Nếu bạn tính sai thời điểm rụng trứng và quan hệ tình dục ở tư thế không thuận lợi thì cơ hội mang thai có thể bị bỏ lỡ. Thời điểm này, một con tinh trùng may mắn trong khoảng 250 triệu tinh trùng sẽ đến kết hợp với trứng trong ống dẫn trứng để thực hiện quá trình thụ tinh. Thời gian thai sản của bạn sẽ kéo dài khoảng 38 tuần sau khi thụ thai, vì vậy thời điểm thai nhi 3 tuần tuổi là mốc bắt đầu mang thai thực sự trong thai kỳ của bạn.
Những thay đổi trong cơ thể người mẹ
Điều gì xảy ra trong quá trình rụng trứng?
Cấu trúc tử cung
Khi trứng rụng, các tua tại loa vòi trứng quét nhẹ nhàng qua buồng trứng và đón lấy trứng rụng xuống. Trứng được vận chuyển bởi sự chuyển động nhẹ nhàng của các tua này rồi đi vào ống dẫn trứng. Điều tuyệt vời là chỉ một lông tua quét qua buồng trứng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa tế bào trứng tới ống dẫn trứng. Nếu một sợi tua mỏng manh này không hoàn thành nhiệm vụ của nó thì bạn cũng không thể thụ thai được.
Bên cạnh đó, tử cung cũng đang sẵn sàng để nuôi dưỡng và bảo vệ trứng đã thụ tinh. Nội mạc tử cung, được biết đến như là thành tử cung, dầy lên để tạo thuận lợi cho phôi làm tổ. Toàn bộ quá trình này đi kèm với sự thay đổi lớn về nồng độ hormone FSH và LH được tiết ra từ tuyến yên.
Điều tuyệt vời hơn nữa là trong thực tế, kể cả khi bạn không để ý thì tháng nào những điều này cũng sẽ diễn ra trong cơ thể bạn, cho dù bạn muốn hay không muốn có thai. Sự khác biệt ở đây chỉ là, nếu trứng được thụ tinh bạn sẽ mang thai, còn nếu không thì cơ thể bạn sẽ sẵn sàng cho chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Quá trình thụ tinh
Theo quan điểm tế bào học, quá trình thụ tinh của trứng với tinh trùng là một quá hỗn loạn diễn ra trong cơ thể bạn. Trứng với tuổi thọ chỉ có 24 giờ nằm im trong phần bóng của vòi trứng, chờ tinh trùng đến để thụ tinh.
Trứng đang chờ thụ tinh cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng. Bên ngoài trứng được bao bọc bởi một lớp màng dầy mà những chú tinh trùng nhỏ bé cần phải phá vỡ. Các tinh trùng tích cực cạnh tranh với nhau để trở thành chiến binh đầu tiên phá vỡ màng trứng, để làm được điều đó, tinh trùng tiết ra một enzyme chứa trong túi cực đầu của chúng.
Cuối cùng các enzyme cũng làm màng trứng bị phá vỡ, và mặc dù có nhiều tinh trùng cạnh tranh nhau nhưng chỉ có duy nhất một tinh trùng có thể thâm nhập thành công vào bên trong trứng. Khi một trong những tinh trùng cuối cùng thâm nhập được vào trứng là lúc bạn chính thức mang thai. Thật tuyệt vời khi biết rằng phải mất gần 18 giờ để hoàn thành quá trình thụ tinh.
Giai đoạn phôi thai
Giai đoạn phôi làm tổ trong tử cung
Hợp tử sẽ mất gần một ngày để di chuyển từ ống dẫn trứng tới tử cung, nhưng nó vẫn chưa làm tổ bên trong tử cung. Ở giai đoạn này, em bé của bạn sẽ có khoảng 40% cơ hội phát triển được thành phôi thai, còn khoảng 60% quá trình thụ thai sẽ thất bại do hợp tử không làm tổ được bên trong tử cung. Bạn sẽ không thể biết được những điều này, bởi vì sau đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ diễn ra bình thường.
Đôi khi trứng đã thụ tinh bị mắc kẹt trong ống dẫn trứng và không đến được tử cung. Điều này sẽ đe dọa mạng sống của người mẹ, đó chính là tình trạng mang thai ngoài tử cung hay mang thai trong ống dẫn trứng.
Đến thời điểm những ngày cuối cùng khi thai nhi 3 tuần tuổi, hoặc ước tính khoảng 5-6 ngày sau thụ tinh, túi phôi sẽ làm tổ chắc chắn trong lớp thành dày của tử cung. Cuối cùng, cuộc hành trình nguy hiểm đã đi đến hồi kết và em bé của bạn được nằm an toàn, thoải mái trong tử cung của mẹ. Mặc dù bạn không biết gì đến quá trình vừa diễn ra, cũng không có dấu hiệu hay triệu chứng gì được biểu hiện, nhưng bạn nên biết rằng, đây là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của em bé. Khi cuộc hành trình từ ống dẫn trứng tới tử cung hoàn tất, túi phôi bắt đầu phát triển nhanh chóng nếu chúng nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng được cung cấp từ máu của người mẹ.
Tránh thai
Phản ứng của vỏ trứng
Những hạt vỏ trứng này phình to ra và đẩy những tinh trùng thất bại ra xa khỏi trứng, trong vòng 48 giờ sau, tất cả những tinh trùng đó sẽ chết đi.
Sự thay đổi của hormone bên trong cơ thể
Khi nhận được tín hiệu từ trứng đã thụ tinh, tuyến yên phản ứng lại bằng cách ngắt chu kỳ kinh của bạn và tiết ra một hormone mới gọi là HCG. HCG có tác dụng ngăn cản sự thoái hóa của hoàng thể. Với việc tiết ra HCG, hoàng thể vẫn còn nguyên vẹn và sản xuất ra một lượng lớn progesterone và estrogen. Hoàng thể đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ.
Lượng progesterone tiết ra với tỷ lệ tăng cao rất quan trọng đối với sự an toàn trong thai kỳ của bạn. Trong trường hợp không mang thai thì lượng progesterone sẽ giảm, làm cho nội mạc tử cung bị thoái hóa và bong ra tạo thành kinh nguyệt.
Hormon progesterone chịu trách nhiệm về sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung. Ở thời điểm thai nhi 3 tuần tuổi, túi phôi vẫn phụ thuộc vào hormone của bạn bởi vì nó vẫn chưa có khả năng tự tiết ra hormone.
Các dấu hiệu và triệu chứng của quá trình phôi làm tổ
Đừng thất vọng và lo lắng vì lo lắng và căng thẳng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của bạn. Sau đây là một vài dấu hiệu của quá trình phôi làm tổ:
- Khoảng 30% phụ nữ thấy bị chảy máu dưới dạng một vài giọt nhỏ, nhạt màu.
- Đau hoặc bị chuột rút ở phần lưng dưới
- Đầy hơi, đau đầu và thay đổi tâm trạng
- Đi tiểu thường xuyên
- Đau ở ngực.
Sự thay đổi trong cơ thể của thai nhi 3 tuần tuổi
Sau đó khoảng 2 tuần, hợp tử sẽ phát triển thành phổi thai, hợp tử mang DNA được truyền từ cả bố và mẹ. Do mỗi trứng và tinh trùng chứa 23 nhiễm sắc thể, vì vậy tế bào lưỡng bội (hợp tử) mang tổng cộng 46 nhiễm sắc thể.
Tất cả các thông tin di truyền cần thiết của các tế bào này sẽ giúp cho sự phát triển của cơ thể mới. Hầu hết các đặc điểm của em bé đã được xác định, và chỉ cần thời gian chúng sẽ phát triển đầy đủ. Trong vòng một ngày, hợp tử không có sự biến đổi nào cả, sau đó nó phân chia tạo thành hai tế bào. Em bé đã đạt đến mốc 2 tế bào trong sự phát triển của mình. Về mặt kỹ thuật, đây là bước đi đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ.
Thai ba tuần tuổi mẹ nên kiêng gì?
Những thực phẩm nên ăn:
- Ba tuần đầu của thai kỳ, bạn nên tích cực bổ sung vitamin và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như giúp bé phát triển tốt nhất. Bạn có thể bổ sung thông qua dạng viên uống hoặc qua chế độ ăn hàng ngày.
- Acid folic là chất vô cũng quan trọng trong thời gian mang thai, nó không chỉ giúp ngăn ngừa những bệnh cho trẻ như khuyết tật ống thần kinh, dị tật tim bẩm sinh hoặc sinh non. Theo như khuyến cáo, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400 mcg/ngày trước khi mang thai, và đến tuần thứ 3 của thai kỳ, liều lượng có thể tăng lên khoảng 600 mcg/ ngày.
- Bác sĩ cũng khuyến cáo rằng mẹ bầu nên bổ sung thêm khoảng 0,4 mg vitamin B11 và khoảng 300 calo cho khẩu phần ăn mỗi ngày.
- Sắt cũng là một yếu tố không thể thiếu trong những tháng ngày “bầu bí”. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng sắt cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Lượng sắt cần thiết cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày.
Những thực phẩm nên kiêng:
- Mẹ bầu nên tuyệt đối tránh ăn những loại thực phẩm chưa được nấu chín, trứng lòng đào hoặc các loại hải sản hun khói.
- Nên thận trọng với những loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá nóc, cá thu, cá kiếm. Trong các loại cá này có chứa lượng thủy ngân cao, gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh của bé.
Thai ba tuần tuổi có nên quan hệ tình dục không?
Nhiều phụ nữ mang thai lần đầu thường lo lắng rằng quan hệ tình dục khi mang thai có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc sảy thai. Tuy nhiên, nếu bạn không có tiền sử sảy thai hay các dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị sảy thai thì các hoạt động tình dục không hề ảnh hưởng tới bé.
Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục khi mẹ đạt “cực khoái” còn giúp bé yêu trong bụng cảm thấy thư giãn và thoải mái như được ru ngủ. Vì vậy, các mẹ bầu hãy yên tâm tham gia vào các “cuộc yêu” như bình thường nếu thấy thích thú.
Chế độ chăm sóc và một số lời khuyên dành cho bạn
Mặc dù bạn chưa biết, từ những ngày đầu này em bé đã được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng, nước, oxy, các hormone cần thiết, các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong tử cung của bạn, nhờ đó mà em bé được phát triển khỏe mạnh.
Trước khi bạn biết mình có thai, thì tổ ấm nuôi dưỡng em bé đã sẵn sàng, trong tử cung của bạn, em bé sẽ lớn lên và được bảo vệ an toàn. Tử cung của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn mà bạn ăn vào, những công việc bạn làm và lối sống của bạn. Thói quen sống cà cách bạn chăm sóc bản thân mình sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của em bé.
Nếu bạn đang có kế hoạch làm mẹ thì bạn nên chăm sóc cả sức khỏe tinh thần và thể chất của mình bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh.
- Ăn các thực phẩm có lợi cho sức khỏe và uống nhiều nước.
- Tập thể dục nhẹ nhàng
- Không tham gia các hoạt động gây căng thẳng hoặc làm ảnh hưởng tới vùng bụng của bạn.
- Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, dùng nhiều loại thuốc không kiểm soát và uống nhiều rượu.
- Kiểm soát sự lo lắng và căng thẳng của bạn.
- Hãy có thái độ tích cực đối với việc làm cha mẹ và với cuộc sống nói chung.
Tất cả mọi việc bạn làm trong 38 tuần mang thai đều sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất, trí tuệ, thần kinh và cảm xúc của đứa trẻ. Và bạn đừng quên rằng những ảnh hưởng này là vĩnh viễn.
Nếu bạn làm những điều đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy tự hào khi nhìn con mình phát triển khỏe mạnh từ lúc còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành. Chúc bạn may mắn trong quá trình mang thai. Hy vọng bạn đã hiểu rõ các triệu chứng và sự thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần 3. Hãy cho chúng tôi biết thêm về các trải nghiệm của bạn bằng cách bình luận ở bên dưới. Chúc bạn may mắn!