Phương Pháp Montessori Tại Nhà – Hướng Dẫn Chi Tiết Cho Phụ Huynh

Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp giáo dục sớm Montessori được áp dụng phổ biến ở các nước phát triển, nhiều homeschooling (trường học gia đình) ra đời đã áp dụng phương pháp này – nơi mà chính các bà mẹ là người thầy của con. Dưới đây là 12 điều bố mẹ cần nhớ khi áp dụng phương pháp Montessori tại nhà để dạy cho các bé.

>> Tìm hiểu thêm: Montessori Là Gì? Toàn Bộ Kiến Thức Về Phương Pháp Montessori

1. Phương Pháp Montessori Là Gì?

Phương pháp Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dưới cách học thông qua các giác quan, coi trọng các tiềm năng của trẻ và nỗ lực để phát triển tiềm năng này bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo sâu về chuyên môn kèm theo các đồ dùng học tập được thiết kế đặc biệt.

Phương pháp Montessori ra đời từ đầu thế kỷ XX do tiến sĩ người Ý Maria Montessori sáng lập và đã được hơn 5000 trường học ở Mỹ, Canada, Ấn Độ,.. áp dụng thành công hơn 100 năm qua.

2. Nội dung chương trình học của phương pháp giáo dục Montessori tại nhà

Để dạy bé theo phương pháp Montessori tại nhà, các phụ huynh cần ghi nhớ những nội dung dưới đây

2.1 Thực hành cuộc sống:

Trẻ học cách tự chăm sóc mình và môi trường của chúng thông qua các công việc ‘’thực tế’’ bằng giáo cụ mầm non chuyên dụng. Trước tiên, trẻ được học cách đổ nước một cách hoàn chỉnh và học cách lau sạch nếu có giọt nước nào rớt ra hay tràn ra. Ngay khi trẻ thành công trong hoạt động này, chúng sẽ được chuyển đến các hoạt động khác phức tạp hơn như: Rửa tay, lau đĩa, đánh giày, lau gương,…Với mỗi bài tập, trẻ sẽ tăng cườn được khả năng phối kết hợp giữa các bàn tay, cánh tay và các ngón tay. Khi chúng học các bài học lau và đánh bóng, chúng phải học cách chú ý đến những sự không hoàn thiện nhỏ nhất trong công việc của chúng đang làm. Điều này làm tăng sự tập trung của trẻ và thúc đẩy những thói quen làm việc một cách vượt trội đến độ sau đó chúng có thể dùng những kỹ năng này trong các công việc học đường.

Nội dung chương trình học của phương pháp giáo dục Montessori tại nhà 
Nội dung chương trình học của phương pháp giáo dục Montessori tại nhà

2.2 Giác quan

Các hoạt động về giác quan hay cảm giác giúp trẻ khám phá thế giới qua các giác quan của chúng. Những miếng màu phải được ghép lại, nhận diện và sắp xếp từ màu tối nhất đến màu sáng nhất. Trẻ phải ghép những thứ có màu giống nhau vào cùng với nhau.

Với phương pháp giáo dục montessori trẻ sẽ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các con chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo các chữ cái trên giấy. Chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát âm của chữ cái đó. Sau đó, chúng sẽ bắt đầu ghép các âm này lại với nhau để thành lập các từ với các bảng chữ cái có thể tháo rời và chuyển chỗ được, một bảng chữ cái bằng nhựa.

Thậm chí, các em có vấn đề về viết còn có thể đánh vần các từ với bảng chữ cái cơ động nếu chúng đã học được các âm của chữ cái. Đồng thời trẻ cũng được sung cấp giấy, bút nhớ dòng, bút chì màu và đen trắng, bút sáp màu và phấn để thường xuyên dùng nó để viết chữ và dùng cho kỹ năng vẽ, vẽ chữ để diễn tả những gì trẻ thích. Mỗi ngày trẻ cũng phải vẽ và viết trên giấy. Trẻ được vẽ tự do hay viết tự do về những gì làm chúng cảm thấy thích. Vào cuối năm học, các tờ vẽ, bức tranh đó sẽ được gửi về gia đình của trẻ…

2.3 Toán học

Trẻ sẽ học nhận diện con số từ 1-9, sử dụng các con số cát trên giấy, cũng giống như các chữ cái trên giấy. Rất nhiều chất liệu trong gia đình có thể tận dụng làm việc này rất hiệu quả để giúp trẻ đếm và ghép các số lượng với số viết. Khi trẻ đã đạt được một số kỹ năng trong việc đếm đồ vật, trẻ được giưới thiệu về phép tính công (+) và trừ (-). Chúng sẽ được dạy về nhân (x) và chia (:). Điều này phụ thuộc vào sự hứng thú và khả năng của trẻ. Một lần nữa, trẻ sẽ dùng những đồ vật thật để hình dung ra câu trả lời. Do đó, trẻ có thể hiểu được quá trình đó diễn ra chứ không chỉ đơn thuần là nhớ các công thức.

2.4 Địa lý, lịch sử, nghệ thuật, âm nhạc:

Đầu tiên, trẻ được giới thiệu quả địa cầu với phần đất phủ bằng giấy màu nâu và phần nước sơn màu xanh với bề mặt mịn. Điều này làm cho trẻ có ấn tượng cụ thể đơi với lục địa. Tiếp theo là các hình thức chơi đố ô chữ với bản đồ thế giới. Trẻ học tên của cá lục địa và chú tâm đến những khác biệt về kích cỡ và hình dạng. Bước tiếp theo là trò đố chữ với từng lục địa riêng biệt. Trẻ sẽ được học tên và địa điểm của các đất nước trong mỗi lục địa. Chẳng bao lâu, trẻ sẽ có cảm giác cơ thể giúp cho sự hình dung thế giới của chúng và nơi chúng đang sống.

Lịch sử:

Môn học này được giới thiệu thông qua khái niệm về thời gian với cá dụng cụ đo thời gian trong 1 phút, 2 phút đến 1 giờ. Trẻ sẽ tự làm các môc thời gian cho chính mình với cá bức ảnh và lịch tháng.

2.5 Nghệ thuật:

Trẻ của chúng tôi có được những kỹ năng tự thể hiện bản thân với bút chì màu, màu nước, sơn keo, đất nặn, xé dán và các loại vật liệu khác. Cá giáo viên của chúng tôi rất giàu kinh nghiệm trong việc ‘’khơi dậy’’ hứng thú thực hiện hoạt động của trẻ khiến cho trẻ không phụ thuộc vào những lời khen.

2.6 Âm nhạc:

Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hàng ngày của lớp học theo phương pháp giáo dục Montessori theo các hình thưc khác nhau như : Giai điệu, nhạc cụ, nhảy, hát hoặc đóng kịch.

Trên đây là định nghĩa phương pháp giáo dục Montessori là gì là một số thông tin về phương pháp giáo dục Montessori. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với các bậc cha mẹ.

3. Áp dụng phương pháp Montessori tại nhà như thế nào?

Không chỉ gửi trẻ ở trường mầm non Montessori, phụ huynh có thể tự áp dụng phương pháp này ngay tại nhà để trẻ sớm phát triển tự lập. Để phương pháp giáo dục Montessori đạt hiệu quả cao nhất, bố mẹ hãy ghi nhớ những điều sau.

3.1. Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con

Bố mẹ là người theo sát con mỗi ngày, gần gũi và hiểu được tính cách, tình cảm của trẻ nhất. Thế giới quan, nhân sinh quan của phụ huynh cũng sẽ dần dần ảnh hưởng đến con.

Trẻ em sinh ra đã biết quan sát, đặc biệt có hứng thú và có xu hướng bắt chước lại những hành động của người lớn. Họ có thể là nguyên nhân cho những hành động của con hoặc trở thành quyển sách mở để các bé học tập. Vì thế, thái độ và cách cư xử của bố mẹ trước mặt con là rất quan trọng.

Ngày nay, với sự phát triển của các thiết bị công nghệ hiện đại, nhiều gia đình thường rơi vào tình trạng bố 1 điện thoại, mẹ 1 điện thoại và con 1 máy tính bảng. Thiết bị điện tử không thể thay thế tình cảm gia đình, sự yêu thương và vai trò của bố mẹ với con cái. Phụ huynh có thể kéo con tham gia các công việc đơn giản như nhặt rau, đi siêu thị, xếp quần áo… hay nói chuyện với bé nhiều hơn, cùng con vui đùa, đọc sách… Những điều này sẽ khiến gia đình gắn kết, trẻ cũng học được cách giúp đỡ bố mẹ những việc cần thiết.

Áp dụng phương pháp Montessori tại nhà như thế nào?
Áp dụng phương pháp Montessori tại nhà như thế nào?

3.2 Bắt đầu sự yêu thương bằng cách tôn trọng con

Học cách tôn trọng trẻ không phải điều dễ dàng đối với bố mẹ. Phụ huynh nên tìm hiểu các giai đoạn phát triển để bé được phát triển theo đúng quy luật tự nhiên. Đồng thời, hãy đặt ra những quy định buộc trẻ và các thành viên trong gia đình đều phải tuân thủ.

Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu có nhận thức về bản thân, xuất hiện nhiều nhu cầu và biết đòi hỏi. Cùng với đó, các con cũng có thể tự làm những điều mình muốn như di chuyển, với lấy đồ vật trên cao, tự xúc ăn… Vì thế, bố mẹ hãy tạo không gian cho con có thể thoải mái làm những điều trẻ muốn. Điều này không chỉ giúp con tự lập mà còn phát triển toàn diện, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người lớn.

 

3.3 Tạo ra môi trường để giúp con học phương pháp Montessori tại nhà 

Một trong những điều để áp dụng phương pháp Montessori hiệu là là phụ huynh tạo ra môi trường và hỗ trợ trẻ trưởng thành trong chính môi trường đó. Tuy nhiên, đồ dùng trong gia đình thường đáp ứng nhu cầu sử dụng của người lớn, không phù hợp với trẻ em. Con muốn rửa mặt nhưng không thể với tới bồn rửa, bé muốn ngồi bàn ăn nhưng ngồi lên ghế thì lại lọt thỏm… Vì thế, bố mẹ có thể tạo ra không gian riêng cho con bằng những vật dụng, bàn ghế nhỏ xinh phù hợp với trẻ.

Bên cạnh đó, bố trí môi trường hợp với từng độ tuổi cũng là việc quan trọng bố mẹ cần ghi nhớ. Cụ thể:

  • Trẻ 0 – 3 tháng tuổi

Cuộc sống của bé trong 3 tháng đầu chỉ đơn giản là ăn, ngủ, thay bỉm, chơi đùa và ngủ. Vì thế, bố mẹ hãy chuẩn bị cho con 1 chiếc giường/nôi thật tốt. Bắt đầu từ tháng thứ 2, phụ huynh có thể trang trí xung quanh nơi trẻ nằm bằng những tấm hình lớn, tháng thứ 3 có thể treo những vật trang trí xoay tròn và phát ra âm thanh.

  • Trẻ 4 tháng – 1,5 tuổi

Đây là giai đoạn bé tập lẫy, bò, ngồi, đi nên cần mặt phẳng rộng rãi, không có đồ vật sắc nhọn ở những nơi trẻ tiếp xúc. Khi con chập chững làm quen với những thứ mới mẻ, bố mẹ đừng nôn nóng giúp đỡ. Hãy để trẻ có thời gian làm quen và tìm cách xử lý, thích nghi. Tuyệt đối tôn trọng thời gian biểu về giờ giấc ăn, ngủ, vận động của trẻ và duy trì mọi thứ thành thói quen.

  • Trẻ 1,5 – 6 tuổi

Nếu có điều kiện, phụ huynh hãy bố trí cho con một không gian riêng bao gồm phòng ngủ, tủ đựng quần áo riêng, khu vực học tập… Giai đoạn này trẻ rất hiếu động nên bố mẹ cần đặc biệt chú ý an toàn ở các cửa lớn, cửa sổ, bậc thang, ban công….

 

Có thể thấy rằng việc áp dụng phương pháp Montessori không hề đơn giản. Để con được phát triển toàn diện theo phương pháp này, bố mẹ hãy năng cao nhận thức và sự hiểu biết về các giai đoạn phát triển của con nhằm có cái nhìn đúng đắn nhất. Qua bài viết trên, hy vọng phụ huynh có thể giải đáp được câu hỏi Montessori là gì và làm thế nào để áp dụng hiệu quả phương pháp này ngay tại nhà.

4. Hai Cuốn sách học theo phương pháp Montessori tại nhà hay nhất

4.4 Nuôi dạy con theo phương pháp Montessori

Nuôi dạy con theo phương pháp Montessori
Nuôi dạy con theo phương pháp Montessori

Được viết dựa trên kinh nghiệm thực tế của tác giả Tim Seldin – Một giáo viên Montessori, một người cha. Những điều tác giả muốn chia sẻ qua cuốn sách này chính là những bài học mà ông có được nhờ sự quan sát, lắng nghe các con. Đặc biệt cuốn sách đầy ắp những ý tưởng về các hoạt động chung dành cho cha mẹ và con. Những quan điểm, lý luận về phương pháp Montessori cùng với những hình ảnh trực quan sinh động giúp việc đọc sách với cha mẹ trở nên thú vị và nhiều cảm hứng hơn.

>>> Phụ huynh có thể tham khảo sách tại đây 

4.5 Học Montessori để dạy trẻ theo Montessori

Học Montessori để dạy trẻ theo Montessori
Học Montessori để dạy trẻ theo Montessori

Bộ sách nổi tiếng này được viết bởi một người mẹ người Pháp đã dành toàn bộ tâm huyết của mình để nuôi dạy con theo phương pháp giáo dục sớm Montessori. Tác giả Eve Hermann đã tổ chức các hoạt động Montessori phong phú, đa dạng để giới thiệu từng chủ đề tới cha mẹ. Bộ sách được chia thành 4 cuốn sách với những chủ đề nổi bật của giáo dục Montessori qua 100 hoạt động Montessori giúp cha mẹ đánh thức giác quan ngủ quên trong trẻ như khám phá thiên nhiên, thực hành cuộc sống, làm quen với toán học, chữ viết, …

Bộ sách này là một cẩm nang vô cùng dễ hiểu giúp cha mẹ bận rộn có thể lên kế hoạch vui chơi hàng ngày với con sao cho đúng với tinh thần của giáo dục Montessori.

>>> Phụ huynh có thể tham khảo sách Tại Đây

>>> Đọc thêm: Tài Liệu Montessori Và Tài Liệu Về Hệ Thống Giáo Cụ Montessori


 

5/5 - (3 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *