Khủng Hoảng Tuổi Lên 4 – Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Giúp Con Vượt Qua

Tình trạng khủng hoảng tuổi lên 4, khủng hoảng tuổi lên 3 hay thậm chí cả tuổi lên 2, mỗi một thời điểm con sẽ có những sự thay đổi khác nhau. Bố mẹ nên biết nguyên nhân là gì và biểu hiện ra sao cùng những biện pháp phù hợp để giúp con vượt qua cơn khủng hoảng tuổi lên 4 này.

Nguyên nhân của khủng hoảng tuổi lên 4

Trẻ lên 4 bắt đầu sự ý thức được các khả năng của mình: Sự phát triển các cơ tay, sự khéo léo của các cơ ngón tay, sự phát cảm ngôn ngữ cùng với khả năng diễn đạt mong muốn thông thường của mình với người khác, tri thức về thế giới xung quanh của trẻ đang được tích lũy dần, một số kỹ năng vận động, khả năng tự phục vụ mình…

Ở độ tuổi này, trẻ hay so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn. Tuy nhiên, với khả năng của mình, các bé chưa thể tự làm được mọi việc hoặc bị bố mẹ ngăn cấm nên nảy sinh xung đột.
Bên cạnh đó, ở tuổi này, do khả năng ngôn ngữ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa biết cách diễn đạt trọn vẹn những mong muốn của mình với người lớn. Và chính điều này gây ức chế, làm các bé dễ cáu bẳn và nổi khùng. C Chung quy chắc có lẽ các bạn ấy muốn “KHÁM PHÁ”

Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 4

Những biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ trong thời kỳ khủng hoảng lên 4

– Phản ứng tiêu cực: Trẻ thường có biểu hiện không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn.

– Ngoan cố: Trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thoả mãn đòi hỏi của bản thân, sự quyết định của mình. Nhiều khi bé đòi làm cho bằng được, không phải vì thật sự thích, mà là muốn bố mẹ phải chịu thua.

– Ngang ngạnh: Gần như sự ngoan cố và tiêu cực, nhưng nó có đặc điểm đặc trưng của ngang ngạnh là có tính công khai và thiếu cá tính hơn.

Đây là sự phản kháng lại trật tự trong gia đình. Khi không đạt được điều mong muốn, bé phản kháng bằng cách khóc ré lên, mè nheo, lăn ra ăn vạ, đập đầu, đạp tứ tung để đạt được mục đích.

– Tự tiện: Là xu hướng giải thoát khỏi người lớn. Trẻ tự mình làm điều gì đó mà không cần có ý kiến của người lớn. Thường trẻ chỉ hướng tới sự độc lập về mặt vận động, ở đây là sự vận động có chủ định và chủ kiến.

– Chống đối: Bé muốn làm trái lại những lời dạy dỗ và vi phạm những điều bị ngăn cấm.

– Vô lễ với người lớn: Trẻ có biểu hiện nói trống không hoặc nói hỗn với người lớn

– Chống đối, nổi loạn: Hiện tượng này xuất hiện trong các cuộc cãi vã thường xuyên với cha mẹ “tất cả hành vi của trẻ đều thể hiện sự chống đối, dường như trẻ luôn nằm trong trạng thái chiến tranh với người xung quanh, trong trạng thái ẩu đả với người lớn”.

Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 4
Những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 4

– Chuyên quyền: Ở những gia đình có độc nhất một con sẽ gặp phải xu hướng chuyên quyền. Bé tỏ ra chuyên quyền trong quan hệ với tất cả mọi thứ xung quanh, cái gì cũng muốn thuộc về mình, tính ích kỷ xuất hiện.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lí thì đây là một hiện tượng bình thường, tất yếu trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, khi thấy con có những hành vi thái quá chớ nên quy chụp cho bé là hư, láo, càng không nên quát mắng, nhất là đánh trẻ. Bởi điều đó chỉ làm các bé thêm căng thẳng, có thể sợ lúc đó mà im lặng nhưng sẽ chất chứa uẩn ức trong lòng và có lúc bột phát, trở nên hung dữ hơn. Chiều chuộng theo mọi yêu cầu của con cũng không phải cách. Nó chỉ giúp củng cố thêm những hành vi tiêu cực ở bé khi nó nhận thấy khóc lóc, ăn vạ hay đập phá là cơ hội để được bố mẹ đáp ứng mọi đòi hỏi.

Biện pháp giúp bé vượt qua cơn khủng hoảng này

– Để bé bình tĩnh trở lại, bố mẹ hãy hỏi bé lý do. lý do vì sao bé nổi giận, lý do vì sao bé không đồng ý. So với 2 tuổi. 3 tuổi thì 4 tuổi bé đã biết bày tỏ suy nghĩ bằng lời nói nhiều hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc đầu tiên bố mẹ hãy làm là hãy hỏi bé Tại sao như một cách để đồng cảm và được bày tỏ suy nghĩ.

– Không tranh luận với bé. Mình nhận thấy tranh luận với con lúc này như đổ thêm dầu vào lửa. Con càng nói càng ko biết mình nói gì, cách mình đã áp dụng và thấy hiệu quả là để con yên. lâu lâu con bình tâm lại rồi mình bảo con tự suy nghĩ xem đúng hay sai. Được một tý là con chạy ra xin lỗi mẹ.

– Để cho con tự lựa chọn: Khác với giai đoạn lên 2,3, ở giai đoạn 4 tuổi này cho bé lựa chọn giữa hai việc làm, giữa hai trình từ. ví dụ đi tắm trước hay đọc sách trước. đi chơi ở ngoài hay ở nhà…

– Nếu trẻ có những đòi hỏi quá đáng thì cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ.

– Hình thành tính độc lập tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân: MẶC QUẦN ÁO, ĐI VỆ SINH CÁ NHÂN, TỰ LẤY NƯỚC…

– Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì như thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế và có thể lần sau trẻ sẽ lại có những hành vi chống đối như thế. Những lần sau trẻ sẽ nghĩ, không sao đâu, sai ba mẹ đánh 1 cái là xong thôi.

– Có thể xử phạt bằng cách là không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.

– Dành thời gian nói chuyện, skinship với bé: mình thấy rằng có rất nhiều người khi con 3,4 tuổi trở đi là không còn có thói quen ôm, bế nữa. 4 tuổi dù có nặng 17,18 kg thì vẫn chỉ là 4 tuổi mà thôi, vẫn còn nhu cầu được mẹ ôm, mẹ bé, mẹ cưng nựng rất nhiều. tăng cường skinship ko chỉ giúp bé mau bình tâm, mau vượt qua giai đoạn khủng hoàng, tăng cường skinship còn giúp cơ thể bé tiết ra hóc môn tăng trưởng, cơ thể hấp thụ nhanh, mau lớn…

– Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quang trọng. Trẻ thích là người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Chỉ có thể cho trẻ vui chơi bằng các trò chơi đóng vai. Vì lúc này trẻ muốn được khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nên có thể cho trẻ nhập vào những vai mà trẻ thích như: làm cô giáo, bác sĩ, lái xe…

5/5 - (7 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *