Phản Ứng Oxi Hoá Khử Lớp 10- Lý Thuyết, Ví dụ và Bài Tập SGK

Kiến thức lý thuyết về phản ứng Oxi hóa khử lớp 10 là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng chương trình hoá phổ thông. Dưới đây là toàn bộ phần kiến thức, bài tập sách giáo khoa và bài tập tham khảo.

Phản ứng oxi hóa – khử lớp 10

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng hay phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

– Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron

– Quá trình oxh (sự oxh) là quá trình nhường electron.

– Quá trình khử (sự khử) là quá trình thu electron.

Ví dụ:

    phan-ung-oxi-hoa-lop-10-01   

Quá trình thay đổi số oxi hóa:

Fe0 → Fe2+ + 2e

– Nguyên tử sắt là chất khử. Sự làm tăng số oxi hóa của sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

– Nguyên tử sắt nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của nguyên tử sắt được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

Cu2+ + 2e → Cu

– Số oxi hóa của đồng giảm từ +2 xuống 0. Ion đồng là chất oxi hóa. Sự làm giảm số oxi hóa của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

⇒ Phản ứng của sắt với dung dịch đồng sunfat cũng là phản ứng oxi hóa – khử vì tồn tại đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố để tìm chất oxi hoá và chất khử.

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxh và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận.

Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.

Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử lớp 10

– Phản ứng oxi hóa – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:

Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa – khử.

– Ngoài ra: Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong ăcquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.

Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học, … đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa – khử.

Hướng dẫn giải bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 10 trang 83.

Bài 1: Cho phản ứng sau:

A. 2HgO  2Hg + O2.

B. CaCO3 CaO + CO2.

C. 2Al(OH)3Al2O3 + 3H2O.

D. 2NaHCO3Na2CO3 + CO2 + H2O.

phản ứng oxi hóa – khử là đáp án nào

Lời giải:

Những phản ứng theo đề bài cho, phản ứng oxi hóa – khử là : A.

2HgO  2Hg + O2.

Hg2+ + 2e → Hg0

2O2- → O2 + 4e

Còn các phản ứng khác không phải là phản ứng oxi hóa khử

Bài 2: Cho các phản ứng sau:

A. 4NH3 + 5O2→ 4NO + 6H2O.

B. 2NH+ 3Cl2→ N2 + 6HCl.

C. 2NH+ 3CuO → 3Cu + N2+ 3H2O.

D. 2NH+ H2O2+ MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.

Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?

Lời giải:

Phản ứng NH3 không đóng vai trò chất khử.

D. 2NH+ H2O+ MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.

Do N không thay đổi số oxi hóa trước và sau phản ứng.

Bài 3: Trong số các phản ứng sau:

A. HNO+ NaOH → NaNO+ H2O.

B. N2O5 + H2O → 2HNO3.

C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O.

D. 2Fe(OH)→ Fe2O3+ 3H2O.

Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử.

Lời giải:

Trong các phản ứng trên chỉ có phản ứng C là phản ứng oxi hóa – khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-02

Bài 4: Trong phản ứng 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NOđóng vai trò gì?

A. Chỉ là chất oxi hóa.

B. Chỉ là chất khử.

C. Là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.

D. Không là chất oxi hóa, không là chất khử.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

NO2 đóng vai trò vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: C đúng

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-03

Bài 5: Phân biệt chất oxi hóa và sự oxi hóa, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Sự oxi hóa một chất là làm cho chất đó nhường electron.

Chất khử là chất nhường electron.

Sự khử một chất là sự làm cho chất đó thu electron.

Ví dụ:

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-04

– Nguyên tử Fe nhường electron, là chất khử. Sự nhường electron của Fe được gọi là sự oxi hóa nguyên tử sắt.

– Ion đồng nhận electron, là chất oxi hóa. Sự nhận electron của ion đồng được gọi là sự khử ion đồng.

Bài 6: Thế nào là phản ứng oxi hóa – khử? Lấy ba thí dụ.

Lời giải:

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng.

Thí dụ:

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-05

Bài 7: Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:

a) Cho MnOtác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Clvà H2
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNOđặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2, H2
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SOđặc, nóng thu được MgSO4, S và H2

Lời giải:

Các phương trình hóa học là.

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-06

Bài 8: Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượn ion bạc có trong 85ml dung dịch AgNO3 0,15M?

Lời giải:

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-07

Phương trình hóa học của phản ứng:

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Theo pt:

phan-ung-oxi-hoa-lop-10-08

mCu tham gia phản ứng: 0,006375 × 64 = 0,408 g.

 

Bài tập trắc nghiệm tham khảo

Câu 1: Tổng hệ số của các chất trong phản ứng: Fe3O4 + HNO3 →Fe(NO3)3 + NO + H2O là

A. 55

B. 20

C. 25

D. 50

Câu 2: Số mol electron dùng để khử 1,5 mol Al3+ thành Al là

A. 0,5

B. 1,5

C. 3,0

D. 4,5

Câu 3: Trong phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu thì 1 mol Cu2+

A. nhận 1 mol electron

B. nhường 1 mol electron

C. nhận 2 mol electron

D. nhường 2 mol electron

Câu 4: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr

A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường

B. là chất khử

C. vừa là chất khử, vừa là môi trường

D. là chất oxi hoá

Câu 5: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là:

A. 8

B. 6

C. 4

D. 2

Câu 6: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại

A. bị khử

B. bị oxi hoá

C. cho proton

D. nhận proton

Câu 7: Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion đóng vai trò chất khử là

A. 9

B. 7

C. 8

D. 6

Câu 8. Cho các chất và ion sau: Zn, Cl2, FeO, Fe2O3, SO2, H2S, Fe2+, Cu2+, Ag+. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 9: Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hoá của 2 nguyên tử nitơ là

A. +1 và +1

B. – 4 và +6

C. -3 và +5

D. -3 và +6

Câu 10: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O thì nguyên tử nitơ

A. chỉ bị oxi hoá

B. chỉ bị khử

C. không bị oxi hoá, không bị khử

D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.

Dùng cho các câu 11, 12: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất.

Câu 11: Phần trăm thể tích của oxi trong Y là

A. 40%

B. 50%

C. 60%

D. 70%

Câu 12: Phần trăm khối lượng của Al trong X là

A. 30,77%

B. 69,23%

C. 34,62%

D. 65,38%

Câu 13: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2(đktc). Giá trị của V là

A. 6,72

B. 3,36

C. 13,44

D. 8,96

Dùng cho câu 14, 15: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa x gam muối chứa (không chứa NH4NO3). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi thu được y gam hỗn hợp 4 oxit.

Câu 14: Giá trị của x là

A. 73,20

B. 58,30

C. 66,98

D. 81,88

Câu 15: Giá trị của y là

A. 20,5

B. 35,4

C. 26,1

D. 41,0

Dùng cho câu 16, 17, 18, 19: Dẫn hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,1 mol C3H4 và 0,1 mol H2 qua ống chứa Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí Y gồm 7 chất. Đốt cháy hoàn toàn Y cần V lít khí O2 (đktc) thu được x gam CO2 và y gam H2O. Nếu cho V lít khí O2 (đktc) tác dụng hết với 40 gam hỗn hợp Mg và Ca thì thu được a gam hỗn hợp chất rắn.

Câu 16: Giá trị của x là

A. 13,2

B. 22,0

C. 17,6

D. 8,8

Câu 17: Giá trị của y là

A. 7,2

B. 5,4

C. 9,0

D. 10,8

Câu 18: Giá trị của V là

A. 10,08

B. 31,36

C. 15,68

D. 13,44

Câu 19: Giá trị của a là

A. 62,4

B. 51,2

C. 58,6

D. 73,4

Dùng cho câu 20, 21, 22: Chia 47,1 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn, Ni thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 7,84 lít khí NO duy nhất (đktc) và dung dịch Y chứa x gam muối (không chứa NH4NO3). Nếu cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thì lượng kết tủa lớn nhất thu được là y gam. Phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được V lít khí H2 (đktc).

Câu 20: Giá trị của x là

A. 110,35

B. 45,25

C. 112,20

D. 88,65

Câu 21: Giá trị của y là

A. 47,35

B. 41,40

C. 29,50

D. 64,95

Câu 22: Giá trị của V là

A. 11,76

B. 23,52

C. 13,44

D. 15,6

Dùng cho câu 23, 24: Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol Al và 0,2 mol Zn tác dụng với 500 ml dung dịch Y gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 47,35 gam chất rắn A gồm 3 kim loại và dung dịch B chứa 2 muối. Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi.

Câu 23: Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 trong Y là

A. 0,6

B. 0,5

C. 0,4

D. 0,3

Câu 24: Tổng nồng độ mol/l của muối trong dung dịch B là

A. 0,6

B. 0,5

C. 0,4

D. 0,3

Câu 25: Trong phản ứng: Fe3O4 + H2SO4đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O thì H2SO4 đóng vai trò

A. là chất oxi hóa

B. là chất khử

C. là chất oxi hoá và môi trường

D. là chất khử và môi trường

Câu 26 (A-07): Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số lượng phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử là

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 27 (A-07): Cho các phản ứng sau:

a) FeO + HNO3đặc nóng →

b) FeS + H2SO4đặc nóng →

c) Al2O3 + HNO3đặc nóng →

d) Cu + dung dịch FeCl3 →

e) CH3CHO + H2 (Ni, t0) →

f) glucozơ + AgNO3 trong NH3 →

g) C2H4 + Br2 →

h) glixerol + Cu(OH)2 →

Dãy gồm các phản ứng đều thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. a, b, c, d, e, h

B. a, b, c, d, e, f, g

C. a, b, c, d, e, f, h

D. a, b, c, d, e, g

Câu 28 (B-07): Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3 thì vai trò của NaNO3 trong phản ứng là

A. chất xúc tác

B. môi trường

C. chất oxi hóa

D. chất khử

Câu 29 (B-07): Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ

A. nhường 12e

B. nhận 13e

C. nhận 12e

D. nhường 13e

Câu 30: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ

A. nhường (2y – 3x) electron

B. nhận (3x – 2y) electron

C. nhường (3x – 2y) electron

D. nhận (2y – 3x) electron

Lý thuyết phản ứng oxi hóa khử lớp 10  và giải các bài tập trang 83 sách giáo khoa hóa lớp 10 và bài tập trắc nghiệm tham khảo do chúng tôi biên soạn nhằm giúp cho các bạn có thêm tài liệu học hiệu quả nhất. Kiến thức về phản ứng oxi hóa-khử rất là hay và thú vị. Kiến mong rằng các bạn hãy xem nó 1 cách nghiêm túc để cho các bạn có được kinh nghiệm và kiến thức cần nắm nhé. Chúc các bạn thành công

5/5 - (4 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *