Các mẹ thân mến trẻ sơ sinh khóc đêm là triệu chứng thường thấy và rất phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết khi nào trẻ khóc đêm là bất thường. Vì vậy các mẹ cần biết được trẻ khóc đêm khi nào là bất thường những nguyên nhân gì dẫ đến tình trạng đó cũng như cách khắc phục để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
>>> Bố mẹ xem thêm: 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết
Các Nguyên Nhân Khiến Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm
Trong khoảng thời gian từ khi em bé mới sinh cho đến 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh khóc đêm là rất phổ biến, và điều này khiến cho ba mẹ lo lắng. Tuy nhiên, việc em bé khóc trong giai đoạn này được coi là bình thường. Giai đoạn này, trẻ khóc được coi như dấu hiệu cho thấy sự phát triển của em bé trong những tháng đầu sau khi sinh ra và làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.
Tình trạng trẻ sơ sinh quấy hay khóc đêm không chịu ngủ sẽ giảm dần khi trẻ được 4 tháng tuổi trở lên. Lý do là em bé đã thích nghi được với môi trường, và các ông bố bà mẹ cũng đã nắm được những thói quen của em bé nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn. Trẻ ngủ hay khóc đêm được coi là bình thường khi không đi kèm với các biểu hiện khác ví dụ như: trẻ ngủ hay giật mình, ngủ ngáy, hoảng sợ và khóc thét,…
Tuy nhiên có một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm mà bố mẹ nên đặc biệt lưu ý
Trẻ sơ sinh khóc đêm là do tã bẩn
Đây là lý do dễ dàng và phổ biến nhất mà ông bố, bà mẹ nào cũng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bé bắt đầu cất tiếng khóc giữa đêm. Thật khó để ngủ ngon với một chiếc tã bẩn kèm theo cảm giác ẩm ướt và bé chỉ có thể nói cho bạn biết rằng mình cần thay tã thông qua việc khóc.
Trẻ sơ sinh khóc đêm do nhiệt độ
Con bạn có thể bắt đầu cảm thấy nóng hoặc lạnh trong đêm và cần sự giúp đỡ của người lớn. Nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, con sẽ trở nên khó chịu và bật khóc.
Một mẹo nhỏ dành cho bạn là đừng cho bé mặc quá nhiều lớp áo quần nếu trời không lạnh lắm, vì điều này có thể khiến con trở nên khó chịu.
Do hệ thần kinh
Nhiều trẻ có thể thức dậy giữa đêm, la hét, hay giật mình khi ngủ là do hệ thống thần kinh của em bé đang phát triển và chưa hoàn thiện, khả năng ức chế còn kém, do đó nếu ban ngày em bé có những hoạt động quá sức, điều đó làm cho não bộ trẻ vẫn còn đang trong trạng thái hưng phấn làm cho trẻ đột nhiên quấy khóc khi đang ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên giật mình khi đang ngủ cũng có thể là biểu hiện của một loạt bất thường về cấu trúc hay chức năng của não bộ. Vì vậy cha mẹ cần đưa em bé đến cơ sở y tế khám để có nhiều thông tin cũng như các xét nghiệm cần thiết để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Chứng colic
Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm kéo dài đến hàng giờ, đây có thể là dấu hiệu của chứng quấy khóc ở trẻ (colic). Có đến 26% trẻ sơ sinh được chẩn đoán mắc phải hội chứng này. Colic thường bắt đầu sau khi bé được 2 tuần tuổi, phát triển đỉnh điểm ở tuần thứ 6 và hết sau 16 tuần.
Cần sự chú ý
Đôi lúc, hiện tượng trẻ sơ sinh khóc đêm đến từ việc bé cảm thấy thiếu an toàn và cần đến sự âu yếm của bố mẹ để biết rằng bạn vẫn đang ở bên cạnh. Trong tình huống này, những cái ôm hoặc lời ru có thể giúp ích được khá nhiều đấy.
Do bé còi xương
Nếu cơn khóc của em bé kéo dài hơn, khóc nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh còi xương này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu và sinh ra quấy khóc đêm không chịu ngủ trong thời gian dài. Trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: bé chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, và hay ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của em bé không được đảm bảo, thiếu canxi, hoặc do em bé được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D. Vì vậy người mẹ cần cho em bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ gìn phòng ốc được thông thoáng, không để thiếu ánh sáng.
>>> Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Chữa Dứt Điểm
Cách Trị Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm
Với những trường hợp trẻ sơ sinh khóc đêm là điều bình thường như chúng tôi đã đề cập thì các phụ huynh có thể kiên nhẫn với bé hoặc có thể áp dụng các mẹo chữa trẻ sơ sinh khóc đêm dưới đây.
Kiểm tra tã và giường nằm cửa bé
Bố mẹ nên kiểm tra xem tã bé có sạch hay không, chỗ bé ngủ có thông thoáng hay không, nhiệt độ đã phù hợp với bé hay chưa.
Chờ đợi
Phản ứng tự nhiên của nhiều bố mẹ khi trẻ sơ sinh bắt đầu cất tiếng khóc vào giữa đêm chính là đánh thức bé dậy để vỗ về, nhưng thực ra, bạn vẫn nên quan sát và chờ đợi. Trẻ sơ sinh có thể quấy khóc một chút trong quá trình chuyển từ ngủ nông sang ngủ sâu trước khi ổn định lại. Do vậy, đừng quá nôn nóng nếu bé bắt đầu khóc bạn nhé.
Bế con lên
Khi trẻ bắt đầu khóc đêm, bạn hãy bế con lên và di chuyển qua lại để dỗ dành bé. Hoặc bạn cũng có thể đặt bé lên võng hoặc nôi có thể đung đưa, những chuyển động nhịp nhàng, đều đặn sẽ làm dịu sự khó chịu của con và đưa bé vào giấc ngủ.
Bọc con lại
Dẫu cho tử cung không phải là một nơi có nhiều không gian nhưng em bé đã quen với việc có thứ gì đó quấn quanh mình mọi lúc. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh cảm thấy thoải mái hơn khi được bao bọc bằng các tấm chăn. Do vậy, nếu muốn tìm hiểu cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm, bạn hãy thử quấn bé bằng 1 lớp chăn mỏng để giúp con duy trì giấc ngủ mà không bị gián đoạn nhé.
Tránh làm bé chú ý
Tuy nghe có vẻ khó tin nhưng trẻ sơ sinh có thể thức dậy và khóc thường xuyên hơn nếu bé nhận ra điều này sẽ khiến bé được lợi hơn bình thường. Ví dụ, nếu bạn bế con đi dạo xung quanh nhà vào buổi đêm hoặc ôm bé lâu hơn, con sẽ quấy khóc để được tận hưởng cảm giác này thường xuyên hơn. Do đó, nếu muốn trị trẻ sơ sinh khóc đêm, bạn hãy tránh tạo ra các thói quen trên cũng như hạn chế bật đèn quá sáng bởi điều này có thể khiến bé tỉnh táo đấy.
Chú ý nhiệt độ
Trẻ sơ sinh có thể cảm thấy lạnh hoặc nóng trong đêm nếu nhiệt độ thay đổi, vì vậy một trong những điều bạn cần kiểm tra là đảm bảo bé được che chắn đúng cách nhưng không bọc quá nhiều lớp trừ khi bạn sống ở vùng khí hậu rất lạnh.
Tạo ra âm thanh
Một sự thật ngạc nhiên khác dành cho bạn là việc tử cung không hẳn đã im ắng như nhiều người từng nghĩ mà tràn ngập các âm thanh khác nhau, chẳng hạn như tiếng tim đập, tiếng mẹ bầu ngâm nga, tiếng dạ dày hoạt động… Con bạn đã quen nghe tất cả những tiếng động xảy ra bên trong cơ thể trước đây, do đó ngủ trong im lặng có thể gây khó chịu.
Để trị trẻ sơ sinh khóc đêm, bạn hãy tìm đến những âm thanh mang đến tác dụng làm dịu bao gồm tiếng nước chảy, tiếng ồn trắng, tiếng sóng vỗ hoặc các câu hát ru…
Dùng núm vú giả
Núm vú giả nằm trong danh sách cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm bởi khả năng làm thỏa mãn những em bé có sở thích được ngậm ti mẹ. Tuy nhiên, con sẽ mất hứng thú và sự phụ thuộc vào núm vú khi được bảy tháng tuổi. Mặt khác, nếu bạn băn khoăn về việc ngậm ti giả có hại thì đừng lo lắng quá nhé, bởi các chuyên gia nói rằng hoạt động này sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
>>>> 8 Mẹo Dân Gian Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon Mỗi Đêm
Khi trẻ sơ sinh khóc đêm nhiều có nên đưa con đến bác sĩ?
Nếu đã thử mọi cách trị trẻ sơ sinh khóc đêm nhưng vẫn thấy bé khóc trong khi ngủ kèm theo trạng thái không tỉnh táo, bú kém, thói quen ngủ thay đổi… có lẽ bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để kiểm tra các tình trạng bất thường. Đôi lúc nguyên nhân đến từ việc bé bị bệnh hoặc thậm chí mọc răng. Ngoài ra, việc tạo ra thói quen cố định và chú ý quan sát đến sức khỏe của con sẽ giúp bé có được giấc ngủ yên bình, không bị gián đoạn.
>>>> Bố mẹ xem thêm: 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2
4 Những bình luận
Pingback: Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít - Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Pingback: Kem Chống Nắng Cho Bé - Hướng Dẫn Cách Dùng Đúng Chuẩn Y Tế
Pingback: Hôn Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không? Và Làm Sao Để Hôn Bé An Toàn?
Pingback: Nôn Trớ Ở Trẻ Sơ Sinh - Nguyên Nhân Cách Phòng Ngừa Và Lưu Ý