[ KINH NGHIỆM ] Lần Đầu Làm Bố Và Các Kiến Thức Cần Biết

Việc được trở thành cha mẹ là một trong những khoảnh khắc thú vị nhất trong cuộc sống. Khoảnh khắc này không chỉ làm thay đổi cuộc sống của người mẹ mà với người cha, đây cũng là một bước ngoặt lớn có thể làm đảo lộn mọi thứ. Nếu đây là lần đầu bạn làm bố và đang cảm thấy bỡ ngỡ với mọi thứ xung quanh, hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây để có thêm một số thông tin hữu ích nhé.

1. Kinh nghiệm làm bố lần đầu và những điều cần biết

Trong thời gian vợ đang mang thai, các ông bố tương lai cần tích cực tìm hiểu và trau dồi kinh nghiệm làm cha lần đầu. Nên tranh thủ làm những điều sau đây trước khi em bé chào đời:

1.1 Kết nối với em bé

Trong suốt thai kỳ của vợ bầu, các ông bố thường không thể nào cảm nhận hết được cảm giác sắp trở thành bố của đứa trẻ nhiều như đối với người mẹ. Nguyên nhân là do bố chưa có nhiều kết nối với em bé, trong khi với mẹ thì có thể cảm nhận rõ ràng do bé đang nằm ngay trong bụng mình. Để thiết lập mối liên kết với con, hãy thường xuyên đặt tay lên bụng vợ để cảm nhận những cử động, những cú đạp của con, tham gia cùng vợ trong các buổi thăm khám trước khi sinh và lắng nghe những lời khuyên từ bác sĩ. Ngoài ra, bố có thể nói chuyện, đọc sách hoặc hát cho con nghe ngay trước bụng mẹ để giúp con nhận ra giọng nói của bố sau khi sinh ra.

[ KINH NGHIỆM ] Lần Đầu Làm Bố Và Các Kiến Thức Cần Biết
[ KINH NGHIỆM ] Lần Đầu Làm Bố Và Các Kiến Thức Cần Biết

1.2 Tham dự khóa học tiền sản

Các lớp học tiền sản sẽ giúp thai phụ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai và chuyển dạ. Mặt khác, bố tương lai cũng học được kha khá kinh nghiệm làm cha lần đầu, đặc biệt là cách chăm sóc trẻ sơ sinh để hỗ trợ cho vợ khi cần thiết.

1.3 Chuẩn bị kế hoạch tài chính

Nếu khó khăn về mặt tài chính, người chồng có thể nhờ đến sự hỗ trợ và lời khuyên từ bạn bè, người thân hoặc một chuyên gia về tài chính để giúp gia đình xử lý những chi phí phát sinh khi nuôi con sau này.

1.4 Học hỏi từ các ông bố khác

Khi mang thai, người phụ nữ có thể nhận được nhiều lời khuyên hữu ích từ bác sĩ, người thân, bạn bè và các bà mẹ khác, những người đã từng hoặc đang mang thai. Tương tự như vậy, bố cũng nên có một mạng lưới các mối quan hệ cần thiết trong thời gian này. Hãy tìm kiếm người thân họ hàng, bạn bè, đặc biệt là chính bố của mình, những người đã từng trải qua giai đoạn lần đầu làm cha để có thể chia sẻ những lời khuyên, kinh nghiệm cần thiết trước khi con chào đời.

1.5 Tâm sự với vợ

Khuyến khích vợ bầu chia sẻ những khó khăn của việc mang thai cũng là cách để cảm nhận vai trò người làm cha trong cuộc sống sau này của con.

>>> Tham khảo: 7 Kiểu Ông Bố Làm Hại Cuộc Đời Con Mà Bố Nào Cũng Có Thể Mắc Phải

1.6 Suy nghĩ về hình mẫu người bố muốn trở thành

Bố của bạn chính là hình mẫu lý tưởng của một người bố hoàn hảo. Hãy học hỏi kinh nghiệm làm bố lần đầu từ chính người đã sinh ra và nuôi nấng mình khôn lớn.

1.7 Tránh hút thuốc

Nếu bạn là người có thói quen hút thuốc, hãy bỏ thói quen này ngay hôm nay. Bởi việc hít phải khói thuốc không chỉ gây nguy hiểm cho người vợ mà nó ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

 1.8 Tìm hiểu về thói quen của bé

Do còn rất nhỏ nên con sẽ không thể nói với bạn rằng bé muốn gì. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể biết được thông qua một số thói quen nho nhỏ của trẻ. Với những người lần đầu làm bố, việc này có thể khó khăn nhưng dần dần, bạn sẽ sớm hiểu được bé yêu của mình.

1.9 Tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc khi lần đầu làm cha

Đừng suy nghĩ quá nhiều hay tự làm khó chính mình. Nuôi con không hề dễ nhưng chắc chắn đây sẽ là hành trình có rất nhiều niềm vui. Hãy làm những điều bạn cho là đúng và tận hưởng những khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình nhé.

1.10. Dành thời gian ở riêng với bé

Dù bận bịu đến mấy, bạn cũng nên cố gắng ở riêng với bé khoảng 30 đến 60 phút mỗi ngày. Bạn có thể hát ru, vỗ về, ôm bé ở trước ngực hoặc đơn giản là nói chuyện với bé. Đây là cách tốt nhất để gắn kết tình cảm với bé cưng của bạn.

2. Hiểu những khó khăn của việc lần đầu làm bố

Chỉ có những người lần đầu làm bố mới hiểu được sự quý giá của giấc ngủ ngon khi chăm trẻ sơ sinh Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là điều dễ dàng. Lần đầu làm bố có thể gặp phải những khó khăn sau đây:

  • Số ngày nghỉ thai sản bị hạn chế

Không giống như ở phụ nữ, chế độ thai sản dành cho người đàn ông trong gia đình khá hạn chế. Lịch làm việc dày đặc và phải có mặt ở công ty thường xuyên sẽ khiến cho bố không thể dành nhiều thời gian cho con sau khi chào đời.

  • Trách nhiệm làm cha

Trẻ sơ sinh đòi hỏi phải nhận được sự chăm sóc liên tục từ đấng sinh thành và đó được xem là trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ. Ngoài việc cho con ăn, thay tã và dỗ khi con khóc, cha mẹ còn phải thực hiện những công việc khác, chẳng hạn như làm việc nhà, sắm sửa đồ đạc và một số hoạt động cá nhân khác. Điều này có thể gây ra áp lực không nhỏ cho những người lần đầu làm cha, khi đã quá quen với lối sống độc lập và cảm thấy khó khăn khi phải nhận thêm trách nhiệm đối với thành viên mới trong gia đình.

  • Mất ngủ

Chỉ có những người lần đầu làm bố mới hiểu được sự quý giá của giấc ngủ ngon khi chăm trẻ sơ sinh. Trên thực tế, em bé quấy khóc liên tục khiến cho bố mẹ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn. Thiếu ngủ dài ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Giảm thời gian gần gũi với vợ

Khi có con, cả hai vợ chồng sẽ vô cùng bận rộn, đồng nghĩa với việc hai người sẽ không có nhiều thời gian bên nhau trong ngày như lúc chưa sinh. Mặt khác, người phụ nữ sau sinh thường dành nhiều tình cảm và sự quan tâm cho con. Do đó, những người lần đầu làm bố đôi khi sẽ có cảm giác bị vợ mình “bỏ rơi”.

  • Giảm khả năng sinh hoạt tình dục

Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ trở nên kiệt sức, kèm theo đó là căng thẳng về mặt tinh thần, khiến cho đời sống tình dục vợ chồng cũng bị ảnh hưởng. Phụ nữ sau sinh cần thời gian để phục hồi hoàn toàn trước khi có thể gần gũi với chồng.

3. Lời khuyên cho người lần đầu làm cha

Sau khi em bé được sinh ra là lúc “ông bố tương lai” chính thức trở thành bố. Các lời khuyên sau đây sẽ giúp những người lần đầu làm cha giảm đi phần nào căng thẳng và bỡ ngỡ:

  • “Hồi sức” cùng hai mẹ con tại bệnh viện

Nếu bệnh viện cho phép, hãy thu xếp thời gian và công việc để đến phòng hồi sức cùng với vợ và trẻ sơ sinh cho đến ngày đưa bé về nhà.

  • Thay phiên nhau chăm sóc em bé

Các ông bố nên hỗ trợ cho vợ bằng cách thực hiện những việc đơn giản có thể làm được, chẳng hạn như thay phiên cho con ăn, thay tã, trông chừng em bé.

  • Dành thời gian chơi với con

Nhiều ông bố sau sinh không thể dành thời gian cho con và chơi với con, dẫn đến trải nghiệm của con không đầy đủ. Trên thực tế, phụ nữ nuôi con thường có xu hướng chăm sóc con bằng những hành động nhẹ nhàng, đơn giản. Trong khi đó, đàn ông nuôi con thường cho em bé tham gia vào các hoạt động liên quan đến thể lực và trí tuệ. Cả hai cách nuôi con đều quan trọng và cần thiết, giúp cho bé cảm nhận đầy đủ tình thương cũng như sự quan tâm của cha mẹ dành cho bé. Nụ cười của con chính là dấu hiệu cho thấy điều này.

  • Thể hiện tình cảm thân mật với vợ

Nếu cảm thấy khó khăn trong chuyện tình dục, vợ chồng vẫn có thể duy trì tình cảm thân mật qua những cái ôm, hôn hoặc đơn giản là xoa bóp vai cho nhau. Những hành động này có thể giúp vợ chồng bạn kết nối lại tình cảm trong những tháng mang thai căng thẳng và hỗ trợ nhau tốt hơn trong việc nuôi con.

  • Tìm sự trợ giúp nếu cần thiết

Lần đầu làm cha là trải nghiệm rất khó khăn, nhưng bạn không hề cô đơn. Nếu không thể xử lý những vấn đề trong chuyện nuôi con, chuyện tình cảm hoặc nếu nhận thấy triệu chứng của trầm cảm, hãy nhờ đến sự trợ giúp từ bác sĩ, những người có chuyên môn.

Sau khi sinh con, cuộc sống của cả hai vợ chồng có thể hoàn toàn thay đổi. Bằng cách chuẩn bị từ sớm và lập kế hoạch để thích nghi với sự thay đổi, những người lần đầu làm cha có thể giảm bớt căng thẳng và trở thành một người cha hoàn hảo của con.

4. Tâm lý lần đầu làm cha

Dưới đây là những tâm lý cơ bản khi lần đầu làm cha mà nhiều ông bố phải vượt qua

4.1 Áp lực về tài chính

Chi phí sinh đẻ, chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiêm ngừa bệnh, mua tã lót, quần áo sơ sinh và các vật dụng khác cho em bé khiến cho ngân sách của gia đình nhanh chóng giảm đi. Áp lực tài chính sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu bố mẹ phải dọn ra ở riêng, thuê một người trông trẻ hoặc một trong hai vợ chồng phải nghỉ phép không lương hoặc chuyển công việc khác để dành thời gian chăm sóc em bé.

4.2 Phiền muộn

Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng trầm cảm sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thậm chí xuất hiện những hành vi gây nguy hiểm cho con. Hiện tượng này cũng xảy ra với số ít nam giới lần đầu làm cha.

5. Sách lần đầu làm cha

Để giúp các bố có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần đầu làm bố chúng tôi khuyên các ông bố nên đọc thêm cuốn cẩm nang Lần đầu làm cha. Cuốn sách sẽ cung cấp các thông tin hữu ích sau

  • Khi nào ta biết được giới tính của bé?
  • Ông bố không tham dự ca sinh có phải là một ông bố tồi?
  • Làm sao để chuẩn bị bình sữa cho bé cưng?
  • Các bố có khả năng bị buồn chán sau sinh không?
  • Công việc căng như dây đàn, nếu phải thức đêm chăm con ta sẽ gục mất. Có cách nào để thu xếp ổn thỏa?
  • Mọi thứ đều chỉ xoay quanh con, làm sao để ta và vợ có đời sống riêng mình?

Thời điểm chập chững làm cha cũng là lúc bạn phải đương đầu với muôn vàn câu hỏi. Dù nghiêm túc hay bông lơn, vặt vãnh hay xác đáng, mỗi câu hỏi đều trọng đại và cần thiết như nhau. Cuốn cẩm nang trên tay bạn đây là lời hồi đáp mà bạn cần. Không giáo điều, không dạy bảo, mà là những câu trả lời thân tình, những thông tin thiết thực, những mẹo vặt, những lời khuyên bổ ích cho ông bố tương lai. Tất cả là hành trang tuyệt vời cho hành trình phi thường ấy: cuộc chào đón một đứa trẻ ra đời!

>>>> Tham khảo sách trên Fahasa

6. Khoá học lần đầu làm bố

Các bố cũng có thể tham khảo khoá học lần đầu làm bố trên Unica

5/5 - (2 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *