giống nhau, con bạn sẽ có cơ hội hình thành các mối quan hệ.

Làm việc vặt 

Trẻ mới biết đi thích giúp đỡ quanh nhà, và bạn sẽ ngạc nhiên bởi chúng có thể làm được bao nhiêu! “Trẻ ba tuổi có thể hiểu và làm theo các mệnh lệnh đơn giản như “Đưa đĩa của con vào bồn rửa” hoặc “Đặt xe vào giỏ”

Hãy cho giao nhiệm vụ đối với bé nhà bạn. Ví dụ “con cần lấy tăm cho bố mẹ sau khi ăn cơm, thu dọn gọn gàng đồ chơi sau khi chơi”….
Việc sai việc vặt giúp con cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình. Nhưng hãy chú ý đến khả năng của con bạn. Nếu một nhiệm vụ quá phức tạp, bé có thể cảm thấy thất vọng và choáng ngợp.

Việc vặt là cách tuyệt vời để nuôi dưỡng những thói quen có giá trị sớm.

Làm việc vặt 
Làm việc vặt

Trên đây là 5 kỹ năng cần thiết bố mẹ cần biết và thực hiện đối với những bé độ tuổi từ 3 tuổi trở lên. Những kỹ năng này là bước đệm quan trọng cho cả một cuộc sống trong tương lai của bé.
“Dạy con từ thuở còn thơ” là câu nói từ lâu đời của ông cha ta. Để tìm hiểu thêm về tâm lý con trẻ, cũng như cách giáo dục con như thế nào để bé phát triển toàn diện, bạn nên trở thành những người bạn, người đồng hành để tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ cho con sống có mục tiêu, quan tâm yêu thương gia đình hơn. Đặc biệt, mẹ hoàn toàn có thể giúp con hoàn thiện tính cách, thói quen cũng như tư duy tốt ngay từ khi còn nhỏ bằng những hoạt động thường ngày với

5/5 - (1 vote)

Check Also

Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non - 13 Kỹ Năng Thiết Yếu Cho Trẻ

Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non – 13 Kỹ Năng Thiết Yếu Cho Trẻ

Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những điều quan trọng …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *