Số Tròn Chục Lớp 2 – Cách Nhận Biết, Các Dạng Bài Tập và Phép Tính

Trong chương trình toán học lớp 2, học sinh sẽ tìm hiểu về số tròn chục – những con số các em sẽ gặp nhiều ở mệnh giá tiền tệ. Cùng tìm hiểu cách đọc, viết và luyện tập các phép tính trong bài viết này.

Nhận biết số tròn chục

nhận biết số tròn chục lớp 2

Số tròn chục là số hai chữ số, thuộc lớp đơn vị, gồm hàng chục và hàng đơn vị. Hàng đơn vị luôn có giá trị bằng 0.

Có hai cách đọc số tròn chục:

  • Cách 1: Đọc chữ số ở vị trí hàng chục kết hợp sau đó là chữ “mươi”, ngoại trừ số mười – 10.
  • Cách 2: Đọc chữ số ở vị trí hàng chục kết hợp sau đó là chữ “chục”.

Ví dụ:

Số 70 được đọc là bảy mươi hoặc bảy chục

Số “Bốn mươi” được viết là 

Các số tròn chục

Các số tròn chục lớp 2
Các số tròn chục lớp 2

Các phép tính liên quan

Dưới đây là các phép tính có liên quan đến nội dung kiến thức này.

Phép cộng số tròn chục

Khi thực hiện phép cộng hai số tròn chục, ta cộng theo thứ tự từ phải sang trái, cộng hàng đơn vị với hàng đơn vị, cộng hàng chục với hàng chục.

Ví dụ 1: 30 + 20 = ?

Cộng số tròn chục lớp 2_1
 

0 cộng 0 bằng 0, ta viết 0

3 cộng 2 bằng 5, ta viết 5

Vậy 30 + 20 = 50

Ví dụ 2: 40 + 30 = ?

Cộng số tròn chục lớp 2_1
 

0 cộng 0 bằng 0, ta viết 0

4 cộng 3 bằng 7, ta viết 7

Vậy 40 + 30 = 70

Phép trừ

Khi thực phép trừ hai số tròn chục, ta trừ theo thứ tự từ phải sang trái, trừ hàng đơn vị với hàng đơn vị, trừ hàng chục với hàng chục.

Ví dụ 1: 40 – 10 = ?

phép trừ
 

0 trừ 0 bằng 0, ta viết 0

4 trừ 1 bằng 3, ta viết 3

Vậy 40 – 10 = 30

Ví dụ 2: 80 – 20 = ?

phép trừ
phép trừ
 

0 trừ 0 bằng 0, ta viết 0

8 trừ 2 bằng 6, ta viết 6

Vậy 80 – 20 = 60

So sánh các số

Số tròn chục nào có chữ số hàng chục càng lớn thì giá trị của số đó càng lớn.

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

Giải:

Vì 

Vậy 

Phân tích cấu tạo

Số tròn chục luôn gồm một số chục và 0 đơn vị.

Ví dụ: Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.

Một số bài tập về số tròn chục

Bài 1: Tính nhẩm

20 + 70 = ?

Nhẩm: 2 chục + 7 chục = 9 chục

Vậy 20 + 70 = 90

40 + 10 = ?

Nhẩm: 4 chục + 1 chục = 5 chục

Vậy 40 + 10 = 50

50 – 30 = ?

Nhẩm: 5 chục – 3 chục = 2 chục

Vậy 50 – 30 = 20

90 – 50 = ?

Nhẩm: 9 chục – 5 chục = 4 chục

Vậy 90 – 50 = 40

Bài 2: Thực hiện phép so sánh

50 – 10 và 20

Ta có 50 – 10 = 40

4 > 2, 0 = 0

Vậy 40 > 20 nên 50 – 10 > 20

40 – 10 và 40

Ta có 40 – 10 = 30

3 < 4, 0 = 0

Vậy 30 < 40 nên 40 – 10 < 40

30 và 50 – 20

Ta có 50 – 20 = 30

3 = 3, 0 = 0

Vậy 30 = 30 nên 30 = 50 – 20

Bài 3: Giải bài toán có lời văn

Hoa có 30 cái kẹo, chị Hoa cho thêm 20 cái nữa, sau đó Hoa mời Minh 10 cái. Hỏi số kẹo Hoa có là bao nhiêu?

Giải:

Số kẹo Hoa có sau khi được chị cho thêm 20 cái là:

30 + 20 = 50 (cái)

Số kẹo Hoa còn lại sau khi cho Minh 10 cái là:

50 – 10 = 40 (cái)

Vậy số kẹo mà Hoa có là: 40 cái

Đáp số: 40 cái

 

5/5 - (4 votes)

Check Also

Tìm Số Trừ Lớp 2 - Kiến Thức Lý Thuyết và 3 Dạng Bài Tập Phổ Biến

Tìm Số Trừ Lớp 2 – Kiến Thức Lý Thuyết và 3 Dạng Bài Tập Phổ Biến

Tìm số trừ là một trong những nội dung quan trọng của kiến thức toán …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *