Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào? Mang thai lần 2 bao nhiêu lâu thì sinh? Tuy rằng đã có kinh nghiệm từ lần mang thai đầu tiên nhưng lần 2 mẹ bầu cũng có nhiều khác biệt. Cùng tìm hiểu bài viết dưới nha.
Các Nội Dung Chính
Mang thai thường sinh ở tuần bao nhiêu?
Thông thường, ngày dự sinh được tính là ngày khi thai được 40 tuần tuổi, theo quan niệm dân gian, đây chính là thời điểm đủ 9 tháng 10 ngày.Tuy nhiên, không phải đợi đến thời gian này thai mới phát triển hoàn thiện. Từ 38 tuần trở đi thai nhi đã phát triển hoàn thiện về cơ thể và chức năng và hoàn toàn có thể sống dễ dàng ở môi trường ngoài. Thời gian tốt nhất để em bé chào đời là vào khoảng từ tuần 39-41.
Dựa vào số tuổi thai lúc em bé chào đời người ta sẽ phân chia ra như sau:
+ Trẻ đẻ non: Khi trẻ sinh ra dưới 37 tuần thai
+ Trẻ sinh sớm: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 37- 38
+Trẻ sinh đủ tháng: Khi trẻ được sinh ra trong khoảng tuần 39-40
+ Trẻ sinh ra từ tuần thứ 42 của thai kì trở đi được gọi là trẻ sinh già tháng.
Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh?
Mặc dù phân chia như vậy nhưng trên thực tế, thời gian sinh hầu như không đồng đều ở mọi thai phụ. Quá trình này còn phụ thuộc vào tình trạng thai, sức khỏe của người mẹ, yêu tố tâm lý hay sự kích thích từ môi trường bên ngoài mà thai phụ có thể sinh sớm hay muộn hơn dự sinh khoảng từ 1-2 tuần là điều hoàn toàn bình thường.
Quá trình mang thai và sinh con lần 2 có những khác biệt nhất định với lần đầu, bởi vậy, người ta thường dùng từ con so ( sinh con lần đầu) hay con dạ ( sinh con lần sau) để phân biệt những quá trình này. Mặc dù có những điểm khác nhau như vậy, tuy nhiên thời gian sinh hoàn toàn toàn không liên quan gì đến bạn đang sinh con lần 1 hay lần 2. Quan niệm mang thai lần 2 thường sinh muộn hay sinh sớm đề không chính xác. Mẹ bầu không nên chủ quan mà phải theo dõi thật kĩ các dấu hiệu chuyển dạ.
Điều đó có nghĩa là, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi bình thường, bé vẫn sẽ chào đời khi đủ 9 tháng 10 ngày. Trường hợp nếu mẹ đã có tiền sử sinh non ở lần sinh nở trước thì điều đó rất có thể sẽ tái diễn ở lần mang thai này. Mẹ nên trao đổi với bác sĩ tình trạng để có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, cũng như đi thăm khám ngay nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Xem thêm: 7 Truyện Thai Giáo Cho Bé Trong Bụng Mẹ Được Các Mẹ Kể Nhiều Nhất.
Mang thai lần 2 sinh sớm hay muộn có sao không?
Như đã nói ở trên, dù là lần mang thai thứ mấy thì thời gian hoàn thiện nhất cho trẻ chào đời là từ 39-41 tuần. Trẻ sinh non ( trước 37 tuần) hay sinh muộn ( sau 42 tuần) có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
Sinh sớm khi mang thai lần 2
Vấn đề đầu tiên và hay gặp nhất ở những trẻ này là rối loạn hô hấp. Nguyên nhân do thiếu hụt chất surfactant khiến cho các phế nang không dãn nở tốt, trẻ dễ bị tím tái, khó thở. Trẻ cũng dễ bị ngạt trong quá trình sơ sinh, đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, cần xử trí kịp thời nếu không sẽ đưa đến hậu quả đáng tiếc.
Trẻ sinh non tháng cũng có nguy cơ bị vàng da hơn những trẻ được sinh ra đúng ngày. Vàng da là một tình trạng nguy hiểm, có thể gây độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc mang di chứng suốt đời. Nguyên nhân của tình trạng này là do chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện, chưa thực hiện được chức năng chuyển hóa dẫn đến tích tụ bilirubin gây vàng da.
Chức năng miễn dịch của những trẻ này cũng chưa đầy đủ, do đó, trẻ cũng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm ruột, nhiễm trùng huyết,…
Ngoài ra, một số bệnh lí mà trẻ sơ sinh non tháng cũng rất dễ gặp phải đó là thiếu hụt yếu tố đông máu, rối loạn chuyển hóa, xơ võng mạc,…
Xem thêm: 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2
Mang thai lần 2 quá ngày dự sinh
Trẻ sinh già tháng đều mang những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con.
Đối với mẹ: Thai già tháng thường có nguy cơ phải mổ lấy thai hoặc can thiệp thủ thuật do thai to. Quá trình này gây nên nhiều biến chứng như đẻ khó, chảy máu sau sinh, tổn thương khung chậu, tăng thời gian nằm viện.
Đối với con: Nguy hiểm nhất đối với những trẻ sinh già tháng là tình trạng ngạt, sặc nước ối có lẫn phân su. Thiểu ối, suy thai, nhiễm trùng ối, máu cô đặc hay rối loạn điện giải cũng là những biến chứng dễ gặp phải ở những trẻ này. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh già tháng cao gấp 2-4 lần trẻ sinh đủ tháng và tỉ lệ này càng cao nếu số tuổi thai càng già.
Mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào?
Ở lần thứ 2 mang thai, dấu hiệu mang thai sẽ khác so với lần đầu.
Lần 2 có nhiều kinh nghiệm hơn so với lần đầu
Sau khi sinh lần đầu tất cả các mẹ sẽ đều có kinh nghiệm hơn, mẹ sẽ không phải sợ sệt, lo lắng về những điều sẽ xảy ra trong thai kì. Khi này, những khó khăn, vất vả trong suốt cả thai kì từ lúc thụ thai cho đến khi sinh mẹ đã nắm vững trong lòng bàn tay. Mẹ cũng có thể không cần đến sự tư vấn của bác sĩ về những vấn đề mà mình đã trải qua.
Mang thai lần 2 tăng cân nhanh hơn
Mỗi lần mang thai mẹ sẽ có những trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định được rằng khi mang thai lần 2 mẹ dễ tăng cân hơn lần đầu. Đồng thời khi mang thai lần 2 mẹ đã biết cách ăn uống hợp lý để tốt nhất cho thai nhi. Khi dễ tăng cân hơn khiến cho mẹ khi mang thai lần 2 lấy lại vóc dáng chậm hơn lần đầu.
Bụng của mẹ bầu lần 2 to ra sớm và thấp hơn lần đầu
So với lần đầu mang thai, Vòng bụng của mẹ to ra sớm khoảng 1 tháng ở lần thứ 2 mang thai. Điều đó là do sau lần mang thai đầu tiên tử cung không co lại về được như trạng ban đầu nên vòng bụng sẽ lớn ra nhanh hơn.
Bụng bầu thấp hơn lần đầu: Cơ bụng bị giãn nhiều trong lần đầu mang thai khiến cho cơ bụng bị yếu hơn. Khi cơ bụng yếu khả năng nâng đỡ tử cung giảm dẫn đến bụng bầu thấp hơn. Mẹ sẽ dễ thở hơn và ăn uống tốt hơn khi bụng bầu thấp hơn như thế này. Nhưng khi bụng bầu thấp hơn thì sự đi vệ sinh nhiều sẽ sớm xuất hiện và áp lực đè lên khung chậu sẽ tăng lên.
Để giúp vùng chậu được vững chắc, tử cung ít bị giãn các mẹ có thể tập Kegel, tránh làm công việc nặng nhọc, không ngồi một chỗ lâu, đi lại vận động nhẹ nhàng nhiều hơn,…..
Thai nhi sẽ đạp sớm hơn
Trong lần đầu tiên mang thai, mẹ cảm nhận được thai nhi cử động vào khoảng tuần thứ 19 hay 20 của thai kì. Còn khi mang thai lần 2 con sẽ đạp sớm hơn, rơi vào khoảng tuần tứ 16 hoặc 17.
Mang bầu lần 2 chuyển dạ dễ hơn và nhanh hơn
Việc chuyển dạ nhanh là dễ dàng hơn là một điều thuận lời của những lần sinh sau. Thời gian chuyển dạ lần 2 thường rút ngắn một nửa so với lần đầu. Lý do là sau lần sinh đầu tiên cổ tử cung của mẹ dễ mở hơn và mẹ đã biết cách rặn tốt hơn.
Còn đối với sinh mổ, thì khi này mẹ đã biết cách và chủ động để mổ, tâm lý không còn sợ mổ như lần đầu. Đồng thời mổ lần 2 sức khỏe của mẹ cũng dễ dàng phục hồi hơn.
Ốm nghén khi mang thai lần 2 cũng khác hơn
Mẹ không còn nhiều cơn ốm nghén nữa hoặc là các cơn ốm nghén sẽ rầm rộ hơn. Ốm nghén lần 2 cũng sẽ không giống như lần 1.
Mẹ đi vệ sinh nhiều hơn
Mang thai lần 2 xuất hiện nhiều cơn co thắt ở vùng chậu: Nguyên nhân là do sự thay đổi về nội tiết, cơ đã không còn đàn hồi được như ban đầu. Việc này dẫn đến tăng áp lực vùng chậu và xuất hiện nhiều sự co thắt hơn. Do đó mẹ sẽ đi WC nhiều hơn.
Mang thai lần 2 mẹ đau lưng nhiều hơn
Đau lưng, chuột rút: Sức nặng của tử cung đè nén tạo áp lực mạnh lên chi dưới và lưng. Để hạn chế đau lưng, chuột rút, các mẹ có thể massage cho vùng chi dưới và lưng. Đồng thời bổ sung cho cơ thể đầy đủ canxi qua thực phẩm hoặc qua thuốc.
Mang thai lần 2 tiêm phòng khi nào?
Việc tiêm phòng lần 2 phụ thuộc vào số lượng và hiệu lực các mũi tiêm lần 1 của mẹ. Một số mũi tiêm có hiệu lực kéo dài như thủy đậu, sởi-quai bị-rubella mẹ không cần phải tiềm phòn lại.
Một số mũi tiêm mẹ cần thực hiện trong lần mang thai thứ 2:
+ Mẹ cần tiêm thêm một mũi Uốn ván vào 3 tháng giữa thai kỳ nếu trong vòng 5 năm chưa tiêm nhắc lại.
+ Nên tiêm bạch hầu, ho gà, uốn ván vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 thai kỳ nếu mẹ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi những vaccin này từ nhỏ
+ Nếu mẹ đã được tiêm 3-4 mũi uốn vãn, lần cuối trên 1 năm thì hãy tiêm thêm 1 mũi
+ Nếu mẹ đã tiêm đầy đủ 5 mũi uốn ván thì lần mang thai thứ 2 không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, nếu mũi thứ 5 đã tiêm trên 10 năm thì nên tiêm thêm 1 mũi.
Trên đây là một vài những mang thai lần 2 khác lần 1 như thế nào? Nhiều mẹ có thể nhận ra những điều này nhưng có những mẹ không để ý sẽ không phát hiện ra. Qua đây tôi hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mẹ và bé. Chúc các mẹ sẽ sớm có một thai kì hoàn hảo, một thiên thần đáng yêu !
Cần chú ý gì để sinh con lần 2 đủ ngày đủ tháng
Mẹ bầu cần chú ý những điều sau để con sinh ra đủ ngày, đủ tháng:
Chế độ dinh dưỡng hợp lý khi mang bầu lần 2
Một chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ như: protein, canxi, sắt, acid folic, kẽm, vitamin sẽ đảm bảo cho thai nhi có sự phát triển tốt trong thai kỳ. Mẹ cũng nên tránh xa các loại thực phẩm không tốt như thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích trong thai kỳ.
Mang thai lần 2 uống thuốc gì?
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc sử dụng các loại viên uống bổ sung trong thai kỳ là việc vô cùng cần thiết, giúp cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa đầy đủ vitamin, khoáng chất, sắt, axit folic, canxi, DHA… cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Lối sống khoa học, lành mạnh
Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, thể dục nhẹ nhàng, tránh xa chất kích thích sẽ là lời khuyên thích hợp đối với những mẹ muốn sinh con đủ tháng.
Khám thai định kỳ
Điều này giúp mẹ theo dõi được sự phát triển của bé, phát hiện được những bất thường trong thai kỳ để có biện pháp xử trí kịp thời. Trường hợp có khả năng sinh non, bác sĩ có thể sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp để giữ thai. Đối với thai già tháng, việc khám thai giúp phát hiện nguy cơ suy thai để có phương pháp xử trí kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Chú ý vận động
Đặc biệt, trong những tháng cuối của thai kỳ mẹ cũng nên vận động nhẹ nhàng, tránh các kích thích làm tăng nguy cơ sinh sớm như: vận động mạnh, căng thẳng, xoa bụng, xoa đầu ti, đi chơi xa, cúi người, ngồi xổm, hay ăn những thực phẩm gây co bóp tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,… để tránh nguy cơ sinh non.
Sinh con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là điều mong mỏi của tất cả mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Đối với những mẹ sinh con lần 2 thì điều này cũng không ngoại lệ. Trên đây là những thông tin về mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh cũng như làm thế nào để trẻ được sinh ra đủ tháng. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ an toàn và trọn vẹn!