Tính chất giao hoán của phép nhân toán lớp 4 là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng. Cùng tìm hiểu lý thuyết và bài tập chi tiết có lời giải bên dưới.
- Phần Mềm Học Toán Lớp 4 – Những Phần Mềm Hay Nhất
- Học Toán Lớp 4 Online Miễn Phí – 7 Chương Trình Học Tốt Nhất
Lý thuyết tính chất giao hoán của phép nhân
Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
a) Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
7 x 5 và 5 x 7
Ta có: 7 x 5 =35
5 x 7 = 35
Vậy : 7 x 5 = 5 x 7.
b) So sánh giá trị của hai biểu thức a×b và b×a trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của a×b và b×a luôn luôn bằng nhau, ta viết:
a×b=b×a
Phát biểu về tính chất giao hoán của phép nhân: Khi đổi chỗ các thứa số trong một tích thì tích không thay đổi.
Bài tập tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4
phần này giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa Toán 4 để giúp bạn hiểu sâu hơn phần kiến thức đã được học về Toán 4. Bạn vào tên bài hoặc Xem lời giải để tham khảo lời giải chi tiết cho từng bài.
Bài 1 (trang 58 SGK Toán 4):
Viết số thích hợp vào ô trống trong các biểu thức dưới đây
Lời giải:
a) 4 x 6 = 6 x 4
207 x 7 = 7 x 207
b) 3 x 5 = 5 x 3
2138 x 9 = 9 x 2138
Bài 2 (trang 58 SGK Toán 4):
Tính:
a) 1357 x 5
7 x 853
b) 40263 x 7
5 x 1326
c) 23109 x 8
9 x 1427
Lời giải:
a) 1357 x 5 = 6785
7 x 853 = 5971
b) 40263 x 7 = 281841
5 x 1326 =6630
c) 23109 x 8 = 184872
9 x 1427 = 12843
Bài 3 (trang 58 SGK Toán 4)
Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau:
a) 4 x 2145;
b) (3 + 2) x 10287;
c) 3964 x 4;
d) (2100 + 45) x 4;
e) 10287 x 5;
g) (4x 2) x(3000 + 964)
Lời giải:
a) 4 x 2145 = d) (2100 + 45) x 4 (d)
c) 3964 x 4 = (4x 2) x(3000 + 964) (g)
e) 10287 x 5 = b) (3 + 2) x 10287 (b)
Bài 4 (trang 58 SGK Toán 4):
Số?
Lời giải:
a) a x 1 = 1 x a = a
b) a x 0 = 0 x a = 0
Phụ huynh tìm hiểu thêm thông tin về chương trình qua link toán lớp 4 Monkey Math