Tài Liệu Montessori PDF Và Hệ Thống Giáo Cụ Đầy Đủ Nhất

Phương pháp giáo dục sớm Montessori là phương pháp luôn đề cao sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ. Dưới đây là bộ  tài liệu montessori về hệ thống giáo cụ cho các bố mẹ tìm hiểu.

Tài liệu Montessori và Giáo trình Montessori cần thiết nhất

Tài liệu Montessori về hệ thống giáo cụ

Sơ lược về hệ thống giáo cụ tại lớp học Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục sớm theo hướng tự nhiên, giúp trẻ phát triển theo hướng vốn cố mà không bị khuôn mẫu hay gò bó từ người lớn. Vì vậy, hệ thống bài giảng cũng như giáo cụ trong lớp học Montessori hết sức đặc biệt. Thay vì chú trọng vào việc dạy chữ, dạy viết hay bé được học dưới sự hướng dẫn của cô thì ở lớp học Montessori trẻ được tự khám phá điều mình thích, được học hỏi thông qua các bài học thực tế. Ví dụ như trẻ sẽ được dạy cách chăm sóc cây cối, tự dọn dẹp thu xếp đồ đạc sau khi chơi xong, lau rửa chén bát sau khi chơi xong,… Tất cả những hoạt động này sẽ giúp trẻ hình thành suy nghĩ độc lập trong cuộc sống cũng như thói quen không ỉ lạ vào người khác, biết cách quan tâm chăm sóc đến những người xung quanh.

Tài liệu phương pháp Montessori về hệ thống giáo cụ
Tài liệu phương pháp Montessori về hệ thống giáo cụ

Để phục vụ cho điều này, hệ thống giáo cụ trong lớp học Montessori đều là đồ vật thật, có kích thước phù hợp với kích thước của bé như : bàn, ghế, cốc, bát đĩa, dao dĩa, thìa, đũa . Thay vì những con dao nhựa, bé được thực hành cắt bằng dao thật, học cách sử dụng dao để không bị thương và làm đau người khác. Hay bé được cầm chổi và tự tay quét nhà. Từ việc thực hành và trải nghiệm thực tế thường xuyên ở lớp, bé dần hình thành kỹ năng tự bảo vệ bản thân, biết cách chăm sóc mình khi thiếu sự giám sát của người lớn…

Những Món Đồ Cực Kỳ Cần Thiết Cho Mẹ và Bé Yêu Đang MIỄN PHÍ Vận Chuyển và Giảm Tới 50%

Khăn Che Bé Bú Đa Năng

Mua Ngay

Yếm Ăn Dặm Chống Thấm

Mua Ngay

Đai Đi Xe Máy Cho Bé

Mua Ngay

Dép Tập Đi Chống Ngã

Mua Ngay

>>> Tìm hiểu thêm: Montessori Là Gì? Montessori Khác Gì Giáo Dục Truyền Thống?

Đặc điểm của hệ thống giáo cụ trong lớp học Montessori

• Giáo cụ có mục đích tạo ra sự hình thành nhân cách, sự phát triển về thể chất và tinh thần cho bé.

• Giáo cụ có vai trò kích thích để trẻ trưởng thành và hoàn thiện các kỹ năng đang trong quá trình phát triển.

• Giáo cụ được thiết kế phù hợp với kích thước của các bé nhỏ, có sức thu hút, tính thẩm mỹ, hài hòa và cân đối nên lôi cuốn sự hứng thú.

• Giáo cụ có đặc tính phát hiện lỗi và có thể chỉnh sửa lỗi.

• Giáo cụ bao gồm những đồ vật từ đơn giản đến phức tạp, có mục đích trực tiếp và mục đích gián tiếp.

• Mỗi giáo cụ chỉ có duy nhất 1 bộ để giúp bé học cách biết chờ đợi đến lượt.

Phương pháp giáo dục Montessori là gì?

Dành cho bố mẹ nào chưa biết về Montessori. Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác.

Phương pháp giáo dục Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay, phương pháp này được đặt tên tiến sỹ Montessori – nhà giáo dục, đồng thời là nữ bác sỹ người Italia. Phương pháp giáo dục này được chính tiến sỹ Montessori đúc kết, chia sẻ qua quá trình quan sát và nghiên cứu hoạt động của trẻ, sự phát triển của trẻ trong từng giai đoạn.

Phương pháp giáo dục Montessori đề cao việc phát triển tự nhiên của trẻ trong từng giai đoạn. Vì sự phát triển tự nhiên của trẻ, Tiến sĩ Montessori đã thiết kế ra rất nhiều giáo cụ vừa đẹp, vừa hữu dụng, tạo lập ra một môi trường học tập thân thiện khiến trẻ có thể tự do tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập, từ đó làm dày thêm vốn sống, phát huy hết tiềm năng, giúp trẻ hình thành sự tự tin, sự tập trung, óc quan sát, sức sáng tạo và khả năng giao tiếp… tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.

Bổ sung cho bố mẹ 2 cuốn sách cực hay về Montessori

1. Cuốn đầu tiên: Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn

Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn là một trong những tài liệu nhập môn của phương pháp giáo dục Montessori nổi tiếng toàn cầu đã được áp dụng tại hơn 5000 trường học của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản… góp phần tạo ra cuộc “cách mạng giáo dục” trên thế giơi. Cuốn sách được chính Tiến sỹ Maria Montessori viết ra dựa trên kết quả quan sát tỉ mỉ và đánh giá chuyên sâu những hiện tượng giáo dục có ý nghĩa quyết định xuất hiện trong cuộc sống của trẻ từ 0 – 6 tuổi.

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn
Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn
Cuốn sách nhập môn của phương pháp giáo dục Montessori

Theo quan điểm của Tiến sỹ, thì trẻ giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất. Nhưng thay vì ra sức uốn trẻ vào một khuôn mẫu nhất định, bạn nên để trẻ phát triển một cách tự nhiên, cho trẻ tự khám phá, có chăng bạn chỉ nên khuyến khích trẻ để trẻ luôn vui vẻ, lạc quan, có niềm tin vào bản thân. Việc tự khám phá sẽ giúp trẻ trở thành một con người hạnh phúc, biết yêu thiên nhiên, khao khát tìm hiểu và có một kiến thức tốt về khoa học, văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử…

2. Cuốn thứ 2: Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ

Trong cuốn sách này, Tiến sỹ đề cập nhiều đến môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Trẻ học ngôn ngữ và các kỹ năng quan trọng cơ bản của cuộc sống thông qua tiếp nhận một cách vô thức từ môi trường xung quanh, do đó tạo ra một môi trường học tập tốt cho trẻ là ưu tiên số một của phương pháp này. Môi trường ở đây, theo Montessori, không chỉ bao gồm vùng không gian mà trẻ sử dụng, nội thất phòng học, đồ chơi, mà còn là những giáo viên, những con người mà trẻ tiếp xúc hàng ngày, những người bạn nhỏ mà trẻ chơi cùng, hoạt động sinh hoạt cùng. Do đó, bà chuẩn bị tất cả mọi thứ có thể để mang lại môi trường tốt nhất cho trẻ.

2. Cuốn thứ 2: Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ
2. Cuốn thứ 2: Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ
Cuốn sách Phát Hiện Mới Về Trẻ Thơ thật sự hữu ích dành cho các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục.

Ở đây, Tiến sỹ chia sẻ rất kỹ cách “bày trận” để trẻ tự do học đọc, học viết, học tính, phát triển năng khiếu… một cách hiệu quả nhất. Bà cũng giới thiệu một số mô hình giúp các trường học có thể áp dụng, tạo môi trường cho trẻ. Ngoài ra, để tăng cường sự gắn bó của trẻ với các bạn, một lời khuyên cho nhà giáo dục là nên tạo một lớp học bao gồm nhiều nhóm trẻ khác độ tuổi. Điều này khiến trẻ có thể học hỏi từ bạn bè, từ các trẻ lớn hơn. Cách bố trí lớp học như vậy cũng khiến trẻ được tiếp xúc lâu dài với một vài giáo viên trong suốt những năm học trong trường. Giáo viên, do đó có thời gian tìm hiểu rõ điểm mạnh yếu và cách học của từng trẻ đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài giữa phụ huynh, giáo viên và học sinh…

Trên thực tế, mỗi người làm cha làm mẹ đều có những cách nuôi dạy con khác nhau, tùy vào hoàn cảnh, tâm lý của trẻ. Tuy nhiên với việc áp dụng phương pháp giáo dục Montessori, các bậc cha mẹ có thể yên tâm bởi tình khoa học của nó, và trên hết phương pháp này được xây dựng bằng cái tâm của một nhà giáo dục lớn: “Mục đích của Maria Montessori là bảo vệ tâm hồn con người, giữ cho bản tính thật sự không biến mất, đồng thời giải phóng nó khỏi áp lực xã hội.”

Tham khảo: KidsUp Montessori Là Gì? Có Nên Cho Con Học Không?

5/5 - (3 votes)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *