Thiền đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ. Nó giúp làm giải tỏa sự nhút nhát và lo lắng cũng như làm giảm sự hung hăng và hiếu động. Thiền cho trẻ em có tác dụng làm tăng khả năng tập trung, sáng tạo và cân bằng cảm xúc. Thiền là công cụ tuyệt vời để trẻ ứng xử với áp lực ở nhà và ở trường. Trẻ em ở nhiều độ tuổi, từ rất nhỏ cho đến vị thành niên, đều có thể tập thiền và đạt được rất nhiều điều tốt đẹp.
1. Lợi ích của phương pháp luyện tập tâm trí bằng thiền là gì?
Dưới đây là những lợi ích không ngờ của thiền cho trẻ em, các phụ huynh cùng tham khảo:
- Thư giãn cơ thể – thiền, bao hàm sự buông bỏ, khả năng từ từ giải tỏa sự căng thẳng ở cơ thể và tâm trí. Ngoài ra, thiền còn là sự thư giãn có lợi ích rất đặc biệt. Nó bao hàm một sự tỉnh táo vững vàng giúp đảm bảo cơ thể sử dụng năng lượng vừa đủ, không chỉ trong việc duy trì tư thế ngồi thẳng khi thiền mà còn trong việc thực hiện những nhiệm vụ thường ngày nữa. Nói cách khác, thiền giáo dục lại cơ thể để nó thoát khỏi các thói quen xấu gây nên căng thẳng và sự gắng sức quá mức cần thiết mà chúng ta vướng phải rất sớm trong cuộc sống. Đi cùng với đó là khả năng nhận thức cơ thể tốt hơn. Thiền sinh sẽ trở nên đồng điệu với cơ thể mình, từ đó phát hiện căng thẳng và kịp thời giải tỏa.
- Nâng cao sự tập trung – sự tập trung là nền tảng cho toàn bộ hệ thống thiền. Nhưng thiền không chỉ được xây dựng trên sự tập trung, mà nó còn là một trong những cách tốt nhất để phát triển sự tập trung. Và sự tập trung phát triển trong thiền, bởi nó là sự tập trung thuần túy chứ không chỉ là khả năng chú tâm vào thứ gì đó. Chính vì vậy mà những người tập thiền sẽ dễ dàng hơn trong việc dịch chuyển tâm trí sang thứ đang cần được học hỏi hay thực hiện và tập trung vào đó cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành.
- Kiểm soát quá trình suy nghĩ tốt hơn – điều này không đồng nghĩa với việc những người tập thiền sẽ có khả năng dừng những suy nghĩ không mong muốn khi cần thiết (dù cho một vài người có thể làm thế). Mà nó có nghĩa rằng họ sẽ ít bị chúng chi phối hơn. Nói một cách đơn giản, họ nhận thức và quan sát được suy nghĩ của mình nhưng không bị chúng điều khiển. Chính vì vậy nên những suy nghĩ không được chào đón sẽ có ít sức mạnh chi phối hay quấy nhiễu tâm trí hơn.
- Nâng cao sự yên tĩnh và khả năng đối mặt với căng thẳng – tương tự như việc suy nghĩ bị giảm sức mạnh chi phối đối với những người tập thiền, cảm xúc cũng vậy. Người tập thiền có thể nhận thức được nỗi buồn hay cơn giận, nhưng cũng giống với các suy nghĩ không mong muốn, những cảm xúc trên tách biệt với người tập thiền. Bên trong họ yên bình và tĩnh lặng bất chấp sự có mặt của chúng.
- Cải thiện chánh niệm – chánh niệm là khả năng năng nhận thức sự việc đang diễn ra xung quanh và chuyển sự chú ý từ việc này sang việc khác khi nó xuất hiện, chứ không bị mất phương hướng bởi mớ suy nghĩ và hội thoại rối rắm bên trong đến mức sống mà như thể đang mộng du vậy.
- Nâng cao hiểu biết về bản thân – nếu chúng ta được hỏi chúng ta có hiểu về bản thân không thì câu trả lời thường là có. Nhưng trên thực tế, đa số chúng ta đều là người lạ trong thế giới tâm trí của mình. Chúng ta có xu hướng sống trên bề mặt của cuộc sống nội tại, chỉ nhận biết được những suy nghĩ có ý thức mà mù mờ về những gì đang xảy ra ở các tầng sâu hơn của vô thức. Thậm chí chúng ta còn hoàn toàn không biết cách thức xuất hiện của suy nghĩ, hay chúng thực sự đến từ đâu.
- Nâng cao suy nghĩ sáng tạo – sáng tạo bao hàm việc tiếp cận, hay cởi mở với những tầng vô thức của tâm trí, nơi mà những ý tưởng độc đáo phát sinh. Phần tâm trí ý thức càng yên lặng bao nhiêu thì chúng ta càng dễ chạm tới tầng vô thức bấy nhiêu.
- Cải thiện trí nhớ – phần lớn chúng ta quên là do không thể tập trung vào những gì đang diễn ra để cất lại những thông tin đó vào trí nhớ. Phần lớn hơn là do sự can thiệp của tâm trí ý thức – đặc biệt là khi chúng ta đang lo lắng hoặc bồn chồn, ví dụ như lúc làm bài kiểm tra chẳng hạn . Thiền làm lắng đọng những cảm xúc đang xuất hiện đó và cho phép chúng ta nhớ lại những điều cần thiết. Việc này được lợi từ khả năng cải thiện nhận thức mà chúng ta đã đề cập ở trên. Chúng ta không thể mong đợi sẽ có thể nhớ một cách hiệu quả nếu không thật sự để tâm đến chúng ngay từ đầu.
Ngoài lợi ích về mặt tâm lý và tâm linh, thiền còn mang tới lợi ích cho sức khỏe. Những lợi ích này tùy vào mỗi người, nhưng có thể bao gồm giảm huyết áp, giảm nhịp tim, cùng những lợi ích khác về mặt sinh lý nhờ được thư giãn và hạ thấp mức độ căng thẳng. Các lợi ích kể trên vận hành không chỉ khi một người đang thiền, mà còn cả trong cuộc sống thường ngày. Thiền sinh sẽ thấy mình ngày càng trở nên điềm tĩnh, không còn bị các cảm xúc tiêu cực và bồn chồn mệt mỏi chi phối nữa. Họ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với thử thách và những áp lực trong cuộc sống thêm nữa, nhờ vào việc trấn tĩnh tâm trí trong thiền trước khi chấp nhận những nhiệm vụ khó khăn, họ thường có khả năng thu về thành công lớn hơn vào giảm thiểu được căng thẳng cho bản thân.
Thiền không phải là thứ chỉ có thể thực hiện khi ngồi khoanh chân trên đệm. Bạn có thể thiền khi đứng, khi nằm hoặc khi ngồi trên ghế. Trạng thái của tâm trí quan trọng hơn rất nhiều so với tư thế của thân thể, dù cho việc ngồi thẳng lưng thật sự có giá trị trong việc hỗ trợ tập trung, cái cốt lõi của thiền. Và thiền cũng không phải là thứ chỉ có thể thực hiện dưới bầu không khí yên lặng và riêng tư trong phòng riêng. Bạn có thể thiền ở mọi nơi – trên tàu, khi đang chờ xe bus trước khi tham dự cuộc họp hay cuộc phỏng vấn – trong bất kỳ thời gian rảnh nào.
>>> Xem thêm Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh THCS – Những Điểm Quan Trọng Nhất
2. Một số phương pháp tập thiền cho trẻ em hiệu quả
2.1 Thiền cho trẻ em bằng cách tưởng tượng
Đối với trẻ mới biết về thiền, cha mẹ nên áp dụng phương pháp thiền động cho trẻ. Thiền động là hướng tập trung vào một việc và không bị xáo trộn lên vì hoạt động khác. Bạn có thể hướng bé im lặng. Tập trung vào một việc để kích thích trí tưởng tượng của trẻ như việc hướng dẫn bé tập vẽ. Giúp bé chìm đắm trong không gian màu sắc mà không để ý đến những gì diễn ra xung quanh. Bạn có thể gợi ý không gian để con có thể tưởng tượng dễ dàng hơn. Như nói với con rằng con đang ở trong khu vườn đầy hoa cỏ, gió thổi nhè nhẹ với tiếng chim hót…
2.2 Thiền thở (breath meditation)
Mẹ có thể hướng dẫn bé theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra. Bằng cách ngồi thiền định trong vài phút, ngồi thẳng một cách thoải mái ở vị trí cân bằng. Chỗ ngồi cần yên tĩnh thoải mái. Có thể thiền ở tại nhà, trong phòng học hoặc ngoài công viên vắng lặng. Trẻ em có thể hiểu điều này bằng cách cảm nhận hơi thở của chính bé tăng lên giảm xuống. Loại thiền này khá thông dụng và dễ thực hành với trẻ khi bắt đầu tập thiền.
2.3 Thiền hoa sen (Lotus meditation)
Các bé sẽ được nghe câu chuyện hoa sen mọc lên từ bùn. Nhưng lại không bị mùi hôi của bùn vấy bẩn mà vẫn tỏa hương thơm. Mỗi trẻ cũng là một bông hoa sen tuyệt vời và ngát hương. Từ đó giúp trẻ hình thành nhận thức sống lành mạnh. Hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
3. Các khoá học thiền cho trẻ em phổ biến
3.1 Ứng dụng thiền giúp trẻ tập trung và tăng cường sức khỏe – Trên Unica
Khóa học Ứng dụng thiền giúp trẻ tập trung và tăng cường sức khỏe của giảng viên Võ Thị Minh Huệ trên UNICA sẽ trình bày các phương pháp thực hành thiền đơn giản, dễ thực hiện, mang tính khoa học cao. Bao gồm: lợi ích, kỹ thuật, bài mẫu, và hướng dẫn thực hành qua từng trường hợp cụ thể.
Những lợi ích mà khoá học mang lại
✔️ Cải thiện bộ nhớ
Ngồi thiền đúng cách giúp trẻ nhớ những thứ dễ dàng hơn. Nếu trẻ biết cách ngồi từ sớm thì sẽ giúp não bộ của trẻ được cải thiện rất nhiều, trẻ có sự sáng tạo, chú ý tập trung.
✔️ Trẻ tự tin hơn
Khả năng giữ bình tĩnh trong tâm trí của trẻ sẽ được giúp chúng đối mặt với những vấn đề khó khăn.
✔️ Trẻ hạnh phúc
Ngồi thiền với một phương pháp đúng là điều cần thiết để hiểu được và biết được hạnh phúc là gì. Khi bạn định hướng cho trẻ đi đúng hướng thì chúng sẽ vô cùng hạnh phúc và đạt được cảm giác hài lòng, thoải mái hơn trong cuộc sống mà chúng theo đuổi.
Phụ huynh có thể tham khảo khoá học trong đường dẫn Ứng dụng thiền giúp trẻ tập trung và tăng cường sức khỏe