Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là cách giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, diễn đạt… Bên cạnh đó, trẻ còn phát triển tư duy sáng tạo và khả năng giao tiếp, nhận thức tốt hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết bên dưới.
Các Nội Dung Chính
1. Kể chuyện sáng tạo là gì?
Kể chuyện sáng tạo là hình thức kể chuyện kết hợp với các hoạt động sáng tạo như là đóng vai, tạo mô hình, hình mẫu nhân vật để tương tác với câu chuyện. Khi kể chuyện sáng tạo, người kể sẽ đồng thời có những liên kết về cảm xúc với các nhân vật trong truyện, từ đó hướng đến truyền tải những thông điệp cá nhân.
Trẻ em ở độ tuổi mầm non và tiểu học thường yêu thích sáng tạo, chẳng hạn như mô hình 3D, vẽ tranh, tô màu, làm búp bê hay con rối. Với sự phát triển của Internet và việc trẻ em được làm quen với công nghệ thông tin sớm hơn, hình thức kể chuyện sáng tạo còn được thể hiện thông qua sử dụng PowerPoint trình chiếu, hình ảnh hay biểu tượng hoạt hình sinh động. Tất cả những phương pháp này đều là ý tưởng mà cha mẹ có thể cân nhắc để xây dựng kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ.
Kể chuyện sáng tạo là hình thức diễn đạt câu chuyện theo ngôn ngữ riêng của trẻ. Ngôn ngữ ấy có thể còn rất ngây ngô nhưng cũng thể hiện tính cách của mỗi trẻ.
Trẻ được đắm chìm vào thế giới ngôn từ và trí tưởng tượng phong phú. Từ đó câu chuyện như khoác thêm một chiếc áo mới sinh động hơn.
2. Những lợi ích tuyệt vời khi trẻ kể chuyện sáng tạo
2.1 Cải thiện phát âm
Rất nhiều trẻ ở độ tuổi mầm non nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng, nói lắp là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ mà nguyên nhân từ bẩm sinh hoặc ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.
Kể chuyện sáng tạo sẽ rèn luyện thói quen phát âm rõ ràng, mạch lạc, cách sử dụng câu từ phù hợp. Mỗi khi trẻ phát âm sai cần được sửa ngay lập tức. Bố mẹ và thầy cô sẽ luôn là người theo sát từng chuyển biến của trẻ để đưa ra giải pháp phù hợp.
2.2 Vốn từ vựng phong phú, sinh động
Cuối năm ba, vốn từ vựng của trẻ là khoảng 1000 từ. Thông qua việc kể các câu chuyện mà vốn từ vựng của trẻ sẽ tăng lên từng ngày. Không chỉ vậy, trẻ có thể học được những từ đồng nghĩa, trái nghĩa để đa dạng hơn trong cách biểu đạt.
Khi kể một câu chuyện, trẻ biết thể hiện cảm xúc qua lời nói, gương mặt và ngôn ngữ cơ thể khác. Chính từ những hoạt động đơn giản như kể chuyện sáng tạo mà biết đâu trong tương lai, chúng ta sẽ có một nhà diễn giả thì sao.
2.3 Phát triển năng lực tư duy và óc sáng tạo
Tại sao trẻ con luôn có những suy nghĩ mà chúng ta chẳng ngờ tới. Vì thế giới của trẻ muôn màu muôn sắc, trong thế giới ấy con cá có thể bay, con chim có thể bơi. Và có thể một ngày nào đó, những sinh vật ấy sẽ xuất hiện từ chính bàn tay của con người.
Bởi vậy, hoạt động kể chuyện sáng tạo góp phần không nhỏ trong việc phát triển năng lực tư duy, kích hoạt óc sáng tạo của trẻ.
2.4 Nuôi dưỡng tâm hồn nhân ái
Mô tuýp chung của hầu hết các câu chuyện là cái thiện chiến thắng cái ác. Sự xấu xa, độc ác sẽ khó có thể tồn tại. Những câu chuyện ấy như kim chỉ nam định hình tính cách cho trẻ ngay từ bé.
Dễ có thể thấy, ước mơ của rất nhiều trẻ là trở thành công an, bác sỹ thậm chí là siêu nhân để có thể giúp đỡ mọi người. Và dù sau này lớn lên có làm gì, hy vọng trẻ vẫn giữ được những lý tưởng cao đẹp đó.
3 Các hình thức kể chuyện sáng tạo và cách dạy trẻ kể truyện sáng tạo
Dưới đây là những lưu ý cho các phụ huynh và thầy cô trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo
3.1 Hãy kể cho trẻ nghe thật nhiều câu chuyện
Việc nghe nhiều câu chuyện sẽ giúp trẻ dễ dàng học cách kể chuyện sáng tạo. Thông qua các mẫu chuyện, bài thơ mà bé được nghe từ ba mẹ, ông bà…, bé sẽ phát triển được nhều kỹ năng hữu ích. Thế giới các câu chuyện sẽ đóng góp rất lớn để trẻ phát triển trí nhớ. Trẻ cũng sẽ được phát triển ngôn ngữ, tư duy, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp… của thế giới xung quanh. Đây là điều rất quan trọng để trẻ học hỏi và phát triển nhân cách sau này.
3.2 Dạy trẻ kể chuyện sáng tạo với đồ chơi
Dạy trẻ kể chuyện với đồ chơi cũng là một cách dạy trẻ kể chuyện sáng tạo hay. Ví dụ như tranh ảnh. Ba mẹ có thể lấy các bức tranh minh họa một câu chuyện, rồi kể cho trẻ diễn biến câu chuyện theo thứ tự các bức tranh ấy. Hãy khuyến khích bé kể chuyện theo cách mà bé hiểu. Kể theo sự sáng tạo và suy nghĩ của mình. Trong quá trình này, khả năng tưởng tượng, xử lý tình huống của bé cũng sẽ tốt hơn.
3.3 Dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm
3.4 kể chuyện sáng tạo qua tranh
4. Những câu chuyện đặc sắc mà bố mẹ có thể tham khảo để dạy bé kể truyện sáng tạo
4.1 Chấm tròn ơi đi đâu thế?
Độ tuổi phù hợp: 0-3 tuổi
Nội dung: Câu chuyện kể về hành trình thú vị của bạn Chấm tròn nhỏ. Vốn là một chấm trên lưng của mẹ Cánh cam, Chấm tròn nhỏ không may rơi ra ngoài và bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình. Cùng Chấm tròn nhỏ khám phá những điều bất ngờ nhé.
4.2 Ước mơ này là của bé gà
Độ tuổi phù hợp: 3-5 tuổi
Nội dung: Câu chuyện tái hiện cuộc sống giản dị của Gà con. Cũng như bao bạn nhỏ khác, Gà có rất nhiều ước mơ. Và dù ước mơ ấy là gì thì bố mẹ của Gà con cũng động viên, khuyến khích bạn ấy. Vậy ước mơ của con là gì, cùng chia sẻ với Gà con nhé.
4.3 Mẹ có phải là mẹ của con
Độ tuổi phù hợp: 3-5 tuổi
Nội dung: Là một trong những câu chuyện thiếu nhi hay nhất thế giới, câu chuyện kể về hành trình của bạn chim non đi tìm mẹ. Chim non gặp mèo con, cô gà mái, cô bò,…nhưng chẳng ai là mẹ của cậu cả. Vậy cuối cùng chim non có tìm được mẹ không, cùng theo chân của chim non nhé.
4.4 Bát nhỏ
Độ tuổi phù hợp: 0–3 tuổi
Nội dung: Bát nhỏ xuất hiện với thật nhiều âm thanh vui tai. Lạch cạch, lạch cạch,…rồi bát nhỏ lăn lăn lăn…. Ôi Bát nhỏ đi đâu rồi nhỉ. Bát nhỏ nghịch ngợm đã bẩn hết cả người rồi. Vậy phải làm sao đây, chúng mình cùng theo dõi câu chuyện này nhé.
- Mua sách trên Fahasa
- Mua sách trên tiki
- Mua sách trên Shopee
3.5 Mũi tên chiếp chiếp khiếp
Độ tuổi phù hợp: 3 – 5 tuổi
Nội dung: Gà con chẳng may bị ốm. Gà con phải đến gặp bác sỹ. Nhưng bạn Ngỗng nói mũi tiêm đáng sợ lắm. Gà con sợ hãi. Gà con có đủ dũng cảm để đến gặp bác sỹ không? Chúng ta cùng đón chờ câu chuyện nhé.
5. Giáo án kể chuyện sáng tạo
Dưới đây là giáo án kể chuyện sáng tạo cho các cô tham khảo để dạy trên lớp
5.1 Kết quả mong đợi:
– Trẻ biết kể chuyện theo trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ bằng các hình ảnh về chủ đề.
– Rèn kỷ năng kể chuyện diễn cảm, kỷ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc, phát triển tư duy cho trẻ.
– Giáo dục trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè của mình
5.2. Chuẩn bị:
– Các hình ảnh rời: Thỏ mẹ, thỏ con, Bác Gấu, nấm, mặt trời, mây đen, cây xanh, nhà, tranh dán hình ảnh, băng dán tranh, que chỉ, nhạc bài hát trong chủ đề.
5.3. Tiến hành:
– Cô dùng xắc xô tập trung trẻ lại gần cô
– Trẻ cùng cô hát và vận động theo nhạc bài “Trời nắng trời mưa”
– Cô nói: Hôm nay cô có một bất ngờ muốn dành cho các con, các con thử đoán xem đó là gì nhé.
– Cô cho xuất hiện bức tranh khung cảnh thiên nhiên
+ Cô có cái gì đây? (cho cháu kể)
– Cô đưa lần lượt các hình ảnh, nhân vật rời ra cho trẻ quan sát và trò chuyện cùng trẻ
+ Cô có hình ảnh gì đây?
+ Khi ông mặt trời vui thì đám mây có màu gì?
+ Ai có nhận xét gì về tâm trạng của chú Thỏ Anh?
+ Các con đoán xem vì sao Thỏ Anh lại vui mừng như thế?
+ Còn Thỏ em thì sao? Vì sao Thỏ em lại buồn?
– Tương tự cô đàm thoại về các nhân vật khác.
– Cô nêu yêu cầu: Từ những hình ảnh và các con vật này, các con có thể kể nhiều câu chuyện có nội dung khác nhau như câu chuyện Mẹ vắng nhà, Bác Gấu tốt bụng và cũng có thể kể câu chuyện Anh em nhà Thỏ….Bây giờ các con đi về 3 nhóm cùng thảo luận với nhau về nội dung câu chuyện và chọn hình ảnh nào cho phù hợp với nội dung câu chuyện mà các con đã lựa chọn.
Cô cho trẻ làm những chú Thỏ nhảy đi tìm bạn về 3 vòng tròn nhỏ
– Mời đại diện của nhóm lên lấy đồ
– Các nhóm thực hiện, cô bao quát, đi đến các nhóm gợi ý, hướng dẫn trẻ.
– Mời đại diện của các nhóm lần lượt lên kể.
– Cô khái quát lại nội dung câu chuyện của từng nhóm
– Tuyên dương, khen ngợi trẻ
– Cô dẫn trẻ vào câu chuyện “Thỏ em không vâng lời” và kể cho trẻ nghe bằng tranh.
– Cô gối lại nội dung câu chuyện cô kể.
+ Qua câu chuyện các con học tập ai? Vì sao?
+ Ở nhà các con đã vâng lời bố mẹ chưa? Bạn ….vâng lời mẹ như thế nào?
– Sau đó nhận xét giờ học, tuyên dương và cho trẻ ra chơ
Một bình luận
Pingback: Những Câu Chuyện Sáng Tạo Cho Trẻ Mầm Non Siêu Hay