Lời Bài Thơ Phải Là Hai Tay Nhà Trẻ Và Giáo Án Tham Khảo

Bài thơ Phải Là Hai Tay là một bài thơ hay chủ đề bản thân cho bé. Dưới đây là nội dung bài thơ và giáo án cho các cô tham khảo.

1. Nội Dung Bài Thơ Phải Là Hai Tay 

Phải là hai tay

Ngồi bên mẹ bé băn khoăn
Đưa tăm sao lại đưa bằng hai tay
Con ơi, con hỏi rõ hay
Cái tăm nhẹ lắm một tay được rồi
Nhưng đâu chỉ nhẹ mà thôi

Mà là lễ phép với người bề trên
Hai tay kính mến đưa lên
Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra
Đưa mời bố, mẹ, ông,
Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay

Lời Bài Thơ Phải Là Hai Tay Nhà Trẻ Và Giáo Án Tham Khảo
Lời Bài Thơ Phải Là Hai Tay Nhà Trẻ Và Giáo Án Tham Khảo

Trên đây là nội dung Bài Thơ Phải Là Hai Tay, Các phụ huynh có thể tham khảo thêm các bài thơ khác như  Bài thơ lời chào hay Bài thơ Rong và Cá lứa tuổi mầm non.

Ý nghĩa bài thơ phải là hai tay

Bài thơ dạy cho bé khi đưa đồ vật cho người lớn tại sao phải đưa bằng hai tay. Điều đó thể hiện sự lễ phép và kính trọng đối với người lớn của các con.

Giáo án bài thơ Phải Là Hai Tay

Dưới đây là giáo án thơ Phải Là Hai Tay cho các cô tham khảo

Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

– Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết lễ phép với người lớn, hiểu ý nghĩa việc “đưa tăm bằng hai tay”, hiểu nghĩa từ “ băn khoăn”.

– Trẻ đọc thuộc bài thơ.

2. Kỹ năng:

Trẻ biết đọc thơ diễn cảm và thực hiện đưa tăm bằng hai tay.

3. Thái độ

– Thông qua bài thơi giáo dục trẻ lễ giáo, lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

Chuẩn bị:

– Hình ảnh minh hoạ cho bài thơ.

– Lọ tăm đủ cho trẻ  thực hành mời tăm người lớn, các đĩa hoa quả

– Nhạc bài hát: Lời chào của em, Lễ phép bé ngoan, Biết vâng lời mẹ.

Tổ chức hoạt động:

* Hoạt động 1: Gây hứng thú:

1. Ổn định tổ chức – Gây hứng thú

-Cô và trẻ cùng hát bài hát “ Lời chào của em”

+Cô gọi tất cả các con: Các con cùng xúm xít bên cô nào!

(Trẻ xúm xít quanh cô)

+Để mở đầu cho bài học cô con mình cùng hát với nhau bài hát “ Lời chào của em” nhé!

+Các con hát rất hay cô khen cả lớp nào!

– Trao đổi với trẻ về nội dung bài hát:

+Bài hát các con vừa hát có tên là gì?

+Bài hát nói về bạn nhỏ như thế nào?

+Trong bài hát bạn nhỏ đã mang lời chào của mình, chào những ai? (Chào mọi người, các cụ già, những người bề trên….)

+Bạn nhỏ trong bài hát đã chào mọi người khi nào? ( đi học về/ đi chơi/ vào lớp học)

+Các con có biết tại sao bạn phải “có lời chào” mỗi khi đi đâu, gặp ai ko?

=>Các con à! Lời chào thể hiện sự lễ phép của chúng mình đối với người lớn và mọi người xung quanh, vì vậy mỗi khi đi đâu, gặp ai thì các con đều luôn phải mang lời chào theo nhé! Các con có đồng ý với co không nào!

+Vậy bây giờ cô mời các con hãy quay vào nhau và cùng còn kết đôi và mình cùng“chào nhau nào” ( Tớ chào bạn…trẻ khi chào nhau vui, tự nhiên, thân thiện, tình cảm thân thiết)=> tạo cảm xúc tình cảm cho trẻ.

-Các con à! cô biết 1 bài thơ nói về bạn nhỏ hàng ngày làm việc tốt, nhưng bạn lại rất băn khoăn tại sao mình phải lại làm vậy.

Để biết bạn băn khoăn về điều gì? Các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ: “Phải là hai tay” do nhà thơ Phạm Cúc sáng tác nhé. (Cô mời các cn cùng nhẹ nhàng ngồi tại chỗ nào)

2. Bài mới

* Hoạt động 1: Đọc diễn cảm bài thơ

-Đọc thơ lần 1: Cô đọc từ đầu đến hết bài thơ, đọc chậm, diễn cảm.

+Cô vừa đọc cho  lớp mình nghe bào thơ “ Phải là 2 tay” do nhà thơ Phạm Cúc sáng tác đấy.

+Để bài thơ này hay hơn, các con lắng nghe cô đọc lại bài thơ này kết hợp cùng với tranh minh họa nhé

– Đọc thơ lần 2 cùng hình ảnh minh hoạ.

(Vừa rồi cô đã đọc bài thơ “Phải là hai tay” kết hợp cùng với hình ảnh minh họa đấy, bây giờ cô cùng các con cùng tìm hiểu bài thơ này nhé! Nào cô mời các con về chỗ nào!)

* Hoạt động 2:  Đàm thoại – trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung thơ (trẻ ngồi ghế)

– Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?

– Ngồi bên mẹ bạn nhỏ băn khoăn điều gì?

– Câu thơ nào nói lên điều đó?

+ Trích:                            “Ngồi bên mẹ bé băn khoăn

Đưa tăm sao lại đưa bằng hai tay”

+ Con có biết “băn khoăn” có nghĩa là gì không? Các con ạ, băn khoăn có nghĩa là còn chưa hiểu rõ về một điều gì đấy?

– Thế mẹ bạn đã nói gì với bạn?

Trích:

“Con ơi con hỏi rõ hay

Cái tăm nhẹ lắm một tay được rồi

Nhưng đâu chỉ nhẹ mà thôi

Mà là lễ phép với người bề trên”

– Các con có biết từ “bề trên” có nghĩa là gì không? À, bề trên có nghĩa là những  người lớn hơn tuổi chúng mình rất nhiều đấy.

– Theo các con, khi nào chúng ta phải đưa tăm bằng hai tay? Vì sao?

+ Bạn nhỏ trong bài thơ thể hiện sự lễ phép của mình qua câu thơ nào?

Trích:

“ Hai tay kính mến đưa lên

Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra”

+ Vậy cô đố các con biết bạn nhỏ lễ phép hiếu thảo với ai?

Trích:

“Đưa mời bố mẹ ông bà

Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay”

+ Con thấy bạn nhỏ trong bài thơ như thế nào? Vì sao con thấy bạn nhỏ ấy ngoan ngoan, lễ phép?

+ Vậy còn chúng mình, muốn thể hiện sự lễ phép và hiếu thảo của mình với    với ông bà, bố mẹ mình thì các con cần phải làm gì?

=>Vâng lời ông bà bố mẹ, biết giúp đỡ mọi người trong gia đình.

Cô gọi tất cả các con, vừa rồi cô con mình cùng nhau tìm hiểu về bài thơ “Phải là hai tay” do nhà thơ Phạm Cúc sáng tác rồi. Bây giờ cô mời các con cùng đứng lên tại chỗ hát và vận động với cô bài hát “Lễ phép bé ngoan” nào!

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm

– Tập thể lớp đọc 2 lần

+Cả lớp đọc tập thể lần 1 ngồi tại chỗ

+Cả lớp đọc tập thể lần 2 đứng tại chỗ

– Tổ đọc : +Lần 1: Theo ký hiệu tay cô

+Lần 2: Đọc to đọc nhỏ

– Nhóm đọc: lần 1-Nhóm bạn nam lên mời nhóm bạn nữ

lần 2-Nhóm bạn nữ lên mời nhóm bạn nam

-Cá nhân: Mời 1 bạn lên đọc

– Đọc tập thể: cả lớp cùng đứng lên đọc bài thơ

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

5/5 - (4 votes)

Check Also

Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Mầm Non - Lời Thơ Siêu Hay Cho bé

Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ Mầm Non – Lời Thơ Siêu Hay Cho bé

Bài thơ chú gà trống nhỏ là một trong những bài thơ về động vật …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *