Kiến Thức Về Ăn Dặm BLW Cho Bé 6 Tháng – 30 Thực Đơn Siêu Hấp Dẫn

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm được các mẹ áp dụng phổ biến hiện nay trong quá trình nuôi dạy con.  Dưới đây là các thông tin cần thiết về việc ăn dặm blw cho bé 6 tháng tuổi.

1. Ăn dặm blw là gì?

Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý mình và bố mẹ phải tôn trọng quyết định này của trẻ.

Ăn dặm bé tự chỉ huy có thể giúp kích thích quá trình phát triển của trẻ được thuận lợi hơn cả về mọi mặt nhất là vận động, khả năng linh hoạt và xử lý cũng như tiếp cận với thức ăn.

Cho dù trẻ được ăn dặm bằng bất kỳ phương pháp nào thì cũng cần phải được đảm bảo các yếu tố sau:

  • Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất ở thời điểm này;
  • Ăn đủ 4 nhóm thực phẩm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong cùng một nhóm chất nên có nhiều loại thực phẩm khác nhau để giúp trẻ có thể đa dạng về khẩu vị;
  • Ăn lượng tăng dần từ ít đến nhiều, bắt đầu từ loãng sau đó sệt dần rồi đặc. Ăn từ mịn đến thô;
  • Cho bé ăn đúng độ tuổi, đúng cả về phương pháp, cách ăn và các món ăn;
  • Tập cho bé thói quen ăn đúng giờ đúng bữa. Nên ăn chung cùng gia đình, ăn tập trung và không nên cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn;
  • Đặc biệt không nên ép trẻ ăn quá nhiều hoặc ăn những món mà trẻ không thích;

2. Khi nào có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thời điểm ăn dặm thích hợp nhất cho bé là từ 6 tháng tuổi vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu được những thức ăn đặc và nhiều chất phức tạp hơn sữa mẹ. Ở thời điểm này, trẻ cũng cần được cung cấp các chất dinh dưỡng từ thức ăn bổ sung mà nguồn sữa mẹ không thể cung cấp đủ để đảm bảo cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh.

Có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ khi sữa mẹ không đủ cung cấp phát triển cho trẻ
Có thể áp dụng ăn dặm tự chỉ huy cho trẻ khi sữa mẹ không đủ cung cấp phát triển cho trẻ

 

Vậy có thể áp dụng ăn dặm BLW cho trẻ 5 tháng tuổi không? Giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất non nớt. Ăn dặm ở thời điểm này dễ xảy ra những nguy cơ mà khó có thể nhìn thấy được nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài của trẻ.

Hơn nữa ở giai đoạn 5 tháng tuổi, các vận động thô của trẻ cũng chưa được cứng cáp và hoàn thiện, một số trẻ vẫn chưa ngồi vững, chưa linh hoạt các ngón tay để cầm nắm đưa vào miệng. Ở trẻ 5 tháng tuổi, vận động của trẻ thiên về giữ thẳng cổ và xoay đầu khi ngồi, trẻ cứng cáp có thể ngồi tựa khoảng 30 phút, các hoạt động cầm nắm lại chưa được thuần thạo. Bởi vậy việc áp dụng ăn dặm BLW cho trẻ 5 tháng tuổi đôi khi gặp rất nhiều khó khăn, có thể gây nghẹn, sặc thức ăn cho trẻ. Nếu có thể đảm bảo về việc cho trẻ bú mẹ thì tốt nhất nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn đến khi 6 tháng tuổi.

Theo nghiên cứu quan sát cho thấy có 87% trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu có kỹ năng cầm nắm thức ăn bằng tay, nhưng đến tháng thứ 7-8, kỹ năng này lên tới 96%. Do đó phần lớn các bé ở 6 tháng tuổi đều có thể tự ăn được.

3. Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi trong 30 ngày đầu

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé thường không cần chuẩn bị cầu kỳ. Các món ăn dặm đầu tiên của bé chủ yếu chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc nướng.

Nhiều mẹ thường bắt đầu cho trẻ ăn dặm với món rau hầm hoặc hoa quả, mặc dù các món này có vẻ giúp trẻ dễ cầm nắm trong giai đoạn đầu, nhưng không vì thế mà bé không thể ăn các món ăn từ thịt, cá, salad, mì sợi, món rán (chiên) hoặc quay.

Do đó, nếu mẹ đang chuẩn bị bắt đầu tập cho bé ăn dặm tự chỉ huy thì có thể tham khảo các thực đơn ăn dặm sau đây:

3.1 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 1

  • Khoai tây hấp
  • Măng tây hấp
  • Táo nướng
3.1 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 1
3.1 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 1

3.2 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 2

  • Măng tây hấp
  • Cà rốt hấp
  • Hoa súp lơ hấp
  • Bơ xay trộn sữa chua làm nước sốt chấm

3.3 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 3

  • Bí đỏ hấp
  • Bí ngòi hấp
  • Khoai lang tím hấp
  • Cá tilapia nướng lò vi sóng
3.3 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 3

3.4 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 4

  • Cá hồi chiên
  • Cà rốt hấp
  • Đậu cove hấp
  • Khoai tây hấp

3.5 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 5

  • Măng tây luộc
  • Súp lơ luộc
  • Lòng đỏ trứng tráng
3.5 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 5
3.5 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 5

3.5 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 6

  • Táo
  • Cà rốt hấp
  • Bắp cải hấp
  • Thịt viên chiên

3.7 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 7

  • Bánh ngô chiên
  • Khoai lang, măng tây nướng
  • Bánh korokke khoai tây bí đỏ thịt bò

3.8 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 8

  • Khoai tây cuộn thịt bò rắc phomai
  • Bó đỏ hấp
  • Su Su luộc

3.9 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 9

  • Thịt viên chiên
  • Nui
  • Củ cải và măng tây luộc
  • 3.9 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 9
    3.9 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 9

3.10 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 10

  • Gà viên chiên với mộc nhĩ, nấm hương
  • Khoai tây và bí đỏ hấp

3.11 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 11

  • Súp lơ xanh
  • Đậu luộc
  • Mì sợi
  • Trứng chiên tôm

3.12 Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi ngày 12

  • Thịt bò cuộn măng tây
  • Bánh bao chay
  • Bí đỏ hấp
  • Dâu tây

3.13 Thực đơn ngày 13

  • Chả đậu xanh
  • Bí đỏ và củ cải trắng luộc
  • Quýt bóc vỏ, tách múi, bỏ hạt
thuc-don-an-dam-blw-trong-30-ngay-dau-cho-be-6-thang-tuoi-4-voh
Ảnh minh họa

3.14 Thực đơn ngày 14

  • Bánh khoai lang chiên
  • Xoài chín
  • Đậu Nhật hấp
  • Cà tím luộc

3.15 Thực đơn ngày 15

  • Tôm áp chảo
  • Khoai lang và su su luộc
  • Cà chua bi vàng
  • Đu đủ chín

3.16 Thực đơn ngày 16

  • Ớt chuông hấp
  • Bông cải hấp
  • Thanh long đỏ
Ảnh minh họa

3.17 Thực đơn ngày 17

  • Gà rang
  • Cà rốt luộc
  • Khoai tây nướng
  • Wiki

3.18 Thực đơn ngày 18

  • Bí xanh luộc
  • Súp lơ xanh hấp
  • Que phomai

3.19 Thực đơn ngày 19

  • Măng tây luộc
  • Cà tím nướng
  • Dưa lưới
Ảnh minh họa

3.20 Thực đơn ngày 20

  • Bánh mỳ
  • Măng tây xào
  • Bông cải trắng luộc
  • Cam lột vỏ, bỏ hạt

3.21 Thực đơn ngày 21

  • Cơm nát trộn củ quả thập cẩm
  • Cánh gà chiên xù
  • Dâu tây
Ảnh minh họa

3.22 Thực đơn ngày 22

  • Bánh mỳ nướng
  • Cà rốt hấp
  • Chuối

3.23 Thực đơn ngày 23

  • Bí đỏ hấp
  • Đâu cove luộc
  • Bơ chín

3.24 Thực đơn ngày 24

  • Khoai lang nướng
  • Thịt ức gà luộc, xé nhỏ
  • Xoài chín

3.25 Thực đơn ngày 25

  • Su su luộc
  • Củ cải luộc
  • Táo nướng quế

3.26 Thực đơn ngày 26

  • Đậu Hà lan hấp
  • Khoai tây hấp
  • Táo nướng

3.27 Thực đơn ngày 27

  • Măng tây luộc
  • Cánh gà áp chảo
  • Táo

3.28 Thực đơn ngày 28

  • Bánh mỳ thập cẩm
  • Cà rốt luộc
  • Kiwi

3.29 Thực đơn ngày 29

3.29 Thực đơn ngày 29
3.29 Thực đơn ngày 29
  • Đậu đũa hấp
  • Bánh mỳ
  • Bột mỳ chiên
  • Cà rốt luộc.
  • Cam bóc vỏ, bỏ hạt
Ảnh minh họa

3.30 Thực đơn ngày 30

  • Cơm trộn củ quả thập cẩm
  • Cánh gà chiên xù
  • Dâu tây

4. Gợi ý điều chỉnh món ăn gia đình trong những tháng đầu tiên bé tập ăn dặm

Như đã nói, mẹ không cần chuẩn gì đặc biệt khi tập cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW, bởi mẹ có thể sử dụng các món ăn dành cho gia đình điều chỉnh lại cho phù hợp hơn với trẻ.

Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ điều chỉnh các món ăn thông thường thành món ăn dặm cho bé:

4.1 Hoa quả và rau củ

Các loại quả to như dưa hấu và đu đủ có thể cắt thành dạng que hoặc hình chữ V.

Các loại quả nhỏ hơn (ví dụ như nho) mẹ nên bổ đôi, để bé dễ cần và dễ đưa lên miệng hơn.

Các loại quả nhỏ hơn (ví dụ như nho) mẹ nên bổ đôi, để bé dễ cần và dễ đưa lên miệng hơn.
Các loại quả nhỏ hơn (ví dụ như nho) mẹ nên bổ đôi, để bé dễ cần và dễ đưa lên miệng hơn.

Những loại quả như táo, lê, đào, mẹ có thể chế biến lại cho mềm để bé dễ gặm và khó bị cắn thành các miếng lớn.

Mẹo nhỏ:

  • Dụng cụ nạo xoắn có thể giúp cắt rau củ quả thành nhiều hình dạng giúp bé dễ cầm hơn.
  • Nên cất sẵn một lượng rau đã được làm sẵn trong tủ lạnh, phòng trường hợp mẹ quyết định ăn món mà mẹ không muốn cho bé ăn cùng.
  • Rau củ nghiền nhừ sẽ là món nước sốt ngon để bé ăn kèm cùng mì ống.

4.2 Thịt

Khi bé mới tập ăn dặm nên cho bé ăn các miếng thịt lớn dễ cầm, dễ mút hoặc dễ nhai. Những ngày đầu, thịt gà là lựa chọn tốt.

Các món thịt sẽ mềm hơn khi mẹ đem đi hầm như, thay vì nướng.

Mẹo nhỏ

  • Mẹ có thể chế biến thịt lợn, thịt bò và thịt cừu cho bé dễ nhai hơn bằng cách cắt ngang thớ, thay vì cắt dọc thớ. Tuy nhiên, với thịt gia cầm (thịt gà, thịt gà tây, thịt vịt…) tốt nhất là chia thịt dọc thớ, nếu không bé sẽ khó cầm vì nó dễ bở ra.

Với những trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW những hạn chế nghiêm ngặt về thức ăn là không cần thiết. Mẹ chỉ cần đảm bảo thực phẩm chế biến luôn được tươi ngon và nấu không nêm muối hoặc đường trong bữa ăn của trẻ.

Ngoài ra cần lưu ý, mặc dù thực đơn ăn dặm BLW mang lại nhiều lợi ích cho cả bé và mẹ. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng áp dụng được. Chính vì thế, mẹ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp này cũng như các phương pháp ăn dặm khác để có được sự lựa chọn hợp lý nhất.

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *