Toán Tư Duy Lớp 3 – 5 Môn Toán Phổ Biến Nhất Và Bài Tập Tham Khảo

Hiện nay có nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi lớp 3 đang rất muốn tìm hiểu về chương trình toán tư duy lớp 3 cho bé. Dưới đây là toàn bộ các thông tin có thể giải đáp thắc mắc cho các phụ huynh.

1. Toán tư duy là gì?

Khác với cách dạy tại trường, “thầy dạy trò hiểu” thì với toán tư duy, học sinh sẽ được tiếp cận với cách học hoàn toàn mới: Tự học hay học chủ động. Từ những phép tính khô khan chồng chéo rất khó tiếp thu sẽ được “biến hóa” thành những đề tài sống động, dễ nhớ với trẻ.

Thông thường, trước khi tham gia các lớp học toán tư duy, trẻ sẽ được khảo sát khả năng làm toán. Giáo viên hướng dẫn sẽ dựa vào kết quả bài khảo sát để thiết kế bài giảng và cách dạy dễ tiếp thu và phù hợp nhất với mỗi đứa trẻ. Điều này giúp trẻ được học và thực hành gần với khả năng của mình.

Vậy các bố mẹ đã biết toán tư duy là gì rồi chứ? bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu là có nên cho trẻ học toán tư duy không nha

>>> Tìm hiểu thêm: Toán Tư Duy – Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức Về Toán Tư Duy

2. Năm môn toán tư duy lớp 3 phổ biến nhất.

Dưới đây là 5 môn toán tư duy lớp 3 được nhiều phụ huynh quan tâm và cho con học nhất

2.1 Toán finger Math

Finger Math là phương pháp học toán tư duy cho trẻ mầm non thông qua việc tính nhẩm bằng ngón tay có nguồn gốc từ Hàn Quốc.  Phương pháp này giúp các bé rèn luyện tư duy cũng sự tập trung cũng như phát triển 2 bán cầu não. Vì vậy Finger Math phù hợp với các trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Toán tư duy là gì? Toán tư duy finger math là gì
Toán tư duy là gì? Toán tư duy finger math là gì

Cách dạy trẻ theo phương pháp Finger Math

Phụ huynh có thể tham khảo các bài viết về dạy Finger Math của chúng tôi trên nuoicondung.com thông qua danh sách các bài viết về Finger Math

2.2. Toán tư duy lớp 3 Soroban 

Toán Soroban học toán tư duy giúp tính nhẩm siêu tốc hay phương pháp học cách tính nhẩm nhanh được người Nhật Bản nghĩ ra nhằm rèn luyện trí não dựa trên bàn tính Soroban. Đến nay, tại Nhật Bản còn có những giải đấu cho các trẻ khi học phương pháp này với những kỷ lục thực hiện phép tính mà kết quả lên đến 15 chữ số chỉ trong vài giây – điều khiến bất kỳ ai cũng phải há hốc mồm vì kinh ngạc.

2.2.1 Lợi ích của phương pháp này mang lại?

Phương pháp Soroban cũng tương tự như phương pháp UCMAS giúp rèn luyện trí tuệ. Phương pháp này giúp rèn luyện cả 2 bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bao gồm hai phần: tưởng tượng hình ảnh bàn tính và thực hiện các phép tính. Khi đó, bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic còn bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian. Về cụ thể dưới đây là những lợi ích bé có được khi học với phương pháp soroban

Nhạy bén với con số: Trẻ được làm quen với những con số thông qua những hạt được xâu chuỗi trên bàn tính. Nhờ cách học bàn tính, trẻ sẽ nhớ và nhạy bén với những con số, thậm chí là một dãy số dài ngoằn.

Phát triển hình ảnh trực quan: Khi học toán bằng bàn tính, bán cầu não phải của trẻ sẽ phát triển bằng việc quan sát và tưởng tượng những hạt bàn tính thành những con số trong quá trình sử dụng bàn tính.

Thúc đẩy khả năng tính toán: Hoạt động của những ngón tay kết hợp với khả năng suy luận và tưởng tượng sẽ thúc đẩy khả năng tính toán nhanh. Tốc độ hoạt động của những ngón tay cũng sẽ thay đổi trong quá trình học soroban

Khả năng tính toán chuẩn xác: Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trở nên thật dễ dàng với trẻ thậm chí với những chuỗi số phức tạp và khó nhớ

Tốc độ tính nhẩm vượt trội: Với phương pháp học toán bàn tính, trẻ có khả năng ảo tính tốt và hỗ trợ trong học tập hiệu quả hơn so với những bé cùng trang lứa.

Tăng khả năng tập trung: Trẻ con rất hiếu động và ham chơi, nên khi học rất dễ lo ra và thiếu tập trung. Toán trí tuệ sẽ cải thiện khả năng đó thông qua những con số và tăng dần mức độ phức tạp. Giúp bé hình thành thói quen và tập trung khi làm bất cứ một việc gì.

Tăng khả năng ghi nhớ: Khi làm việc với những con số từ đơn giản đến phức tạp, trẻ còn phát triển khả năng ghi nhớ giúp dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới. Ngoài ra, phương pháp của Soroban còn giúp trẻ phát triển khả năng kiên nhẫn và tính bền bỉ.

Cân bằng não bộ: Nếu não trái xử lý con số, phân tích các phép tính thì não phải chịu trách nhiệm tưởng tượng và hiển thị con số. Não bộ sẽ được phát triển cân bằng khi học toán bàn tính vì khi đó bán cầu não phải và trái làm việc cùng một thời điểm.

2.2.2 Tài liệu và cách dạy toán Soroban cho bé

Phụ huynh có thể tham khảo các bài viết về dạy Finger Math chuẩn bị vào lớp 1 của chúng tôi trên nuoicondung.com thông qua danh sách các bài viết về Soroban

2.3 Toán Kumon

Các phương pháp Kumon lần đầu tiên được phát triển năm 1954 của cố chủ tịch Toru Kumon, một giáo viên dạy toán trung học. Ông muốn giúp con trai cả của ông, Takeshi, trong các nghiên cứu số học của mình. Mục tiêu của ông là tạo ra các vấn đề ban đầu sử dụng bài toán mà dần dần sẽ phát triển các kỹ năng tính toán mạnh mẽ.

Bởi vì phương pháp này đã thành công trong đứa con của mình, Toru Kumon tin rằng những đứa trẻ khác có thể được hưởng lợi từ việc này. Ông tiếp tục tạo ra các tài liệu học tập hàng ngày và điều này bắt đầu hình thành nên triết lý Kumon. Nó được công nhận trên toàn cầu với các Trung tâm Kumon bây giờ đã có ở 48 quốc gia. Theo thời gian, ngoài các chương trình Toán, Trung tâm Kumon cũng phát triển một số các kỹ năng khác như đọc là một trong những kỹ năng đó.

Sự khác biệt về Kumon đó là một phương pháp học tập cá nhân, cho phép trẻ em tiến bộ theo tốc độ của riêng mình. Phương pháp này không so sánh các con với nhau và tìm cách phát triển các kỹ năng của từng em và giúp tối đa hóa tiềm năng của họ.

2.4 Toán Mathnasium

Toán tư duy Mathnasium được nghiên cứu và phát triển bởi Giáo sư Toán học người Mỹ Larry Martinek. Tính ưu việt của phương pháp dạy Toán Mathnasium đã được kiểm nghiệm và chứng minh qua hơn 42 năm ứng dụng tại các trường công lập, tư thục, các trung tâm bồi dưỡng Toán tại Hoa Kỳ.

Cấu trúc phương pháp Toán tư duy Mathnasium được ví như một toà nhà vững chắc với hệ thống kiến trúc móng và cột được thiết kế hợp lý, bền vững – mang đến cho học sinh kiến thức Toán một cách cơ bản và vững chắc.

toán tư duy cho trẻ mầm non Mathnasium
toán tư duy cho trẻ mầm non Mathnasium

>> Giáo Trình Toán Tư Duy Mathnasium Cho Bố Mẹ Tham Khảo

2.5 Toán tư duy lớp 3 – toán Singapore

2.5.1 Toán Singapore là gì?

Toán Singapore là chương trình dạy độc đáo, tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề và xây dựng nền tảng toán học vững chắc. Chương trình dành cho trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 6, là một phần của chương trình giảng dạy quốc gia dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giáo dục.

Trước khi chương trình toán Singapore ra đời, quốc gia này sử dụng sách giáo khoa của những nước khác. Năm 1981, Phòng Kế hoạch và Phát triển chương trình giảng dạy Singapore (nay là Viện Phát triển Chương trình giảng dạy Singapore) thấy được sự cần thiết của bộ sách giáo khoa riêng nên bắt đầu xây dựng chương trình giảng dạy mới.

Năm 1982, Singapore ra mắt bộ sách giáo khoa riêng, trong đó có “Toán tiểu học”, phân phát tới các trường học trên toàn quốc. Bộ sách giáo khoa được sửa đổi bổ sung vào năm 1992, nhấn mạnh hơn việc dạy học sinh giải quyết vấn đề.

Những ảnh hưởng từ bộ sách giáo khoa mới của Singapore đã được thế giới nhìn nhận rõ rệt sau các bài đánh giá chất lượng học sinh vào năm 1995, 1999 và 2003. Cho đến gần đây, học sinh Singapore luôn đạt các thành tích cao trên đấu trường Toán học quốc tế. Đó là lý do tại sao các nhà giáo dục, nhà toán học trên thế giới bắt đầu dành sự chú ý đến Toán Singapore.

2.5.2 Phương pháp học ba bước

Phương pháp này dựa trên lý thuyết của nhà tâm lý học người Mỹ, Jerome Bruner. Ông cho rằng để tiếp cận một vấn đề, người học cần trải qua ba bước, đầu tiên là xử lý đối tượng thực tế, sau đó sử dụng hình ảnh để mô phỏng lại vấn đề, cuối cùng là dùng khái niệm trừu tượng để giải thích. Lý thuyết này được áp dụng vào Toán Singapore giúp trẻ ghi nhớ tốt và hiểu biết sâu hơn.

Bước đầu tiên trong phương pháp ba bước là cụ thể hóa. Giáo viên sẽ đưa ra những hình khối, vật dụng mà học sinh có thể chạm vào và cảm nhận như xúc xắc, bộ xếp hình, bút chì màu để biểu đạt các phép tính.

Sau đó, học sinh chuyển sang tiếp nhận vấn đề bằng hình ảnh và củng cố kiến thức về các khái niệm bằng sơ đồ gọi là “mô hình thanh”. Mỗi thanh hình chữ nhật sẽ đại diện cho một số trong bài toán. Mô hình thanh này rất hữu ích trong việc học về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, phân số hay số thập phân.

Cuối cùng, khi đã được nhìn và sờ, học sinh sẽ chuyển sang tiếp nhận khái niệm toán học. Trẻ em Singapore sẽ học hai khái niệm chính (toàn phần và so sánh) và đây là hai khái niệm nền tảng cho những bài học sau này.

Khái niệm toàn phần giúp học sinh hiểu về các phần và tổng các phần sẽ tạo nên cái toàn thể. Ví dụ, đề bài cho: “Isabelle có 3 quả bóng, Leane có 2 quả bóng. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu quả bóng?”.

Cách thức học sinh sử dụng khái niệm toàn phần. Ảnh: The Asian Parent.
Cách thức học sinh sử dụng khái niệm toàn phần. Ảnh: The Asian Parent.

Học sinh Singapore sẽ vẽ một thanh dài hình chữ nhật, sau đó chia làm hai phần, một phần dài và một phần ngắn. Tiếp đó, em sẽ dán nhãn hai thanh này với các số có trong đề bài và cộng chúng lại để được kết quả bằng 5. Học sinh có thể ứng dụng khái niệm toàn phần vào phép tính cộng, trừ, nhân, chia.

Khác với toàn phần, khái niệm so sánh sử dụng hai thanh song song. Ví dụ, đề bài cho: “Emily có 5 cái bút chì và 3 cục tẩy. Hỏi, số bút chì nhiều hơn số cục tẩy là bao nhiêu?”.

Cách thức học sinh sử dụng khái niệm so sánh. Ảnh: The Asian Parent.
Cách thức học sinh sử dụng khái niệm so sánh. Ảnh: The Asian Parent.

Để giải bài toán này, học sinh Singapore sẽ vẽ hai thanh song song, trong đó thanh đầu tiên vẽ dài hơn, đại diện cho số bút chì, thanh thứ hai ngắn hơn là số cục tẩy. Nhờ mô hình thanh, các em nhận ra phần dư ra của thanh đầu tiên chính là đáp án cần tìm và thực hiện phép tính 5 – 3 = 2.

Khi nhuần nhuyễn cách sử dụng hai khái niệm này để giải quyết các vấn đề toán học cơ bản, học sinh có thể sử dụng chúng trong các vấn đề nâng cao.

3. Các bài toán tư duy lớp 3 hay 

Để cho trẻ lớp 3 có được tư duy tốt, việc tìm hiểu nhiều phương pháp học, đặc biệt là luyện tập các bài toán tư duy lớp 3 đang là sự lựa chọn của nhiều bậc phụ huynh. Mời quý bậc phụ huynh cùng tham khảo một số bài toán tư duy lớp 3 đang được ứng dụng vào giảng dạy nhiều nhất.

3.1. Các bài toán tư duy lớp 3 về đo đại lượng

Các bài toán đo lường là một trong các bài toán tư duy lớp 3, giúp các em nắm chắc các dạng bài tập về đại lượng, quy đổi đơn vị đo đại lượng. Không những thế, các bài toán về đo đại lượng còn giúp em ở cả trong công việc và cuộc sống thực tế như việc mua bán, tính thời gian, tiền bạc…

Một số bài toán về đo đại lượng có thể tham khảo như:

  • Đại lượng thời gian:

Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:…

  • Đại lượng đo lường:

Điền vào chỗ “…”: 5dm4cm1mm = …mm

  • Đại lượng liên quan đến số tiền:

Mẹ Lan đem 90000 đồng đi chợ, mẹ Lan mua thịt hết 32000 đồng, mua cá hết 14000 đồng, mua rau hết 2000 đồng. Hỏi mẹ Lan còn lại bao nhiêu tiền?

3.2. Luyện tập tư duy toán học lớp 3 qua các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia

Một trong những nội dung giúp trẻ học toán tư duy tốt ở lớp 3 là luyện tập các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia, nắm chắc được các quy tắc và ứng dụng vào bài toán có lời giải. Với phép cộng trừ, các bé phải đặt tính theo cột dọc, đặt thẳng các hàng từ trái sang phải. Còn với các phép nhân, chia các em cũng cần đặt tính đúng và thực hiện phép nhân từ phải sang trái, phép chia từ trái sang phải. Nếu có cả phép nhân chia và cộng trừ các bé cần lưu ý thực hiện nhân, chia trước; cộng, trừ sau; trong ngoặc trước; ngoài ngoặc sau. Luyện tập dần dần theo quy tắc để khi thành thạo các bé có thể tính nhẩm nhanh và tốt hơn.

Một số bài toán giúp luyện tập qua các phép tính: cộng, trừ, nhân, chia:

  • Đặt tính rồi tính:

a/ 994 + 5006; 3052 x 6

b/ 8000 – 26; 5748 x 4

c/ 5821 + 2935 +126; 3524 + 2191 – 3285

d/ 10712 : 4; 29999 :5

  • Bài toán có lời giải: Có một đoạn thẳng dài 160cm, Minh chia thành các đoạn bằng nhau, mỗi đoạn dài 10 cm. Hỏi:

a/ Có bao nhiêu đoạn thẳng như vậy?

b/ Phải chia bao nhiêu đoạn để chia được như vậy?
Bài tập về phép tính là dạng toán tư duy phổ biến cho học sinh lớp 3

3.3. Các bài toán tư duy lớp 3 về số đếm trong phạm vi 1000

Các bài toán về số đếm trong phạm vi 1000 cũng là một trong những phương pháp học toán tư duy tốt. Trẻ học và rèn luyện các bài toán này là học cách đọc, cách viết các số trong phạm vi 1000. Học về số đếm các bé lưu ý về cách đọc. Khi nào đọc không – mươi, khi nào đọc một – mốt, khi nào đọc bốn – tư, khi nào đọc năm – lăm. Còn về cách viết các số đếm lưu ý cách viết hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị.

Các bài toán dạng tập về số đếm này sẽ giúp các bé nhớ và thuộc cách đọc cũng như cách viết từ số nhỏ đến số lớn (1000), làm cơ sở để đếm được các số 5 chữ số hoặc nhiều hơn ở các lớp cao hơn.

Một số bài tập để rèn luyện tốt cho dạng toán này:

  • Bài 1: Đọc cái số sau: 201, 404, 535, 91, 901,….

  • Bài 2: Viết các số sau: 905, 505, 494, 111,…

3.4. Các bài tập so sánh cho học sinh lớp 3

Các bài tập so sánh số là dạng bài tập giúp các em nắm được các bước so sánh: so sánh số các chữ số và so sánh từng hàng của 2 số kể từ hàng lớn nhất. Dạng bài tập này giúp các em biết được sự lớn, nhỏ của các số cũng như các hàng đơn vị của một số, phân biệt được vị trí của các số hạng.

Một số bài tập có thể tham khảo ở dạng bài so sánh này:

  • So sánh các số với nhau, chẳng hạn: 45367….45673

  • So sánh hai số trong đó có 1 số là phép tính, chẳng hạn: 5639…5048 + 6

3.5. Bài tập toán tư duy lớp 3: dạng bài tìm quy luật

Các dạng bài tìm quy luật là các dạng bài về hiểu và nắm chắc các quy luật về dãy số. Các dãy số các em học sinh lớp 3 cần học: dãy số tự nhiên, dãy số chẵn lẻ, dãy số chia hết hoặc không chia hết cho một số tự nhiên nào đó và dãy có tổng (hiệu) giữa hai số liên tiếp là một dãy số. Nếu như ở lớp dưới các em được học các dãy số có 2 hoặc 3 chữ số thì càng lên lớp cao các em sẽ càng được tiếp xúc với nhiều dãy số có nhiều số.

Các bài tìm quy luật sẽ giúp các em nắm được hệ thống các dãy số cùng loại, nhớ được nhiều số và giúp các em tư duy nhanh trong việc tính toán và làm nhiều bài toán nâng cao ở các cấp học cao hơn.

Một số bài tham khảo về dạng tìm quy luật như:

  • Viết số thích hợp vào chỗ trống:

13005, 13006,….

12 ; 18 ; 24 ; … ; … ; …. ; …

18 ; 21 ; 24 ; … ; … ; …. ; …

  • Tính tổng dãy số: 2 ; 4 ; 6 ; … ; … ; 12.

  • Số liền sau của số 987, số liền trước của số 777?

5/5 - (4 votes)

Check Also

[ Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài ] Và Cách Học Thuộc Nhanh Nhất

[ Bảng Đơn Vị Đo Độ Dài ] Và Cách Học Thuộc Nhanh Nhất

Toán học lớp 3 cung cấp kiến thức về các đơn vị đo độ dài. …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *