Trám Răng Sữa Cho Bé – Toàn Bộ Thông Tin Mà Phụ Huynh Phải Biết

Trám răng (hàn răng) là một phương pháp phòng ngừa cũng như khắc phục tình trạng răng sâu, hư tổn ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Nhưng ở độ tuổi còn răng sữa, nhiều bố mẹ lại cho rằng, trám răng sữa cho bé là không cần thiết. Liệu đây có phải là một quan điểm đúng? Hôm nay các bố mẹ hãy cùng tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trám răng sữa cho bé liệu có cần thiết

Ở giai đoạn răng sữa, men răng của trẻ còn yếu, trẻ lại hay được cho ăn nhiều bánh kẹo ngọt để dỗ dành, kèm vệ sinh răng miệng chưa đúng cách là nguyên nhân khiến con dễ bị sâu răng. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ luôn nghĩ răng sữa rồi cũng được thay dần bởi răng vĩnh viễn. Do đó, việc điều trị răng sữa bị sâu, hư tổn hay áp dụng phương pháp hàn răng cho bé là điều không cần thiết. Thế nhưng đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Đối với trẻ, răng sữa có vai trò quan trọng trong suốt 10 năm đầu đời, nếu không chữa kịp thời cho răng sữa bị sâu thì những chiếc răng này sẽ sớm bị hỏng và rụng trước khi đến thời điểm thay răng:

– Việc rụng răng có thể là một trong những lý do gây nên những sai lệch khi mọc răng vĩnh viễn, hàm răng sẽ khấp khểnh, không đều hoặc chen chúc.

– Ngoài ra, việc phát âm của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do răng rụng sớm.

– Khi trẻ bị sâu răng dẫn đến rụng răng sữa quá sớm, chức năng ăn nhai sẽ gặp nhiều khó khăn, khiến trẻ tiêu hóa kém, khó hấp thu chất dinh dưỡng, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa.

Như vậy, nếu trẻ có răng sữa bị sâu cũng cần được hàn như răng vĩnh viễn của người lớn.

2. Khi nào thì nên trám răng sữa sâu cho trẻ

Trẻ bắt đầu thay răng ở độ tuổi từ 6-12 tuổi. Vì vậy, nếu răng chỉ bị sâu ở mức độ nhẹ thì chỉ cần tái khoáng cho răng của trẻ (Tái khoáng là biện pháp dùng dung dịch có chứa fluor trám vào nơi răng chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng sâu ngừng phát triển. Đây là phương pháp chủ yếu được áp dụng điều trị khi răng chưa hình thành lỗ sâu nhằm ngăn chặn những tác động của vi khuẩn đến cấu trúc răng).

Trám Răng Sữa Cho Bé - Toàn Bộ Thông Tin Mà Phụ Huynh Phải Biết
Trám Răng Sữa Cho Bé – Toàn Bộ Thông Tin Mà Phụ Huynh Phải Biết

Tuy nhiên, nếu bố mẹ muốn đảm bảo cho răng sữa của con không bị sâu nặng hơn, lo ngại sâu răng sẽ làm cho con bị đau nhức răng thì vẫn có thể tiến hành hàn răng sữa cho con.

Với những trường hợp răng trẻ bị sâu quá nặng thì có thể nhổ răng để tránh ăn sâu vào tủy gây viêm tủy, đợi răng vĩnh viễn sau này mọc thay thế. Nhưng bố mẹ tuyệt đối không được tự ý nhổ răng cho trẻ mà cần phải có sự thăm khám cụ thể từ bác sĩ để xem thời điểm nào nên nhổ là hợp lý.

Vì vậy việc cần làm khi răng trẻ bị sâu hay gặp các khuyết điểm, bệnh lý răng miệng khác là bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện hay phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám, xác định mức độ nặng nhẹ của răng và có biện pháp chữa trị phù hợp với trẻ.

>>>> Bé Không Chịu Đánh Răng – Nguyên Nhân Và Cách Giải Quyết

3. Tác dụng của việc trám răng

Trong trường hợp răng sữa của trẻ bị sâu mà bố mẹ để mặc chiếc răng sâu ấy, không tìm các giải pháp chữa cho con, hoặc đợi đến lúc thay răng vĩnh viễn sẽ làm cho tình trạng ngày càng trầm trọng, khiến trẻ ngày càng đau nhức hơn.

Do đó, nếu gặp phải trường hợp răng sữa bị sâu, hư tổn bác sĩ thường chỉ định hàn răng sữa cho bé. Hàn răng sữa sẽ có tác dụng:

– Việc hàn răng sữa sẽ khắc phục tốt các tình trạng bệnh lý, đồng thời giúp răng sữa phát triển bình thường, đảm bảo hoạt động ăn nhai tốt.

– Hàn răng sử dụng các chất liệu sinh học nhân tạo lành tính với mô nướu của trẻ, tương thích tốt với bề mặt răng thật và không gây ra các kích ứng đến nướu răng.

– Hàn răng sữa cho bé giúp khôi phục lại hình dáng của răng, cũng như trám bít các lỗ răng sâu, răng thưa hở kẽ ngăn vi khuẩn xâm nhập.

– Việc hàn răng sữa đúng lúc cũng sẽ giúp khắc phục vết sâu răng và định hình cấu trúc răng, giúp cho răng vĩnh viễn không bị mọc lệch.

>>>Viêm Lợi Ở Trẻ Nhỏ – Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

5. Quy trình thực hiện việc hàn răng cho trẻ

Để hàn răng trẻ em, bác sĩ cần tuân thủ theo một quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn với các bước sau đây:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn để xác định tình trạng răng miệng của trẻ, qua đó bác sĩ sẽ chỉ định tình trạng này có cần hàn răng hay không.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng để đảm bảo sạch khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.

Bước 3: Tiến hành hàn răng với vật liệu thường dùng cho trẻ em là những vật liệu sinh học và lành tính với cơ thể, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Hàn răng chỉ mất khoảng 15 – 20 phút là có thể hoàn thành.

Bước 4: Tư vấn sau khi hàn răng, các bác sĩ sẽ dặn dò, hướng dẫn bố mẹ về những điều cần làm hay cần kiêng cữ để chăm sóc các bé sau khi hàn răng để miếng hàn có độ bền cao, duy trì dài lâu.

6. Những điều cần lưu ý sau khi hàn răng cho bé

6. Những điều cần lưu ý sau khi hàn răng cho bé
6. Những điều cần lưu ý sau khi hàn răng cho bé

Để hàn răng an toàn, mang lại hiệu quả cao và đảm bảo sức khỏe răng miệng cho con, bố mẹ nên lưu ý những điểm quan trọng dưới đây:

– Sau hàn răng ít nhất 2 giờ, không để trẻ ăn bất cứ thứ gì để đảm bảo miếng hàn cứng chắc và ổn định.

– Tránh va chạm và ăn nhai đồ ăn quá cứng vào vị trí răng mới được hàn trong một ngày.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn nhiều đồ ăn ngọt sẽ ảnh hưởng đến răng, làm gia tăng các bệnh lý răng miệng

– Luôn nhắc nhở bé vệ sinh răng miệng đúng cách và đúng thời điểm để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối đa, ngăn ngừa sâu răng phát triển.

– Thường xuyên cho trẻ đi khám nha khoa để nắm rõ tình trạng, mức độ sức khỏe răng miệng của bé.

Hàn răng sâu cho trẻ em là giải pháp cần thiết và hữu ích đối với tình trạng sâu răng của trẻ mà không hề gây ra bất kì tác động xấu nào đến sức khỏe.

>>>> Xem thêm các video về nuôi dạy con tại channel của Nuôi Con Đúng 

Rate this post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *