Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ và bụng của mẹ bầu có thể chưa lộ rõ nhưng đã có thể cảm nhận được rằng mình thường xuyên mệt mỏi và có hiện tượng ốm nghén – đây là dấu hiệu của việc em bé đang phát triển nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu về những điều cần biết cũng như sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi nha.
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi về kích thước
Kích thước thai nhi 8 tuần tuổi cỡ 2,5 cm- khoảng bằng một quả nho và chỉ nặng vài gam. Bé bắt đầu trông giống người lớn hơn, các bộ phận của cơ thể đã bắt đầu phân chia rõ ràng dù sẽ còn phải hoàn thiện rất nhiều trong những tháng tới. Tim thai đã chia thành 4 ngăn, việc thai nhi 8 tuần tuổi chưa có tim thai lúc này bắt đầu nguy hiểm và cần hỗ trợ trực tiếp từ bác sỹ chuyên khoa.
Cái “đuôi” bào thai đã hoàn toàn biến mất. Các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh cùng với sự lớn lên của các cơ quan trong cơ thể bé. Ở thai nhi lúc này cơ quan sinh dục ngoài đã xuất hiện nhưng gần như là chưa đủ để để phân biệt được giới tính khi siêu âm, bạn cần chờ đến cho đến vài tuần nữa.
Sự phát triển về khuôn mặt
- Truyện Ngắn Cho Thai Nhi – 11 Truyện Ngắn Hay Nhất Bố Mẹ Phải Kể Cho Bé
- 7 Truyện Thai Giáo Cho Bé Trong Bụng Mẹ Được Các Mẹ Kể Nhiều Nhất.
Sự phát triển về xương
Tế bào xương đang bắt đầu thay thế các sụn gốc đã được đặt ra, như cánh tay và đôi chân dài, và các ngón tay có màng và ngón chân đã bắt đầu phát triển.
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn của bé được hoàn thiện dần và bây giờ bạn có thể thấy một mạng lưới các mạch máu dưới một lớp da mỏng trong suốt. Nó sẽ mất một thời gian trước khi cơ thể bé bắt đầu tổng hợp chất béo và đầy đặn lên.
Nội tiết tố
Nhau thai cũng đã khá trưởng thành để thực hiện chức năng sản sinh nội tiết tố. Cơ thể bé đã hoàn tất các cơ quan về lý tính, chuẩn bị sẵn sàng để tăng cân rất nhanh.
Thai nhi 8 tuần tuổi cần được bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết, các bà mẹ cần chú ý. Nếu không được quan tâm kỹ càng, nguy cơ trẻ dị tật, kém phát triển, thậm chí sinh non, sảy thai, chết lưu là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ
Mệt mỏi và ốm nghén
Mang thai tuần 8, bạn có thể nhận thấy mình đã tăng lên vài kí so với trước khi có bầu, những cũng có một số bà bầu lại sụt cân trong giai đoạn này. Mặc dù vòng eo đã lớn hơn chút ít nhưng trông bạn vẫn chưa hẳn giống một bà bầu, hầu hết mọi người xung quanh vẫn chưa thể nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể bạn. Dù vậy, chính bạn lại là người cảm nhận rất rõ sự tồn tại của em bé trong bụng qua những cơn ốm nghén hay những dấu hiệu sinh lí khác như mệt mỏi, uể oải, mất ngủ, bạn còn cảm thấy tính khí và cảm xúc của mình thất thường thấy rõ.
Một số bà mẹ có thể dứt được các triệu chứng ốm nghén khi mang thai tuần 8 nhưng một số khác lại gặp những trận nôn, buồn nôn suốt cả ngày. Điều này làm bạn khó chịu, làm bạn thấy kiệt sức? Hãy yên tâm, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi trong một vài tuần tới. Để hạn chế những cơn ói mửa như vậy, bạn nên sắp xếp công việc để được nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là ngủ trưa và tối. Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn thường xuyên và uống nhiều nước giúp bụng bạn luôn có cảm giác no, nó không những giúp ích cho việc giảm các triệu chứng ốm nghén mà còn tốt cho sự phát triển của bé suốt thai kỳ. Mỗi khi thấy buồn nôn, hãy thử một chút trà gừng, kẹo gừng… Nó được đánh giá rất hiệu quả trong trường hợp này.
Muốn đi vệ sinh hơn
Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần thứ 8
Siêu âm lần đầu tiên của bạn để kiểm tra sự phát triển của bé thường được tiến hành từ tuần thai thứ 8 đến 12. Nếu bạn chưa có hẹn khám thai lần đầu, bạn nên sắp xếp ngay.
Ngực của bạn sẽ tiếp tục lớn lên. Bạn có thể bắt đầu chuẩn bị những chiếc áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú, có bán ở rất nhiều cửa hàng.
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng nhiều thức ăn bổ dưỡng cho bạn và em bé. Mang thai tuần 8 là thời điểm thích hợp để bạn tập cho bé thói quen kết nối, tình mẫu tử thiêng liêng bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất. Quan trọng là bạn phải chú ý lắng nghe cơ thể cũng như em bé. Một danh sách nhạc dành cho thai nhi bắt đầu phát huy tác dụng từ tuần này.
Vi chất cần thiết nhất cho mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi hay 3 tháng đầu thai kì là Sắt, Axit Folic, Vitamin. Sắt và Axit Folic thúc đẩy quá trình tăng tạo máu cho sự phát triển của con ở giai đoạn đầu. Vitamin và khoáng chất lại giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của mẹ trước những sự thay đổi của cơ thể để đón chào sinh linh bé bỏng.