Những ai không nên đến thăm trẻ sơ sinh và tại sao lại vậy. Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bên dưới. Ngoài ra còn có những điều nên và không nên nói khi đến thăm phụ nữ vừa mới sinh con.
Các Nội Dung Chính
Người có tang đến thăm trẻ sơ sinh là không nên?
Theo quan niệm nhân gian đám tang là nơi có không khí trầm lặng, khá nặng nề, có nhiều âm khí dễ ảnh hưởng những người vía yếu như trẻ con. Vì vậy, chúng tôi khuyên các bạn không nên đi thăm trẻ con, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Bởi trẻ sơ sinh còn non nớt, hồn vía còn yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi những vía nặng, năng lượng tiêu cực, năng lượng xấu, khiến trẻ quấy khóc nhiều vào ban đêm. Nếu bạn là người có con nhỏ, hoặc gia đình có con nhỏ dưới 1 tuổi nên hạn chế đi đám tang, theo kinh nghiệm dân gian thì việc bạn đi đám tang có thể sẽ mang những năng lượng xấu về nhà.
Vậy để trả lời cho câu hỏi nhà có tang có nên đi thăm trẻ sơ sinh không? Thì câu trả lời là không
Ngoài ra thì người mới có tang cũng không nên đến thăm trẻ. Vì theo quan niệm dân gian âm khí vẫn còn rất nặng nề.

Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh
Kinh nguyệt thể hiện sinh lý bình thường của chị em phụ nữ bắt đầu từ tuổi dậy thì tới giai đoạn mãn kinh, đánh dấu sự trưởng thành các bộ phận cơ quan sinh sản của chị em. Trong ngày kinh nguyệt tâm trạng và sức khỏe của chị em khá nhạy cảm nên từ chế độ ăn uống tới kiêng khem cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên đối với những người mới sinh con, cũng cần kiêng kỵ rất nhiều vì sợ rằng ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh.
Theo quan niệm dân gian, nếu như có kinh nguyệt đi thăm bà đẻ sẽ có thể gặp đen đủi, đối với trẻ sơ sinh có thể sẽ quấy khóc, chậm lớn, ốm…Tuy nhiên chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh những điều này là đúng.
Vậy để trả lời câu hỏi đến tháng có nên đi thăm bà đẻ không? Thì đáp án là không theo quan niệm dân gian nhưng chưa có cơ sở khoa học để chứng mình.
Đến đây mọi người đã biết những ai không nên đến thăm trẻ sơ sinh. Chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm và bổ sung thêm những đối tượng mà cần hạn chế đến thăm trẻ trong giai đoạn này. Ngoài những điều trên thì khi mọi người đến thăm trẻ sơ sinh cần chú ý những điều bên dưới
- 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm
- Đọc Sách Cho Trẻ Sơ Sinh – Những Điều Ba Mẹ Phải Biết
Những điều nên và không nên nói khi đến thăm trẻ sơ sinh
Bình phẩm về bé
Không nên: “Bé có vẻ hơi đen, mặt bé nhiều rôm quá mẹ nên bôi abc xyz, bé bú có từng đó thôi à hồi xưa con mình…” là những câu nói cực kỳ kém duyên khi dành tặng cho trẻ sơ sinh dù vô tình hay cố ý.
Trong giai đoạn đầu tiên, mẹ là người gắn bó với bé từng phút từng giây, những điều bạn góp ý dù chân thành cũng là điều các mẹ đã nhận thấy rồi và họ đều có suy nghĩ cũng như cách giải quyết của riêng mình. Chẳng có người mẹ nào muốn nhận thông tin “thẳng thắn góp ý” ngay từ lần thăm bé đầu tiên như vậy.
Nên: bạn có thể nói những câu tích cực và đơn giản về bé, không quên thêm từ “trộm vía” theo đúng văn hoá người Việt nhé! “trộm vía ra dáng rồi đấy”, “trộm vía bé có nét quá”, “trộm vía bé giống bố/, giống mẹ ghê”, “trộm vía bế chắc tay lắm này”, “trộm vía quá, không bõ công mẹ mang nặng đẻ đau”…
Đưa ra lời khuyên khi không được hỏi
Không nên: “Mẹ có cho con bú không? Cố ăn mà cho con bú nhé, sữa mẹ là tốt nhất, sữa công thức toàn thứ độc hại”,”mỗi tháng con phải tăng ít nhất một cân mới tốt”, “3 tháng cho uống nước cháo loãng được rồi, lên cân nhanh lắm”, “da mẩn như này phải tắm lá chè xanh, mướp đắng, lá khế, lá đinh lăng, lá rau má, lá lá lá lá”…
Tất cả những lời khuyên không được hỏi đều trở nên vô duyên. Nhiều khi các mẹ chỉ muốn chia sẻ, giãi bày cùng mình mà chẳng cần lời khuyên nào, bởi mỗi người đều có những hoàn cảnh khác nhau, theo đó là những lựa chọn trong việc chăm sóc con cái khác nhau để phù hợp với từng hoàn cảnh.
Nên: Thay vì đưa ra những lời khuyên mang tính tuyên bố, “chém đinh chặt sắt”, các bạn có thể chuyển hướng sang an ủi, vỗ về mẹ như “bé tăng cân ít à? Nếu đi khám bác sĩ thấy bé vẫn phát triển bình thường thì mẹ đừng lo nữa nhé”, “mẹ bận quá nên phải cho bé dùng cả sữa công thức à? Sữa mẹ là tốt nhất nhưng nếu không có điều kiện thì đành phải thay thế vậy, mẹ đừng quá áp lực nhé”!
Bình phẩm về mẹ
Không nên: “sinh xong béo thế”, “nhanh nhanh rồi đi tập thể dục nhé”, “tóc rụng nhiều nhỉ”, “đẻ xong mà gầy quắt không lên được cân nào à”… là những bình phẩm chẳng bà mẹ mới sinh nào muốn nghe, dù từ người thân hay bạn bè.
Việc nhiều mẹ “xuống sắc” sau sinh không có gì là lạ lẫm, thế nên nhiều khi các mẹ nhận những lời không mấy thiện cảm như vậy thường chỉ cười xòa. Tuy nhiên sâu thẳm bất kì người phụ nữ nào cũng đều rất tủi thân khi vẻ ngoại hình của mình, và nhất là những mẹ mới sinh xong quả không đáng phải nhận thêm sự tủi thân như vậy.
Nên: thay vì những lời bình phẩm về ngoại hình, bạn có thể sử dụng những câu khích lệ tinh thần cho các mẹ bỉm sữa như “để khi nào bé cứng cáp thì mẹ tha hồ làm đẹp”, hoặc là “nuôi bé vất vả đúng là cần sức khỏe hơn tất cả, những thứ khác tính sau”…
So sánh mẹ bé với bất cứ ai
Không nên: “đàn bà ai chẳng đau đẻ, hồi trước mình đẻ còn đau lâu hơn”, “bé hay khóc thế nhỉ, hồi xưa con mình trong tháng đầu ngoan lắm chẳng có tiếng khóc bao giờ”, “ơ sao chưa mọc răng à, thấy mấy đứa hàng xóm 4 tháng đã đầy mồm rồi”.
Những câu nói tưởng chừng như đơn giản như vậy cũng có độ gây sát thương khá là cao khi đi thăm trẻ sơ sinh đấy các mẹ à. Bởi mỗi mẹ và bé đều có cơ thể khác nhau, hoàn cảnh và thói quen khác nhau, việc so sánh không chỉ chẳng nói lên được điều gì mà còn khiến tâm lý của mẹ thêm phần hoang mang, mệt mỏi.
Nên: Hãy giúp mẹ xua đi nỗi lo lắng về “con nhà người ta” bằng cách động viên mẹ bằng những câu nói như “mỗi bé mỗi khác, bé nhà mình chỉ cần phát triển bình thường theo đúng chuẩn của bác sĩ là được rồi”, “mẹ đừng lo lắng quá, bé nào cũng có giai đoạn thế cả”…
Hỏi về kế hoạch sinh con tiếp theo
Không nên: “con gái à, thế khi nào định làm đứa nữa?”, “mấy năm nữa sinh thêm một bé là vừa đẹp nhỉ”…
Vừa trải qua một cuộc chuyển dạ nhiều đau đớn, việc những người đến thăm gợi đến kế hoạch sinh con tiếp theo khiến nhiều mẹ bỉm sữa chỉ muốn “khóc thét”.
Nên: Tốt nhất hãy trấn an các mẹ bằng câu nói “mẹ giỏi quá rồi, nghỉ ngơi đi nhé”, “mẹ nhớ nghỉ ngơi nhiều vào nhé”… để mẹ có cảm giác mình vừa hoàn thành xong một công việc thật tuyệt và mình xứng đáng được nghỉ ngơi!
Đưa ra dự đoán tiêu cực
Không nên: “sữa loãng thế này thì con còi lắm không lớn được”, “cứ cho con nằm điều hòa thế này thì sau này nó viêm phổi đấy”, “suốt ngày đóng tã đóng bỉm cho con rồi nó hăm hết cả ra đấy”… là những dự đoán siêu siêu siêu vô duyên mà các mẹ vẫn thường xuyên nhận được từ những người tới thăm.
Việc dự đoán tiêu cực những gì xảy ra với mẹ hay bé các bạn có thể nhường phần cho bác sĩ. Việc dự đoán mang tính tiêu cực ít khi làm trường hợp tốt lên mà còn khiến tâm lí của mẹ thêm phần hoang mang, mệt mỏi.
Nên: Nếu bạn quan tâm thực sự, hãy hỏi mẹ của bé thay vì đưa ra dự đoán tiêu cực như “sữa của mẹ bé bú có đủ không?”, “cho bé nằm điều hòa liên tục có ảnh hưởng gì không?”…. Và nếu có vấn đề gì, gợi ý duy nhất dành cho mẹ là hỏi ý kiến các bác sĩ nhé!
Để trở thành một người văn minh khi đi thăm em bé, các bạn cũng nên chú ý thêm một số điểm như không thăm trẻ khi đang ốm, rửa tay trước khi bế bé, xin phép bố mẹ trước khi thơm bé, không hút thuốc khi vào phòng trẻ… nhé!
Những đồ dùng hữu ích mẹ cho mẹ và cho bé
(Có thể gửi làm quà Với những ai không nên đến thăm trẻ sơ sinh được)
Khăn cho bé ti
Có bao giờ mẹ gặp tình huống ngại ngùng khi phải cho con ti ở chỗ công cộng hay chỗ đông người. Mẹ đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ? Và luôn cảm thấy bất tiện, không thoải mái khi đưa con ra các nơi công cộng không có không gian kín đáo để cho bé ti? Mẹ cần vắt sữa nhiều lần thậm trí ngay tại công sở để đủ lượng sữa cho con ti.

Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi mang đến cho phụ huynh một công cụ đặc biệt đó là khăn choàng cho bé bú hay còn gọi là khăn che cho bé bú hoặc áo choàng cho bé bú.
Mua ngay khăn này tại Bộ Khăn Choàng Cho Bé Bú – Khăn Cho Cho Bé Bú và Lưới
Gối chống méo đầu cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nằm mãi một tư thế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bẹp, méo đầu. Để giải quyết vấn đề đó chúng tôi giới thiệu đến các phụ huynh bộ gối chống bẹp đầu hay còn gọi là gối chống méo đầu Hoặc gối định hình đầu cho trẻ.

Có nhiều loại gối chống bẹp đầu cho trẻ nhưng gối lõm là một trong những loại gối phổ biến nhất
Mua ngay cho bé tại Gối Cho Trẻ Sơ Sinh – Gối Lõm Chống Méo Đầu Cho Bé
Áo choàng tắm cho bé có mũ
Đây là một chiếc áo choàng tắm không thể thiếu dành cho bé nhà bạn. Nó không chỉ là một chiếc áo choàng cho bé bình thường mà nó còn là một chiếc áo choàng có mũ cực kỳ đáng yêu với rất nhiều công dụng.
Như các mẹ đã biết rằng cơ thể của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, sau khi tắm xong các mẹ chưa thể mặc quần áo giữ ấm cho con ngay tức thì, cần phải chuẩn bị một chiếc áo choàng tắm như trong link Áo Choàng Cho Bé Có Mũ Lông Cừu – Áo Choàng Tắm Cho Bé Dùng Ở Nhà Hoặc Đi Biển
Yếm ăn dặm silicon cho bé
Yếm ăn dặm cổ dán cho bé được làm từ silicon mềm mại êm ái cho làn da, dùng trong thực phẩm, an toàn cho bé và chống bám dính. Cổ dán tiện lợi nên mẹ dễ dàng điều chỉnh để che phủ ngực và vai.

Yếm máng có phần máng hứng rộng đựng thức ăn rơi vãi, đảm bảo rằng quần áo của bé luôn được giữ sạch sẽ.
Mua ngay tại đây Yếm Ăn Dặm Silicon Cho Bé Có Máng Đựng
Mũ bảo hiểm cho bé tập đi
Mũ bảo hiểm cho bé bảo vệ đầu chống sốc thoáng khí có thể điều chỉnh kích thước cho bé tập bò hoặc tập đi. Mũ bảo hiểm an toàn cho trẻ sơ sinh và bé tập đi với thiết kế thoáng khí mang đến sự bảo vệ lý tưởng nhất cho trẻ trong quá trình tập bò / chơi đùa.

Đây là một chiếc mũ bảo hiểm an toàn cho bé với trọng lượng siêu nhẹ đáng yêu khi cho bé tập đi, đảm bảo bé không bị nóng trong mùa hè. Mua ngay tại đây nha mẹ Mũ Bảo Hiểm Cho Bé Tập Đi Giúp Bảo Vệ Đầu Cho Bé
Yếm ăn dặm vải cho bé
Khi bé tập ăn dặm cũng là lúc quần áo bé luôn lấm lem và sàn nhà của bạn đầy thức ăn rơi vãi làm cho mẹ mệt nhoài để dọn dẹp, thay giặt quần áo cho bé.
Chưa kể các bé thích vẽ, bôi bẩn lung tung,… vì thế áo yếm ăn dặm chống thấm cho bé sẽ hạn chế việc dây bẩn khắp nơi và mẹ đỡ tốn công dọn dẹp. Mua ngay tại Yếm Ăn Dặm Cho Bé Chống Thấm Hình Chữ U Hoạ Tiết Ngẫu Nhiên