Người Việt Nam vẫn luôn có lỗi suy nghĩ sai lầm khi coi trọng việc phát triển trí tuệ hơn việc phát triển thể chất. Điều đó thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam cũng như cách dạy con của ba mẹ. Có lẽ điều này được tạo nên là do ba mẹ cũng như thầy cô chưa ý thức được hết ý nghĩa của việc giáo dục thể chất đặc biệt là giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Dưới đây là những thông tin cần thiết về việc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non.
Tại sao cần giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Rèn thể lực – nền tảng trau dồi trí lực
Khoa học cũng như thực tiễn cho thấy, việc rèn luyện thân thể bằng thể dục thể thao là cách chăm sóc và nâng cao sức khỏe một cách tốt nhất, tích cực nhất và ít tốn kém nhất. Rèn luyện thân thể mang nhiều ý nghĩa như mang tính phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe, làm đẹp hình thái, phát triển toàn diện các tố chất vận động một cách ưu thế nhất!
Thông qua rèn luyện thân thể bằng hệ thống các môn thể dục thể thao. Với những đòi hỏi sự nỗ lực cao của mỗi môn thể thao khác nhau, có thể hình thành và GD được những phẩm chất đạo đức nhân cách của con người một cách tự nhiên như: Y chí, lòng dũng cảm, lòng quyết tâm, sự tự tin, tính kiên trì và nhẫn nại, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể ý thức đồng đội… thể dục thể thao làm lành mạnh đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đặc biệt là xây dựng niềm tin và lối sống lành mạnh cho thế hệ trẻ.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non lại càng mang nhiều ý nghĩa vì khi ấy trẻ đang ở những năm đầu đời của sự phát triển, những năm tháng định hình tính cách cũng như suy nghĩ sau này của trẻ. Nên việc tiếp cận nhiều với các môn thể dục thể thao giúp trẻ rèn luyện được nhiều đức tính tốt đẹp, đặc biệt là thói quen rèn luyện thể thao. Hơn thế nữa, việc tiếp xúc nhiều với các môn thể thao sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển về thể lực của trẻ, là tiền đề để phát triển trí lực. Bởi có sức khoẻ tốt thì trẻ mới có thể học tập tốt được.
>>> Tham Khảo: Lợi Ích Của Thiền Cho Trẻ Em Và Cách Dạy Trẻ Tập Thiền Hiệu Quả
Khỏe thể lực – lành mạnh về nhân cách
Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt như trẻ mầm non giáo dục thể chất và thể thao lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Vì đây là thời kỳ nhạy cảm nhất để phát triển và hoàn thiện thể chất, nhân cách trong cuộc đời của con người. Một phương pháp hiệu quả nhất, nhằm GD toàn diện cho thế hệ trẻ, trong hiện tại và cả tương lai của dân tộc. Được thực hiện ngay từ tuổi đi học cho tới suốt cả quá trình lao động nghề nghiệp.
Với xu hướng của xã hội ngày nay thì không chỉ đơn thuần đòi hỏi một con người tài giỏi mà là một sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhiều ba mẹ hiện đại ngày nay đã ý thức được điều này, cho các bé tiếp xúc với nhiều phương pháp giáo dục sớm, tạo điều kiện cho con học những môn năng khiếu nhưng ba mẹ vẫn quên đi tầm quan trọng và ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Những điều ba mẹ làm vẫn thường tập trung vào phát triển trí tuệ hơn là thể lực. Điều này thì nên được thay đổi ngay lập tức . Ba mẹ không chỉ lệ thuộc vào những giờ thể dục ở trên lớp hay coi việc giải lao, vui chơi đã là một hoạt động rèn luyện thể dục thể thao. Ba mẹ cần cho trẻ tiếp xúc với những môn thể thao thực sự như bóng đá, cầu lông,…
GDTC trong nhà trường có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy và bồi dưỡng nhân tố con người. Bởi vậy không chỉ ba mẹ mà thầy cô cũng cần chú trọng hơn việc nâng cao rèn luyện thể chất của trẻ. Thầy cô nên gia tăng các hoạt động thể dục thể thao hay đơn giản là thầy cô có thể tích hợp nhiều các hoạt động thể chất vào việc học cho trẻ. Điều này vừa tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện sức khoẻ lại vừa giúp trẻ củng cố kiến thức, nhớ lâu hơn trong việc học tập.
6 nguyên tắc trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Hãy để trẻ tự giác và tích cực
Trẻ mầm non là lứa tuổi đặc biệt nên dạy thể thao cho trẻ ở lứa tuổi này các thầy cô, các HLV phải thị phạm, hướng dẫn cho trẻ từng chi tiết rất nhỏ để trẻ tự giác làm theo. Bên cạnh việc dạy thể theo phải lồng ghép những bài học về đời sống, thường thức xã hội, kiến thức cho trẻ… Chính vì thế các thầy cô HLV phải hướng dẫn, lắng nghe khuyến khích trẻ để trẻ theo kịp bài học tự nhiên nhất.
Chỉ dạy trực quan
Trẻ mầm non có tư duy và nhận thức trực quan vì thế các HLV hướng dẫn trực tiếp chỉ dạy từng chút và có ví dụ cụ thể , hình mẫu trực tiếp hấp dẫn có thể qua các con vật…Có 2 cách hướng dẫn hiệu quả cho trẻ là quan sát trực tiếp và mô phỏng cho trẻ. 2 phương pháp này được các thầy cô vận dụng linh hoạt để trẻ đạt được kết quả bài học.
Thiết kế bài học khoa học, phù hợp với lứa tuổi của trẻ
Việc giảng dạy thể chất cho trẻ mầm non cần có hệ thống đầy đủ, khoa học bài bản từ giáo trình, chuyên môn, đội ngũ HLV, dụng cụ….Các bài tập cần phải cân đối với tình trạng của tâm sinh lý, sức khỏe, giới tính, trình độ… phải cân bằng với tất cả các yếu tố nhanh mạnh bền khéo. Vận dụng linh hoạt với từng trẻ để trẻ hứng thú hơn với giờ học
Thiết kế bài học phù hợp với từng bạn nhỏ
Ngoài giáo trình chung của từng độ tuổi, các HLV phải dựa theo đặc điểm của từng lớp, từng bạn nhỏ để xây dựng chương trình vận động phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ, giúp trẻ hứng thú với vài tập. Nếu bài tập quá khó trẻ sợ sợ hãi và không làm theo, nếu bài tập quá dễ trẻ sẽ mất hứng thu để học.
Thêm vào đó việc chú ý giúp đỡ các bạn nhỏ “ cá biệt” trong lớp sẽ giúp trẻ hòa nhập tốt hơn vào lớp học, giúp đạt được mục tiêu đề ra.
Thực hành nhiều lần từ dễ đến khó
Trẻ mầm non không ghi nhớ lâu vì vậy cần phải lặp đi lặp lại rất nhiều lần thì trẻ mới ghi nhớ được và tạo thành thói quen cho trẻ. Việc giảng dạy giáo dục thể chất cũng như vậy, trẻ phải tập rất nhiều lần để hình thành các phản xạ có điều kiện, giúp tạo lập thói quen cho trẻ. Những vận động này cần nâng cao dần dần để trẻ có thể tiếp thu nhiều hơn
Đảm bảo an toàn trong giáo dục thể chất cho trẻ mầm non
Những rủi ro trong hoạt động thể thao thường đến từ việc lơ là trong công tác an toàn, bao gồm việc kiểm tra dụng cụ, sân bãi, khởi động đúng nguyên tắc… Vậy nên để tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc, có thể gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ, giáo viên cần phải nghiêm túc chấp hành nguyên tắc đảm bảo an toàn trong luyện tập. Bên cạnh đó, cũng cần nắm rõ tình hình sức khỏe của trẻ thông qua hoạt động kiểm tra sức khỏe định kỳ, qua đó xác định khối lượng bài tập cho phù hợp với mặt bằng thể lực chung của cả lớp. Cần nhận biết sớm trẻ có khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi dể có hành động điều chỉnh kịp thời, phù hợp. Khi tập những động tác khó, giáo viên cần phải là người hỗ trợ giúp đỡ cho trẻ.