Phần kiến thức tính giá trị biểu thức lớp 4 là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng trong chương trình toán lớp 4. Dưới đây là lý thuyết và bài tập tham khảo cho các em học sinh.
Các Nội Dung Chính
- Giới thiệu về bài học tính giá trị của biểu thức lớp 4
- Tính giá trị của biểu thức lớp 4
- Cách giải dạng Toán tính nhanh giá trị của biểu thức
- Bài tập vận dụng tính giá trị biểu thức lớp 4
- Bài tập tự luyện toán lớp 4 tính giá trị biểu thức (Có đáp án)
- Bài tập lớp 4 nâng cao: Dạng toán tính giá trị của biểu thức lớp 4
Giới thiệu về bài học tính giá trị của biểu thức lớp 4
Ví dụ 1: Tính giá trị biểu thức sau: 2747 + 174951
Đặt tính và tính có:
Thực hiện phép tính theo thứ tự từ phải qua trái ta có:
- 1 cộng 7 bằng 8, viết 8
- 5 cộng 4 bằng 9, viết 9
- 9 cộng 7 bằng 16, viết 6 nhớ 1
- 2 cộng 4 bằng 6 thêm 1 bằng 7, viết 7
- Hạ 17 xuống được 177696
Vậy giá trị của biểu thức 2747 + 174951 = 177698
Ví dụ 2: Tính giá trị biểu thức sau: 15 x 7 + 45 19
Thực hiện phép tính theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau ta có:
15 x 7 + 45 19 = 105 + 45 19 = 150 19 = 131
Vậy giá trị của biểu thức: 15 x 7 + 45 19 = 131
Tính giá trị của biểu thức lớp 4
Dưới đây là phần kiến thức giúp các em tính giá trị biểu thức lớp 4 dễ dàng nhất
a) Trong một biểu thức, nếu chỉ có phép nhân và phép chia hoặc phép trừ và phép cộng, ta thực hiện tính toán từ trái qua phải.
- Nếu trong biểu thức, có cả phép nhân, phép chia, phép cộng và phép trừ, ta thực hiện nhân/ chia trước, cộng/ trừ sau.
- Nếu trong biểu thức, có dấu ngoặc, ta thực hiện phép tính ở trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
b) Thực hiện biểu thức có phép cộng
- Nhóm các số hạng trong biểu thức đã cho thành nhóm có tổng là các số tròn chục/ tròn trăm/ tròn nghìn.
- Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
- Công thức tổng quát: a + b + c = a + c + b = c + a + b
Cách giải dạng Toán tính nhanh giá trị của biểu thức
Dạng 1:
Nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.
Ví dụ: Tính nhanh:
VD1: 349 + 602 + 651 + 398
= (346 + 651 ) + (602 + 398)
= 1000 + 1000
= 2000
VD2: 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347
= (3145 – 145) + (4246 – 246) + (2347 – 347)
= 3000 + 4000 + 2000
= 7000 + 2000
= 9000
* Bài tập tương tự:
a) 815 – 23 – 77 + 185
b) 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653
c) 1 + 3 + 5 + 7 + 9+ 11 + 13 + 15 + 17 + 19
d) 52 – 42 + 37 + 28 – 38 + 63
Dạng 2
Vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….
Khi hướng dẫn học sinh làm dạng bài tập này, giáo viên cần giúp học sinh nắm được các kiến thức về : một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….
+ Một số nhân với một tổng: a x (b + c) = a x b + a x c
a x b + a x c = a x (b + c)
+ Một số nhân với một hiệu: a x (b – c) = a x b – a x c
a x b – a x c = a x (b – c)
+ Một tổng chia cho một số: (a + b + c) : d = a : d + b : d + c : d
a: d + b : d + c: d = (a + b + c) : d
Ví dụ: 19 x 82 + 18 x1 9 15 : 3 + 45 : 3 + 27 : 3
= 19 x ( 82 + 18) = (15 + 45 + 27) : 3
= 19 x 100 = 87 : 3
= 1900 = 29
– Với những biểu thức chưa có thừa số chung, Gv gợi ý để học sinh tìm ra thừa số chung bằng cách phân tích một số ra một tích hoặc từ một tích thành một số….
VD 1: 35 x 18 – 9 x 70 + 100
= 35 x 2 x 9 – 9 x 70 + 100
= 70 x 9 – 9 x 70 + 100
= 0 + 100
= 100
Trường hợp này giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh phân tích số 18 = 9 x 2 để làm bài
VD 2: 326 x 78 + 327 x 22
Biểu thức này chưa có thừa số chung, GV cần gợi ý để học sinh nhận thấy: 327 = 326 + 1. Từ đó học sinh sẽ tìm được thừa số chung là 326 và tính nhanh dễ dàng
326 x 78 + 327 x 22
= 326 x 78 + (326 + 1) x 22
= 326 x 78 + 326 x 22 + 1 x 22
= 326 x (78 + 22) + 22
= 326 x 100 + 22
= 32600 + 22
= 32622
VD3: 4 x 113 x 25 – 5 x 112 x 20
Với biểu thức này, GV cần gợi ý giúp học sinh nhận thấy được 4 x 25 = 100 và 5 x 20 = 100. Từ đó học sinh sẽ đặt được thừa số chung là 100 . Cụ thể:
4 x 113 x 25 – 5 x 112 x 20
= 4 x 25 x 113 – 5 x 20 x 112
= 100 x 113 – 100 x 112
= 100 x ( 113 – 112)
= 100 x 1
= 100
Xem thêm:Nhân Một Số Với Một Tổng Toán Lớp 4 – Lý Thuyết và Bài Tập
* Bài tập tương tự:
54 x 113 + 45 x 113 + 113
54 x 47 – 47 x 53 – 20 – 27
10000 – 47 x 72 – 47 x 28
(145 x 99 + 145) – (143 x 101 – 143)
1002 x 9 – 18
8 x 427 x 3 + 6 x 573 x 4
2008 x 867 + 2009 x 133
Bài tập vận dụng tính giá trị biểu thức lớp 4
Bài tập
Bài 1: Tính giá trị biểu thức
a) 16 + 4748 + 142 -183
b) 472819 + 174 19 x 98
c) 5647 18 + 1874 : 2
d) 87 x 192 216 : 6
Bài 2: Tính giá trị biểu thức theo cách thuận tiện nhất.
a) 103 + 91 + 47 + 9
b) 261 + 192 11 + 8
c) 915 + 832 45 + 48
d) 1845 492 45 92
Bài 3: Tìm Y biết:
a) y x 5 = 1948 + 247
b) y : 3 = 190 90
c) y 8357 = 3829 x 2
d) y x 8 = 182 x 4
Bài 4: Tính giá trị của phép tính sau:
a) 1245 + 2837
b) 2019 + 194857
c) 198475 28734
d) 987643 2732
Bài 5: Hai ngày cửa hàng bán được 5124 lít dầu, biết ngày thứ hai bán được ít hơn ngày thứ nhất 124 lít. Hỏi mỗi ngày bán được bao nhiêu lít dầu.
Bài 6. Tú có 76 viên bi, số bi của An gấp 7 lần số bi của Tú. An cho Hùng 24 viên. Hỏi tổng số bi của 3 bạn là bao nhiêu?
Bài 7: Cho dãy số sau: 1, 5, 9, 13, …,65, 69
a) Tính số lượng các số hạng trong dãy số.
b) Tính tổng của dãy số.
Bài giải
Bài 1:
Thực hiện theo quy tắc của phép nhân, chia, cộng trừ. Ta có:
a) 16 + 4748 + 142 183 = (4748 + 142) 183 + 16 = 4890 167 = 4723
b) 472819 + 174 19 x 98 = 472819 + 174 1862 = 471131
c) 5647 18 + 1874 : 2 = 5629 + 937 = 6566
d) 87 x 192 216 : 6 = 16704 36 = 16668
Bài 2:
Thực hiện theo quy tắc của biểu thức có chứa phép cộng, trừ ta có:
a) 103 + 91 + 47 + 9 = (103 + 47) + (91 + 9) = 150 + 100 = 250
b) 261 + 192 11 + 8 = (261 11) + (192 + 8) = 250 + 200 = 450
c) 915 + 832 45 + 48 = (915 45) + (832 + 48) = 870 + 880 = 1750
d) 1845 492 45 8 = (1845 45) (492 +8) = 1800 500 = 1300
Bài 3:
a) y x 5 = 1948 + 247
y x 5 = 2195
y = 2195 : 5
y = 439
b) y : 3 = 190 90
y : 3 = 100
y = 100 x 3
y = 300
c) y 8357 = 3829 x 2
y 8357 = 7658
y = 7658 + 8357
y = 16015
d) y x 8 = 182 x 4
y x 8 = 728
y = 728 : 8
y = 91
Bài 4:
Đặt tính và tính, các chữ số đặt thẳng hàng với nhau. Thực hiện phép tính từ phải qua trái. Ta có:
- 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1
- 3 cộng 4 bằng 7 thêm 1 bằng 8, viết 8
- 8 cộng 2 bằng 10, viết 0 nhớ 1
- 2 cộng 1 bằng 3 thêm 1 bằng 4, viết 4
Vậy 1245 + 2837 = 4082
- 7 cộng 9 bằng 16, viết 6 nhớ 1
- 5 cộng 1 bằng 6 thêm 1 được 7, viết 7
- 8 cộng 0 bằng 8, viết 8
- 4 cộng 2 bằng 6, viết 6
- Hạ 19 xuống được kết quả 196876
Vậy 2019 + 194857 = 196876
- 5 trừ 4 bằng 1, viết 1
- 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
- 4 không trừ được cho 7 mượn 1, 14 trừ 7 bằng 7, viết 7 nhớ 1
- Mượn 1 được 18 trừ 9 bằng 9, viết 9 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, 9 trừ 3 bằng 6, viết 6
- 1 trừ 0 bằng 1, viết 1
Vậy 198475 28734 = 169741
- 3 trừ 2 bằng 1, viết 1
- 4 trừ 3 bằng 1, viết 1
- 6 không trừ cho 7, mượn 1 được 16 trừ 7 bằng 9, viết 9 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
- Hạ 98 xuống được kết quả: 987643 2732 = 984911
Bài 5:
Mỗi ngày bán được số lít dầu là:
(5124 124) : 2 = 5000 : 2 = 2500 (lít dầu)
Ngày thứ nhất bán được hơn ngày thứ 2 là:
2500 + 124 = 2624 (lít dầu)
Vậy ngày thứ nhất bán được 2624 lít, ngày thứ hai bán được 2500 lít dầu
Bài 6:
Số bi của An là:
76 x 7 = 532 (viên bi)
Tổng số bi của 3 bạn là: 532 + 76 = 608 viên bi
Bài 7:
a) Cách tính số lượng các số hạng trong dãy số là:
Số số hạng = (Số hạng cuối Số hạng đầu) : d + 1
(d là khoảng cách giữa 2 số hạng liên tiếp)
Theo bài ra ta có số số hạng là: (69 1) : 4 + 1 = 18
Vậy dãy số trên có 18 số hạng
b) Các tính tổng trong dãy số:
Tổng = [ (số đầu + số cuối) x Số lượng số hạng ] : 2
Theo bài ra ta có tổng của dãy số trên là: [(69 + 1) x 18] : 2 = 630
Vậy tổng các số hạng trong dãy số trên là 630
Bài tập tự luyện toán lớp 4 tính giá trị biểu thức (Có đáp án)
Bài tập
Bài 1: Tính giá trị biểu thức sau
a) 164 x 6 : 3
b) 7685 + 953 + 747 85
c) 584 x 14 x 5
d) 9589 987 246
Bài 2: Tìm cách tính thuận tiện nhất
a) 211 111 99
b) 324 x 8 + 45 152
c) 525 + 917 198 + 320
d) 35 x 7 : 5
Bài 3: Tìm y biết
a) y x 15 = 7264 + 5111
b) y + 4763 = 1947 x 3
c) y : 8 = 478 98
d) y 9874 = 1984 x 5
Bài 4: Cho dãy số sau: 1, 3, 5, 7, …, 97, 99
a) Tính số lượng số hạng của các dãy số.
b) Tính tổng của dãy số sau.
Đáp án
Bài 1:
a) 328
b) 9300
c) 40880
d) 8356
Bài 2:
a) 1
b) 2485
c) 1564
d) 49
Bài 3:
a) y = 825
b) y = 1078
c) y = 3040
d) y = 19794
Bài 4
a) có 50 số hạng
b) tổng là 2500
Bài tập lớp 4 nâng cao: Dạng toán tính giá trị của biểu thức lớp 4
Bài tập
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
a, 234576 + 578957 + 47958
b, 41235 + 24756 37968
c, 324586 178395 + 24605
d, 254782 34569 45796
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
a, 967364 + (20625 + 72438)
b, 420785 + (420625 72438)
c, (47028 + 36720) + 43256
d, (35290 + 47658) 57302
e, (72058 45359) + 26705
f, (60320 32578) 17020
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a, 25178 + 2357 x 36
b, 42567 + 12336 : 24
c, 100532 374 x 38
d, 2345 x 27 + 45679
e, 12348 : 36 + 2435
f, 134415 134415 : 45
g, 235 x 148 148
h, 115938 : 57 57
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức
a, 324 x 49 : 98
b, 4674 : 82 x 19
c, 156 + 6794 : 79
d, 7055 : 83 + 124
e, 784 x 23 : 46
f, 1005 38892 : 42
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
a, 427 x 234 325 x 168
b,16616 : 67 x 8815 : 43
c, 67032 : 72 + 258 x 37
d, 324 x 127 : 36 + 873
Bài 6: Tính giá trị của biểu thức
a, 213933 213933 : 87 x 68
b, 15275 : 47 x 204 204
c, 13623 13623 : 57 57
d, 93784 : 76 76 x 14
Bài 7: Tính giá trị của biểu thức
a, 48048 48048 : 24 24 x 57
b, 10000 (93120 : 24 24 x 57)
c, 100798 9894 : 34 x 23 23
d, 425 x 103 (1274 : 14 14)
e, (31850 730 x 25) : 68 68
f, 936 x 750 750 : 15 -15
Bài 8: Tính giá trị của biểu thức
a, 17464 17464 : 74 74 x 158
b, 32047 17835 : 87 x 98 98
c, (34044 324 x 67) : 48 48
d, 167960 (167960 : 68 68 x 34)
Bài 9: Cho biểu thức P = m + 527 x n. Tính P khi m = 473, n = 138.
Bài 10: Cho biểu thức P = 4752 : (x 28)
a, Tính P khi x = 52
b, Tìm x để P = 48
Bài 11: Cho biểu thức A = 1496 : (213 x) + 237
a, Tính A khi x = 145
b, Tìm x để A = 373
Bài 12: Cho biểu thức B = 97 x (x + 396) + 206
a, Tính B khi x = 57
b, Tìm x để B = 40849
Bài 13: Hãy so sánh A và B biết
Bài 14: Viết mỗi biểu thức sau thành tích các thừa số:
a, 12 + 18 + 24 + 30 + 36 + 42
b, mm + pp + xx + yy
c, 1212 + 2121 + 4242 + 2424
Bài 15: Cho biểu thức A = 3 x 15 + 18 : 6 + 3. Hãy đặt dấu ngoặc vào vị trí thích hợp để biểu thức A có giá trị là (trình bày các bước thực hiện)
a, 47
b, Số bé nhất có thể
c, Số lớn nhất có thể
C. Đáp án
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức
a, 861491 b, 28023 c, 170796 d, 174417
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
a, 1060427 b, 768972 c, 127004 d, 2564
e, 53404 f, 10722
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức
a, 110030 b, 43081 c, 86320 d, 108994
e, 2778 f, 131428 g, 34632 h, 1977
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức
a, 162 b, 1083 c, 242 d, 209
e, 392 f, 79
Bài 5: Tính giá trị của biểu thức
a, 45318 b, 50840 c, 10477 d, 2016
Bài 6: Tính giá trị của biểu thức
a, 46721 b, 66096 c, 13327 d, 170
Bài 7: Tính giá trị của biểu thức
a, 44678 b, 7488 c, 94082 d, 43698
e, 132 f, 701935
Bài 8: Tính giá trị của biểu thức
a, 5536 b, 11589 c, 209 d, 167802
Bài 9: 73199
Bài 10: a, 198 b, 127
Bài 11: a, 259 b, 202
Bài 12: a, 44147 b, 23
Bài 13: a, A > B b, A < B c, A < B
Bài 14:
a, 6 x 27
b, 11 x (m + p + x +y)
c, 101 x 99
Bài 15:
a, 3 x 15 + 18 : (6 + 3)
b, 3 x 15 + 18 : (6 + 3)
c, 3 x (15 + 18 : 6 + 3)