Làm Bạn Với Con – 10 Nguyên Tắc Và Bí Quyết Cha Mẹ Phải Biết

Làm bạn cùng con, được con tâm sự mọi điều là mong ước không của riêng cha mẹ nào. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn. Dưới đây là những nguyên tắc và phương pháp cho các phụ huynh.

1. Làm bạn với con là gì? Tại sao nó cần thiết?

Làm bạn với con là mong ước của bất cứ bậc cha mẹ nào trên thế giới này đều là được làm bạn cùng con, được con coi là nơi trút bầu tâm sự mọi điều. Làm bạn với con cũng là con đường ngắn nhất và thuận lợi nhất giúp cha mẹ nuôi dạy con dễ dàng hơn.

làm bạn với con
làm bạn với con

Làm bạn với con giúp cha mẹ hiểu con hơn. Nhờ đó có thể lắng nghe và hỗ trợ trẻ trong quá trình phát triển. Giúp trẻ hiểu hơn về cuộc sống và tránh mắc phải những sai làm không đáng có.

2. Nguyên tắc làm bạn với con

Biết đặt mình vào vị trí của con, dành thời gian chơi với con… sẽ giúp cha mẹ trở thành một người bạn của con. Dưới đây là những nguyên tắc cha mẹ cần phải ghi nhớ để có thể làm bạn với con.

2.1. Trước hết, cha mẹ vẫn là cha mẹ

Bước đầu tiên trong việc xây dựng một mối quan hệ bền vững với con cái, đó là nhấn mạnh với con “nguyên tắc vàng”: cha mẹ vẫn là cha mẹ. Nhiều phụ huynh cố gắng thân thiện để làm bạn với con đến mức khiến con quên đi rằng trước khi là bạn, đó vẫn là cha mẹ mình. Dĩ nhiên, có thể trở thành bạn thân của con là điều rất tuyệt vời, nhưng cũng đừng quên vai trò phụ huynh của mình, và rằng ngoài cha mẹ, con vẫn có rất nhiều người bạn khác cùng lứa tuổi ở trường. Cho con tự do là điều tốt, nhưng cha mẹ cũng đừng quên, nếu nước Mỹ đã dạy cho thế giới được bài học gì, thì đó chính là quá nhiều tự do cũng có thể dẫn đến những hậu quả xấu. Điều này đúng với một quốc gia, và dĩ nhiên cũng đúng với một cá nhân nhỏ là con trẻ.

2.1. Trước hết, cha mẹ vẫn là cha mẹ
2.1. Trước hết, cha mẹ vẫn là cha mẹ

Tình bạn thực sự không có nghĩa là chỉ cười-và-đồng ý, hay giả vờ như mọi việc đều ổn. Nếu cha mẹ cho phép trẻ làm mọi điều con muốn chỉ để duy trì tình cảm tốt giữa cả hai, điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy rằng con sẽ càng ngày càng nổi loạn. Khi không có những giới hạn được đặt ra bởi cha mẹ, trẻ sẽ có khả năng tự ý làm mọi thứ và thực hiện những điều không phù hợp với lứa tuổi của con. Thay vì cố chiều mọi thứ để khiến con vui, với hy vọng rằng con sẽ xem cha mẹ như bạn bè, hãy trở thành một người bạn thực sự. Người bạn thực sự sẽ đặt lợi ích của bạn mình lên trên hết, dù rằng điều đó nghĩa là đôi khi chúng ta phải đưa ra những quyết định cứng rắn hơn.

2.2 Đặt con ngang bằng khi trò chuyện

Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải tự hạ mình, hoặc phải nâng con lên địa vị của một người lớn để cha/mẹ và con có thể đặt ở vị trí ngang bằng nhau. Cha mẹ không nên nhìn xuống con cái theo đường chéo với kiểu người lớn – con nhỏ. Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất để nói chuyện với con, bởi hợp phong cách mới có thể chơi được.

Đặt ngang bằng không có nghĩa là cá mè một lứa, mà ở đây chính là bạn đặt mình vào chính vị trí của con để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Cứ nhìn vào cuộc sống, những bà mẹ U50 càng “xí xọn” càng thân với con gái, nhưng ông bố càng tỏ ra là nghiêm càng đẩy con ra xa mình.

Tại sao khi con còn nhỏ, đang bi bô tập nói, bạn sẵn sàng giả giọng ngọng nghịu để nói với con: “Ôi xương quá”. Nhưng đến khi con lớn, bạn lại luôn phán xét con qua lăng kính của một người từng trải đối với một đứa trẻ đang chập chững vào đời.

Trong cuộc sống, trước một sự vật, hiện tượng, chúng ta thường mô tả, chỉ trích, bình luận, nhận định mà ít đưa ra giải pháp. Ta áp dụng thói quen này trong cả việc nuôi dạy con. Điều này không mang lại lợi ích nào cho con trẻ, chưa kể sẽ khiến con tách xa bạn hơn. Thay vì chê con học dốt thế, điểm kém, bạn nên nghĩ ra giải pháp giúp con điểm cao hơn, học khá hơn.

Thấy con trai có bạn gái, bạn đánh đòn phủ đầu: “Nứt mắt đã bày đặt chuyện yêu đương”, đảm bảo từ đó bé sẽ giấu nhẹm chuyện của mình. Nếu bạn nói chuyện với con như hai người đàn ông “Em đó xinh nhỉ”, bạn sẽ khai thác được thông tin từ con, giúp con đi đúng đường. Vì không thể ngăn cản, nên tốt nhất bạn hãy chọn cách làm sao để có thể kiểm soát được tình hình.

2.3 Tôn trọng cảm xúc của con

Nhiều bậc cha mẹ thường mắc sai lầm khi áp đặt hành động của con bằng suy nghĩ của bản thân. Khi con khó chịu, cáu giận không lý do,… thay vì chia sẻ, lắng nghe thì nhiều bố mẹ lại bỏ qua, thậm chí là gắt gỏng với con. Những hành động tuy nhỏ đó sẽ khiến khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình bị đẩy ra xa hơn, thậm chí con còn nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực như cô đơn, tự ti, chống đối,…

2.4 Thể hiện sự tin tưởng với con

Mặc dù, chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng sống nhưng với sự phát triển của xã hội, thế hệ trẻ luôn là người cập nhật xu hướng nhanh nhạy hơn chúng ta rất nhiều. Bởi vậy, bố mẹ cũng nên chủ động học hỏi từ con như việc sử dụng các ứng dụng, thiết bị công nghệ,… để con và bố mẹ có thêm nhiều thời gian trò chuyện với nhau hơn, đồng thời cũng giúp con tăng khả năng truyền đạt.

Đơn giản hơn, bố mẹ có thể đặt niềm tin vào con bằng những việc nhỏ nhặt như động viên con sẽ đạt điểm tốt, cho con quyết định khi mua sắm,…

2.5. Kiểm soát cảm xúc của bạn

Điều thứ 3 rất quan trọng và cũng là điều khó khăn đối với cha mẹ trong việc học cách làm bạn với con.

Áp lực lớn trong công việc và cuộc sống luôn đè nặng lên vai của các bậc phụ huynh, nhưng đó không phải lý do mà bố mẹ có thể “trút‘ gánh nặng lên người khác, đặc biệt là con. Bởi mỗi người đều có những vấn đề riêng của mình và con cũng vậy. Những áp lực học tập, những xích mích trong quan hệ bạn bè cũng là những áp lực mà con cần bố mẹ ở bên. Vậy nên mỗi lúc căng thẳng, bạn cố gắng đừng mang sự khó chịu về nhà, thay vào đó hãy học cách lắng nghe con nhiều hơn.

3. Cách làm bạn với con

Cách làm bạn với con số 1: Đôi khi giả vờ “ngu”

Để chơi được với con, đôi khi cha mẹ cũng nên giả vờ “ngu”, coi mình không biết. Nếu muốn khai thác một thông tin nào đó từ con, tại sao bạn không giả vờ như mình như chưa biết gì: “Con ơi, chỉ cho bố chơi game này đi”, đảm bảo bé sẽ rất hào hứng chia sẻ cùng bạn. Nếu chơi với ai mà lúc nào bạn cũng bị lép vế, bạn có thích không?

Cách làm bạn với con số 2: Dành thời gian chơi với con

Nhiều bà mẹ bận rộn tự hào khoe rằng họ bỏ ra 3-4 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chơi với con, và trong 3-4 tiếng đó sẽ đút cho con ăn, tắm rửa cho con, dạy con học bài hay đọc sách cho con. Tuy nhiên, đấy chỉ là những công việc chăm sóc. Nếu một ngày không có ít nhất 45 phút chơi với con thuần túy, ở đó không có áp lực học hành hay ăn uống… thì cha mẹ sẽ không thể trở thành người bạn của con.

Cách làm bạn với con số 2: Dành thời gian chơi với con
Cách làm bạn với con số 2: Dành thời gian chơi với con

Khi đi làm, ai cũng có nghìn lẻ áp lực đè lên người, nào là doanh số, kế hoạch, chỉ tiêu, tăng trưởng… khiến quỹ thời gian dành cho con ngày càng eo hẹp. Người lớn cho rằng họp hành, mở rộng quan hệ là thứ bắt buộc nhưng lại nghĩ chơi với con là điều có thể du di, không chơi hôm nay có thể ngày mai, con không chơi với bố mẹ sẽ còn có ông bà. Vô tình chúng ta đã đã tước mất thời gian được chơi cùng bố mẹ của bé, và bạn dần tách mình ra khỏi cuộc sống của bé.

Cách làm bạn với con số 3: Hãy ôm hôn con

Chúng ta tìm mua sữa tốt cho con mà quên việc thể hiện tình cảm. Điều này giống như ngôi nhà to đẹp nhưng thiếu hơi ấm. Khi còn nhỏ, ngoài việc ăn, chơi, ngủ, học… con còn cần một thứ cực kỳ quan trọng, đó là được ôm ấp và vuốt ve. Đây là nhu cầu mãnh liệt của bất cứ trẻ em nào.

Chúng ta hay suy nghĩ về những điều to tát mà quên đi những thứ bình thường. Những cái vô hình thực ra lớn hơn những cái có thể nắm bắt được rất nhiều. Đi tìm những cái vĩ đại không thể giúp con cái trở thành những người vĩ đại, bé có thể thành công, thành đạt nhưng chưa chắc đã thành nhân. Thành nhân chỉ có thể nhờ tình yêu thương của cha mẹ.

Cách làm bạn với con số 4: Luôn có những bữa cơm gia đình

Tưởng chừng như rất nhỏ nhưng bữa cơm gia đình lại là sợi dây gắn kết gia đình. Những bữa cơm là lúc mà mọi người có thể chia sẻ những câu chuyện, những vấn đề trong suốt một ngày dài. Nên dù bận thế nào đi nữa thì gia đình bạn cần có ít nhất một bữa ăn cùng nhau. Trong bữa ăn, bố mẹ cũng nên chủ động khơi gợi cho con nói nhiều hơn.

Khi tình cảm của các thành viên trong gia đình khăng khít thì con có thể dễ dàng chia sẻ những khúc mắc trong quá trình khôn lớn. Nhờ đó, cha mẹ có thể thấu hiểu và có nhiều định hướng tốt hơn cho tương lai của con sau này.

Cách làm bạn với con số 5: Chia sẻ và lắng nghe con

Một trong những điều quan trọng để có thể phát triển tình bạn với trẻ là học cách “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” con cái. Hay nói cách khác, chúng tôi khuyến khích cha mẹ hãy trở thành một “người lắng nghe tích cực” khi giao tiếp cùng con. Lắng nghe tích cực nghĩa là luôn nhìn vào mắt con mỗi khi con nói, đừng bao giờ tự cho rằng mình đã hiểu hết ý của con. Thay vào đó, dùng những câu hỏi để con giải thích thêm về những điều mình nói. Sau đó lặp lại, dùng những từ ngữ khác tóm lại điều con nói, để xem mình có hiểu đúng ý của con không.

Giao tiếp hiệu quả là thứ đi xa hơn cả lời nói. Để có thể thực sự giao tiếp được với trẻ, chúng ta cần phải nỗ lực. Thay vì chỉ hỏi những câu đơn giả, như “Ngày của con hôm nay thế nào?” hay “Con nghĩ gì về…?”, cha mẹ phải thực sự tỏ ra là mình quan tâm và tập trung vào câu chuyện con kể. Khi trẻ cảm nhận được sự quan tâm của cha mẹ, dần dần con sẽ mạnh dạn chia sẻ với cha mẹ nhiều hơn. Giao tiếp với trẻ đòi hỏi nhiều công sức, nhưng vẫn rất đáng thực hiện, bởi đổi lại, chúng ta sẽ có được mối quan hệ và sự kết nối sâu sắc với con.

Cuối cùng, đừng chỉ hỏi, hãy chia sẻ với trẻ câu chuyện của chính bản thân: ngay khi con trả lời xong câu hỏi “Hôm nay con đi học có vui không?” hay “Ở lớp con chơi với bạn nào”, bạn có thể bắt đầu kể về câu chuyện của chính mình. Kể cho con nghe về ngày hôm nay của bạn nếu có thể. Kể về những điều bạn thích, về những trải nghiệm của bạn khi ở độ tuổi của con, mọi thứ khác nhau như thế nào, hay về tất cả những gì mà bạn nghĩ con sẽ hứng thú lắng nghe.

4. Khóa học giúp ba mẹ làm bạn với con

Để giúp các phụ huynh có thể làm bạn với con dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể tham khảo khoá học Làm Bạn Cùng Con

 

4.9/5 - (9 votes)

Check Also

11 Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Bướng Bỉnh Hiệu Quả Ba Mẹ Nên Áp Dụng

11 Cách Dạy Trẻ 3 Tuổi Bướng Bỉnh Hiệu Quả Ba Mẹ Nên Áp Dụng

Làm thế nào nếu con liên tục lì, bướng, không nghe lời, cáu giận, bực …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *