Chắc hẳn ai làm cha mẹ cũng đều trải qua ít nhất một lần việc tình trạng trẻ sơ sinh khó ngủ. Để hiểu rõ vấn đề này chúng tôi có tổng hợp các nguyên nhân phổ biến cũng như các biện pháp giúp bé có thể ngủ ngon hơn.
>>> Bố mẹ xem thêm: 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ
Nguyên nhân bệnh lý và sinh lý khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
- Trẻ bị còi xương do thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Trẻ bị thiếu một số vi chất dinh dưỡng như Mange, kẽm cũng có thể gây khó ngủ. Đặc biệt, trẻ thiếu sắt có thể gây hội chứng chân không yên. Đặc trưng của hội chứng này là trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, trẻ bị cử động giật chân, hết chân này đến chân kia, có tính chu kỳ và hoạt động không có ý thức. Hội chứng này làm trẻ mệt mỏi, hay ngủ vào ban ngày, trẻ ngủ không sâu giấc về đêm.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường mũi họng hoặc đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm phế quản,viêm phổi… làm trẻ khó thở, khi ngủ trẻ phải mở miệng để thở, ngủ ngáy do đó trẻ ngủ không sâu giấc.
- Trẻ mắc các bệnh lý nội khoa khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm tai giữa, các bệnh tâm thần,… làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Trẻ bị mộng du (rối loạn giấc ngủ kiểu Parasomia): sau khi ngủ được một lúc trẻ bỗng bật dậy và đi lại, nói hoặc gặp ác mộng khi ngủ,… Những trẻ mắc rối loạn này đều ngủ không sâu giấc hay vặn mình, quấy khóc.
- Ở trẻ béo phì, các nhóm cơ đường thở phì đại làm trẻ khó nuốt, khó thở. Trẻ thường khó ngủ, thở bằng miệng, đổ mồ hôi nhiều về đêm, hay tiểu dầm.
- Trẻ bị đói: Trẻ sơ sinh khó ngủ có thể vì đói hay cảm thấy khó chịu.
Các nguyên nhân do sinh hoạt khiến trẻ sơ sinh khó ngủ
- Do thói quen cha mẹ tạo ra: Cha mẹ tập cho trẻ thói quen như được bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ phụ thuộc vào những thói quen này. Trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẳm hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.
- Bé phụ thuộc vào mẹ: Chúng ta đều biết rằng 3 giờ sáng, khi đã hoàn toàn kiệt sức thì bạn sẽ làm mọi thứ để dỗ bé con ngủ lại, thường là ru ngủ, ôm ấp, đi lại, xoay vòng, hát, xoa lưng cho bé … Khi được 3 đến 4 tháng tuổi, thói quen này sẽ khiến bé hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ. Quan trọng là đặt bé xuống giường khi bé thấy buồn ngủ nhưng vẫn chưa ngủ hẳn để bé học cách tự ngủ lại mỗi khi tỉnh giấc. Mẹ có thể bắt đầu khi bé được 6 hoặc 8 tuần tuổi để phát triển khỏe mạnh hơn.
- Cho bé ngủ giường quá sớm: Theo các chuyên gia, mẹ đừng chuyển bé sang giường ngủ trước khi bé trèo ra ngoài nôi được, hoặc mẹ nên để bé ngủ ở nôi cho đến khi được 2 tuổi, lúc bé sắp đi được. Một bên cũi có thể được dùng để làm rào cản cho giường khi bé chưa hiểu hoặc không vâng lời mẹ.
- Cho bé lên giường không đúng lúc: Trẻ sơ sinh và trẻ em thường thèm ngủ vào những giờ nhất định. Mẹ có thể dựa trên những dấu hiệu buồn ngủ của con và thiết lập lịch ngủ phù hợp với từng bé. Quan trọng là, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé buồn ngủ, không phải là khi đã ngủ say. trình ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài, trẻ ngủ quá 5h chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
- Điều kiện ngủ: Nơi ngủ của trẻ quá nhiều ánh sáng hoặc trẻ tiếp xúc với các dụng cụ phát ra ánh sáng như ipad, điện thoại, tivi, máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng sẽ làm giảm sản xuất melatonin, một hormon của cơ thể có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp sinh học ngủ- thức, giúp ngủ ngon và thức dậy tỉnh táo vào hôm sau.
- Môi trường xung quanh bé quá ồn ào, nơi ngủ của bé bị thay đổi quá thường xuyên làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ. Hoặc do không gian quá yên tĩnh, các mẹ biết rằng việc tạo không gian yên tĩnh cho giấc ngủ của con là cần thiết tuy nhiên, nếu quá yên tĩnh “không một tiếng động” thì cũng không tốt. Thực tế, nhiều bé sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng có những âm thanh đều đều như tiếng quạt máy, tiếng nhạc nhẹ nhàng… hoặc nếu bé thấy thoải mái với ánh sáng dịu nhẹ, mẹ có thể để đèn ngủ cho bé.
- Do điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch làm trẻ ngứa ngáy, khó ngủ
Biện Pháp Giúp Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ Có Thể Ngủ Ngon
Các biện pháp giải quyết về vấn đề trẻ sơ sinh khó ngủ do bệnh lý.
Với trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ về các vấn đề bệnh lý bố mẹ hãy thực hiện các biện pháp sau:
- Cho trẻ khám định kỳ để nắm bắt được tình trạng sức khoẻ của trẻ
- Cho trẻ tiêm chủng đúng và đủ
- Đảm bảo cho bé bú đủ, đặc biệt là sữa mẹ. Không nên cai sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Nếu bé có bất kỳ biểu hiện gì của sức khoẻ thì bố mẹ nên cho con đi khám ngay. Không tự ý cho con uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ
>>>> 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm
Với trường hợp trẻ sơ sinh khó ngủ vì do sinh hoạt thì bố mẹ lưu ý mấy điểm sau
Việc chuẩn bị tốt giấc ngủ cho trẻ rất quan trọng để giúp trẻ ngủ ngoan và sâu giấc. Mẹ cần chú ý mấy điểm sau
- Cho trẻ ăn đủ trước khi đi ngủ: Cần đảm bảo trẻ đã được ăn đủ no nhưng không nên no quá để lại trừ nguyên nhân do ăn uống khiến trẻ “mất ngủ” trong đêm.
- Tạo không khí bình yên giúp trẻ đến với giấc ngủ.
- Cho trẻ ngủ sớm: cho trẻ ngủ vào khoảng 8 giờ tối để tạo thành nếp tốt, thuận lợi cho trẻ khi đến tuổi đi học.
- Tránh tạo sự kích thích quá mức lên giác quan khi cho trẻ ngủ: không gian yên tĩnh, thoáng mát với ánh sáng và bày trí nhẹ sẽ tạo sự bình yên giúp hệ thần kinh trẻ được ổn định khi ngủ.
- Sắp xếp giường ngủ cho trẻ với chăn và gối thật êm: Trẻ sẽ được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái và cảm giác an toàn như trong bụng mẹ đồng thời giúp giữ ấm cho trẻ suốt đêm, đó cũng là vật cản giúp trẻ không bị rơi xuống đất trong quá trình “xoay chuyển” khi ngủ.
- Tạo sự thoải mái cho bé trước khi đi ngủ: Phụ huynh cần đặt trẻ vào không gian có ánh sáng mờ và nhiệt độ phù hợp, tắt tivi và giảm âm lượng nhạc, điện thoại để tạo sự thoải mái cho trẻ.
- Thay tã khô và sạch cho bé trước khi ngủ
Tập các thói quen cho bé ngủ
Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ buồn ngủ: Trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ
Dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm: Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi. Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,…nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.
Dạy trẻ tự ngủ: Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.
>>> Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm – Nguyên Nhân Và Các Mẹo Chữa Trị Dứt Điểm