8 Phương Pháp Giáo Dục Sớm Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam. Điều này cũng khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu không biết nên chọn chương trình cũng như trường mầm non nào cho các bé. Để giúp bố mẹ hiểu về các phương pháp giáo dục nổi tiếng hiện nay, Edu2Review mời quý phụ huynh cùng tham khảo 5 mô hình được áp dụng nhiều nhất trong các trường mầm non quốc tế cũng như dạy học tại nhà của nhiều gia đình.

1. Phương pháp giáo dục sớm montessori – Giúp trẻ phát triển cá nhân

Maria Montessori (1870 – 1952) là tiến sĩ, bác sĩ và nhà giáo dục người Ý. Phương pháp giáo dục trẻ từ sớm Montessori được đặt theo tên của bà là kết quả của quá trình nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm làm bác sĩ của mình.

Điểm nổi bật ở phương pháp Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập và tự do trong khuôn khổ cho phép trong việc hình thành nhân cách ở trẻ. Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép các bé phát triển tùy theo khả năng và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình này phải đảm bảo tôn trọng tính riêng biệt của từng trẻ và phải bố trí phòng học, bài học phù hợp những nhu cầu cũng như mục đích của mỗi em.

Montessori hiện đang được áp dụng rộng rãi tại các trường mầm non quốc tế ở Việt Nam. Ngoài tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, phương pháp này cũng giúp trang bị đầy đủ các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại cho học sinh.

2. Kích thích trí thông minh của trẻ cùng phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman

Glenn Doman là phương pháp giáo dục phổ biến trên thế giới. Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay phân biết đồ vật mà nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ thông qua Flashcard hay Dot card.

Phương pháp giáo dục này do giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) sáng tạo và phát triển cùng với các cộng sự của mình tại Viện Nghiên cứu Thành tựu Tiềm năng Con người (The Institutes for the Achievement of Human Potential – IAHP). Hiện nay, Glenn Doman được áp dụng phổ biến ở 180 quốc gia và cũng là phương pháp giáo dục trẻ từ sớm tại nhà duy nhất trong danh sách này.

Không ép buộc các bé phải học, phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm này sẽ kích thích sự tò mò thông qua các tấm thẻ, công cụ vận động đi kèm. Đây được xem như trò chơi giúp các em thư giãn hằng ngày.

Phương Pháp Glenn Doman
Phương Pháp Glenn Doman

Nhiều nghiên cứu cho thấy, 1 người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải. Hơn 70% các nhà khoa học trên thế giới có ưu thế nằm ở não phải. Glenn Doman là phương pháp tập trung vào sự phát triển của não phải vì não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức và phân tích. Thông qua việc học và chơi với các tấm thẻ, khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lý tư duy chính xác của não phải của trẻ sẽ dần được tăng lên.

Bên cạnh đó, Glenn Doman còn là phương pháp kết nối giữa bố mẹ và con cái. Phụ huynh sẽ là người thầy đầu tiên của trẻ, cũng là người đồng hành cùng con trong việc tiếp nhận các bài học giáo dục trong tương lai.

3. Phương pháp giáo dục shichida giúp trẻ phát triển toàn diện

Shichida là phương pháp giáo dục sớm cho trẻ bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời vào năm 1960. Phương pháp này được đặt tên theo tên người sáng lập – Giáo sư Makoto Shichida (1929 – 2009).

Phương pháp giáo dục Shichida tập trung vào 4 yếu tố:

  • Phát triển trí óc, hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não.
  • Giáo dục tinh thần, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.
  • Giáo dục thể chất thông qua những bài tập phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
  • Giáo dục dinh dưỡng vì đây là 1 phần quan trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển. Dinh dưỡng quan niệm mới trong các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đang phát triển hiện nay.

Shichida

4. Trẻ chủ động hơn với phương pháp HighScope

Phương pháp giáo dục HighScope rất phổ biến tại Mỹ và các nước phương Tây, được sử dụng cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học từ năm 1960. Đến nay, HighScope đã trở thành một trong những mô hình giáo dục nổi tiếng thế giới được sử dụng rộng rãi trong các trường mầm non quốc tế.

Phương pháp giáo dục sớm HighScope nhấn mạnh vào “cá nhân học tập chủ động”. Điều này có nghĩa trẻ sẽ tiếp thu tốt nhất khi chủ động tham gia vào quá trình học tập cũng như chủ động lựa chọn và làm theo kế hoạch của chính bản thân mình.

Các em có thể tự xây dựng kho tàng kiến thức của riêng mình bằng cách tương tác với thế giới xung quanh. Với phương pháp này, người lớn chỉ đóng vai trò xác nhận lại những kiến thức và giúp trẻ mở rộng ở các cấp độ tiếp theo.

 

5.  Phương pháp giáo dục sớm steam

STEAM là một thuật ngữ được viết tắt từ STEM và ART (Nghệ thuật). Trong đó STEM bao gồm Science – Khoa học, Technology – Công nghệ, Engineering – Kĩ thuật và Math – Toán học. Đây được coi là một phát minh vô cùng sáng tạo của Trường Thiết kế Rhode Island (Mỹ) và hiện đang được áp dụng bởi nhiều nhà giáo dục cũng như các trường học tại nhiều nước trên thế giới.

Mô hình giáo dục STEM gốc
Mô hình giáo dục STEM gốc

STEAM là hình thức giáo dục kiểu mới mà ở đó, các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Nghệ thuật và Toán học được sử dụng đồng thời trong quá trình giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. Nó là phương pháp lý tưởng để thay thế cho phương pháp giáo dục truyền thống lỗi thời, chuyển đổi từ việc đánh giá dựa trên tiêu chuẩn điểm số sang coi trọng quá trình học tập và kết quả cuối cùng như nhau.

Có thể nói rằng, STEAM là sự khởi đầu cho một tương lai tươi sáng của nền giáo dục Mỹ khi đánh giá cao tầm quan trọng của nghệ thuật trong việc giáo dục trẻ, cũng như góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự đổi mới và sáng tạo.

6. Trẻ học tư duy sáng tạo với phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục này được đặt tên không phải dựa theo một chuyên gia giáo dục, nhà tâm lý học, bác sĩ nổi tiếng hay bất kỳ nhà khoa học nào. Reggio Emilia là tên của 1 thành phố nằm ở phía Bắc nước Ý. Nơi đây từng hứng chịu những hậu quả nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Tuy nhiên, bằng tình yêu thương và niềm hy vọng vào thế hệ tiếp theo, dù không có trường học hay giáo án, các ông bố, bà mẹ đã luôn đồng hành cùng con trẻ trong quá trình khám phá. Họ cùng con mình tự đặt ra câu hỏi và tìm hiểu đáp án, học tập từ những tình huống thực tế trong cuộc sống.

Với nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, phương pháp Reggio Emilia tạo cho trẻ không gian tự chủ khám phá, tìm tòi, đặt câu hỏi và tự đề xuất phương án giải quyết. Trong khi thực hiện công việc của mình, các em sẽ có hàng trăm cách suy nghĩ và ngôn ngữ biểu hiện khác nhau. Do đó, quyền tự do chọn lựa chủ đề học tập, cách biểu đạt và ý kiến cá nhân của trẻ cần được tôn trọng và khai phá tối đa.

\ Trẻ có thể sáng tạo thế giới của riêng mình với phương pháp Reggio Emilia (Nguồn: Ơi Việt Nam)

Những phương pháp giáo dục sớm cho trẻ đều có chung mục đích là giúp các bé phát triển tối đa với tiềm năng sẵn có cả về trí tuệ, cảm xúc lẫn thể chất. Bố mẹ có thể nghiên cứu, lựa chọn trường mầm non có phương pháp phù hợp nhất với điều kiện gia đình. Môi trường học tập tốt sẽ tạo tiền đề thuận lợi giúp các con phát triển trong cả quá trình lớn lên và trưởng thành sau này.

7 Phương pháp giáo dục Steiner 

Phương pháp Steiner hay còn được gọi là Waldorf là một trong những phương pháp giáo dục sớm phổ biến trên thế giới và đang dần phát triển tại Việt Nam. Phương pháp này được phát triển bởi Rudolf Steiner Joseph Lorenz, một nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người áo.

Triết lý của Steiner cho rằng trong những năm đầu đời, trẻ có thể học tập và tiếp thu kiến thức tốt nhất khi được ở trong môi trường mà trẻ có thể khám phá thông qua những hoạt động thực tiễn vô thức. Những hoạt động này tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân trẻ, cho phép trẻ học thông qua ví dụ và các trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu chung của giáo dục là tạo ra những em bé có cảm giác tốt đẹp với thế giới xung quanh.

8 Phương pháp – Phương án không tuổi

Phương án 0 tuổi của giáo sư người Trung Quốc Phùng Đức Toàn là một phương pháp giáo dục trẻ từ sớm rất toàn diện. Nó được phát triển dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng về tâm sinh lý của trẻ và thời điểm có thể kích hoạt tối đa tiềm năng của não bộ.

“Phương án 0 tuổi” là tên gọi tắt của “Công trình giáo dục ưu việt và phương án thực thi cho trẻ từ 0-6 tuổi”. Nếu chỉ nói tóm gọn một câu thì “Phương án 0 tuổi” nhằm khai thác triệt để tiềm năng trí tuệ của con người. Diễn đạt cụ thể hơn thì “Phương án 0 tuổi” chỉ rõ rằng nhân loại cần nhận thức lại tiềm năng của bào thai, trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo, đồng thời giới thiệu một hệ thống lý luận cơ bản và phương pháp để khai mở những tiềm năng này.

Về cơ sở lý luận, “phương pháp 0 tuổi” tích hợp trong nó nhiều khoa học, gồm nhân loại học, sinh học, tâm lý học, giáo dục học.  “Phương án 0 tuổi” chủ trương một phương pháp giáo dục “mở”, đó là dạy trẻ từ khi còn là thai nhi, thấm nhuần hoàn cảnh giáo dục, giáo dục vui chơi trong cuộc sống, giáo dục học đường trong sự hoạt bát, giáo dục tình cảm khoa học.

Mục tiêu của “Phương án 0 tuổi” là hướng về giáo dục tố chất phổ cập cho tất cả trẻ thơ, chứ không phải là giáo dục vượt cấp, ‘”siêu giáo dục” hay giáo dục thiên tài. Nhưng trên cơ sở phổ biến, những gia đình và nhà trẻ thực hiện theo “Phương án 0 tuổi” một cách kiên trì, khoa học và nghiêm túc tất yếu sẽ xuất hiện hàng loạt trẻ thông minh sớm.

“Phương án 0 tuổi” chủ trương tiến hành giáo dục tùy cơ, không phân biệt môn học, không giảng giải hệ thống, không chú ý nông sâu, không lập tức cần lý giải, cũng không coi trọng kiểu mẫu trường lớp của tài liệu và sự cứng nhắc cố định của việc phân biệt chương mục rõ ràng. Điều quan trọng nhất là niềm đam mê hoạt động và tìm hiểu tri thức của trẻ, và sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức với tình yêu thương, giữa “cuộc sống tâm lý” và “cuộc sống sinh lý”, cũng như kết hợp đồng bộ giữa “ngôn ngữ thị giác” và “ngôn ngữ thính giác” nhằm tới mục tiêu hàng đầu là “tạo tính cách tốt”, trên cơ sở nâng cao “tố chất cơ bản”.

>>> Tham khảo khoá học giáo dục sớm cho trẻ từ 0-3 tuổi 

Giáo sư Toàn đã nêu ra các nguyên tắc của giáo dục sớm:

1. Nguyên tắc bắt đầu từ lúc 0 tuổi: giáo dục sớm là để vun đắp nền tảng tố chất nhân tài, để sau này chúng có được sự phát triển toàn diện với một xuất phát điểm tốt” – Phùng Đức Toàn.

2. Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê: đối với trẻ từ 0 – 6 tuổi, đam mê là “người thầy duy nhất”. Trẻ sẽ từ chối mọi sự giáo dục nếu chúng ta không khơi dậy được sự hứng thú của trẻ. Nếu làm cho trẻ cảm thấy thú vị, mới mẻ, kích thích trí tò mò, trẻ sẽ lĩnh hội mọi thứ không phân biệt khó hay dễ.

3. Nguyên tắc ngầm khích lệ động viên: “Chúng ta nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi, bày tỏ sự tin tưởng và đưa ra những yêu cầu nghiêm khắc; không nên phê bình, trách mắng, kể tội trẻ một cách tiêu cực, cần luôn khiến trẻ có cảm giác mình là một đứa trẻ tốt”.

4. Nguyên tắc biến khó thành dễ:”… sự vật càng khó thì càng phải học từ sớm, ta nên cho trẻ tiếp xúc trước những sự vật đó để chúng có được ấn tượng ban đầu và đem lòng yêu thích chúng”.

5. Nguyên tắc cuộc sống là một trường học: Cuộc sống quá phong phú, nơi nào cũng có thông tin, niềm vui và sự hứng thú. Do đó trong trường học cuộc sống hãy thực hiện “dạy có chủ ý và lý trí”, “học trong sự vô tư và vui vẻ”…

6. Nguyên tắc giáo dục sớm ở gia đình và trường mầm non: Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ và cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Giữa trường mầm non và gia đình cần có sự phối hợp để có được một môi trường giáo dục nhất quán cho trẻ.

5/5 - (7 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *