Giấc ngủ đặc biệt quan trọng với con người. Với trẻ sơ sinh thì nó còn có nhiều ý nghĩa hơn. Phần lớn thời gian của trẻ sơ sinh dành cho việc ngủ. Ngoài lúc thức bú, trẻ hầu như ngủ suốt ngày đêm, từ 16-18 tiếng. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh ngủ ít hơn so với bình thường. Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ở trẻ trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm – Nguyên Nhân Và Các Mẹo Chữa Trị Dứt Điểm
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Trên thực tế có nhiều trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường, hay thức chơi vào ban đêm đã trở thành nỗi ám ảnh của ông bà bố mẹ. Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có nhu cầu khác nhau về giấc ngủ.
Khi chứng kiến trẻ sơ sinh ít ngủ bố mẹ lo lắng không biết con bị làm sao không. Vì thế để hiểu hơn về giấc ngủ các con, bố mẹ cần tìm hiểu về thời gian ngủ trung bình của trẻ trong một ngày.
– Trẻ sơ sinh (đến 8 tuần tuổi): 16 đến 18 giờ, mỗi giấc ngủ từ 2 đến 4 giờ.
– Trẻ từ 2 tháng đến 6 tháng: 14 đến 16 giờ.
– Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi: 14 giờ.
– Trẻ 1 đến 3 tuổi: 10 đến 13 giờ.
– Trẻ 3 đến 5 tuổi: 10 đến 12 giờ.
Trẻ sơ sinh ngủ ít có làm sao không?
Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, trong lúc ngủ các tế bào được kích thích sản sinh giúp bé phát triển. Trẻ ngủ giấc dài, sâu sẽ phát triển chiều cao và trí não tốt hơn những bé có giấc ngủ ngắn. Trẻ được coi là khỏe mạnh khi ngủ đủ giấc mỗi ngày, thức dậy đều đặn sau khoảng 3-4 giờ để bú. Mẹ đặc biệt cần lưu ý về vấn đề này khi nuôi dạy con nhỏ.
Trẻ sơ sinh ngủ không đủ thường phát triển chậm, còi cọc và có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nhiều ý kiến còn cho rằng trẻ ít ngủ sẽ “kém khôn”. Tuy chưa có sự kiểm chứng cụ thể nhưng cách lý giải cũng logic: Bé không ngủ đủ giấc, mệt mỏi, không muốn hoạt động dẫn đến nhận thức chậm cũng không phải hoàn toàn vô lý.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ít
Trẻ sơ sinh ngủ ít có rất nhiều lý do, những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó ngủ và ngủ không ngon giấc là:
- Trẻ bị đói: Dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ nên không thể chứa được nhiều thức ăn, trẻ cần phải thức dậy để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Nếu trẻ không được cho bú đủ thì khả năng cao trẻ sẽ ngủ không sâu và dễ thức giấc
- Trẻ bị thiếu chất: Trẻ thiếu canxi, kẽm thường sẽ không có một giấc sâu, hay bị giật mình và bứt rứt khó chịu khi ngủ
- Trẻ bị ướt tã: tã ướt là nguyên nhân dễ khiến trẻ không thoải mái và dễ thức giấc
- Trẻ bị môi trường xung quanh tác động: Tiếng ồn và ánh sáng mạnh là những tác nhân làm trẻ khó ngủ. Do đó, khi trẻ ngủ người chăm sóc cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp
- Trẻ mắc bệnh: Trẻ sơ sinh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, cúm,…bị bệnh sẽ khiến trẻ mệt mỏi và bú kém, các tác nhân dẫn tới việc khó ngủ không thể tránh khỏi ở trẻ.
- Trẻ khát nước.
- Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài: trẻ sơ sinh mới chuyển từ tử cung sang thế giới bên ngoài, hệ thống thần kinh rất mong manh và chưa có khả năng để đối phó với những kích thích. Trẻ cần được bồng bế, di chuyển vì chuyển động có thể làm dịu bớt sự kích thích hệ thống thần kinh và làm dịu bớt căng thẳng về thể chất.
- Trẻ bị rối loạn nào đó làm trẻ khó chịu như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp… Nếu mẹ nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu bất thường làm trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít hơn bình thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời nhé.
>>> Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Chữa Dứt Điểm
Các giải pháp để chữa tật trẻ sơ sinh ngủ ít
Trong vòng một tháng đầu, mẹ cần cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói nhưng thông thường là từ 1,5 giờ đến 2 giờ vào ban ngày và 3,5 đến 4 giờ vào ban đêm cho một cữ bú, từ 8-12 cữ trong vòng 24 giờ một ngày. Ban ngày nếu bé ngủ quá 2 -3 giờ thì mẹ cần đánh thức bé dậy cho bú
Trung bình một em bé sơ sinh sẽ cần được cung cấp 600ml sữa mỗi ngày (hai tuần đầu ít hơn từ 300 đến 400ml). Em bé sơ sinh rất ham ngủ, có thể ngủ quên ăn và nhiều mẹ cho rằng bé ngủ sâu giấc không nên làm phiền. Nhưng mẹ cần biết dạ dày bé rất nhỏ nên bé sẽ nhanh đói thường xuyên.
Như vậy trong tháng đầu tiên, ban ngày nếu bé ngủ quá 2 -3 giờ thì cần đánh thức bé dậy cho bú, và ban đêm là từ 4 đến 5 giờ. Qua tháng đầu sơ sinh chúng ta sẽ không cần đánh thức bé dậy bú vào ban đêm nữa nếu thấy lượng sữa ban ngày bé bú đã đầy đủ và việc đi tiêu, đi tiểu, tăng cân của bé bình thường.
Thông thường qua 3 tháng tuổi, hầu hết các em bé sẽ nhận đủ năng lượng vào ban ngày nên có thể ngủ 5-6 giờ vào ban đêm. Và lí tưởng là bước tiếp theo bạn sẽ tập luyện cho em bé ăn vào ban ngày và ngủ xuyên đêm khi bé được 6 tháng tuổi.
Ngoài ra mẹ nên làm theo các bước hướng dẫn sau để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít.
Bước 1: Chú ý đến các dấu hiệu bất thường của trẻ
Nếu con đang ngủ bình thường đột nhiên ngủ ít và quấy khóc, mẹ cần chú ý theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ có thể dẫn đến tình trạng này như: quấy khóc nhiều, sốt, phát ban, nôn trớ, thở khò khè… thì nên đưa con tới bệnh viện để kiểm tra. Bé cũng có thể đang trải qua các tuần phát triển trí tuệ (wonder weeks) và sẽ trở lại bình thường khi đã làm chủ được các kỹ năng mới.
Bước 2: Hát ru con ngủ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, hát ru mang đến những lợi ích tuyệt vời, nó không chỉ giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn, mà còn kích thích phát triển tư duy rất tốt. Những gia điệu nhẹ nhàng, êm dịu sẽ khiến bé cảm thấy vui vẻ và ngủ ngon. Nếu không thể hát được, mẹ có thể bật những đoạn nhạc nhẹ nhàng, những bài hát ru thu âm sẵn cho con nghe, kết hợp các động tác vỗ về để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Lợi ích không ngờ của âm nhạc với sự phát triển của trẻ Âm nhạc có thể giúp mỗi người chúng ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng thì cũng sẽ có tác dụng tương tự với trẻ nhỏ. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy, âm nhạc kích thích sự phát triển toàn diện vê trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu thêm những lợi ích không ngờ của âm nhạc đối với…
Việc lập ra một thời khóa biểu ăn-chơi-ngủ điều độ vừa giúp bé cảm thấy thoải mái, an toàn vì biết trước điều gì xảy ra tiếp theo, vừa có tác dụng củng cố giấc ngủ của con. Khi đã đi vào một nhịp sinh hoạt cố định, bé sẽ ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Trẻ sơ sinh ngủ ít, hay ngủ quá nhiều cũng đều không tốt. Nếu để tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị còi cọc, chậm phát triển và mệt mỏi. Trẻ càng mệt mỏi lại càng quấy khóc, biếng ăn và còi cọc hơn. Vì vậy, nếu đã áp dụng mọi cách nhưng trẻ vẫn ít ngủ và quấy khóc, bố mẹ nên cho trẻ đi khám để nhận được lời khuyên của bác sĩ.
>> Bố mẹ xem thêm: 21 Mẹo Dân Gian Chữa Bệnh Cho Trẻ Tại Nhà Mà Bố Mẹ Phải Biết
>>> Bố mẹ xem thêm: 8 Điều Bố Mẹ Phải Biết Trước Khi Sinh Con Thứ 2
3 Những bình luận
Pingback: Trẻ Sơ Sinh Ngủ Nhiều -Nguyên Nhân Là Gì Và Có Nên Đánh Thức Bé Ko
Pingback: Tăng Chiều Cao Cho Bé 1 Tuổi - 5 Điều Đặc Biệt Lưu Ý
Pingback: Lợi Ích Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Những Điều Mẹ Phải Biết