Giấc ngủ cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh vì nó giúp bé tái tạo năng lượng, sản sinh các hormone cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên có nhiều trẻ sơ sinh ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ sợ sinh lại ngủ nhiều hơn bình thường.
>>> Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ít – Tổng Hợp Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Thời gian ngủ chuẩn của trẻ
Theo khuyến cáo của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (The National Sleep Foundation) khuyến nghị trẻ sơ sinh nên ngủ từ 14 – 17 giờ mỗi ngày.
Tuy nhiên, khoảng thời gian ngủ của mỗi trẻ sơ sinh sẽ khác nhau, một số bé chỉ ngủ 11 giờ nhưng một số bé lại cần ngủ 19 giờ. Trẻ sơ sinh có thể ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường khi chúng bị ốm hoặc những giãn đoạn trong cuộc sống thường ngày. Các bố mẹ hãy cùng xem thời gian ngủ của một trẻ sơ sinh bình thường. Nếu bé ngủ nhiều hơn mức định mức này chúng tỏ trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn mức bình thường:
– Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi: Ngủ khoảng 16 giờ trong đó 8 giờ ngủ đêm 8 giờ ngủ ngày.
– Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi: Ngủ khoảng 15 giờ, trong đó 10 giờ ngủ đêm, 5 giờ ngủ ngày.
– Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm, 3,5 giờ ngủ ngày.
– Trẻ 9 tháng tuổi: Ngủ khoảng 14 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 3 giờ ngủ ngày.
– Trẻ 12 tháng tuổi: Ngủ 13,5 giờ, trong đó 11 giờ ngủ đêm và 2,5 giờ ngủ ngày.
Hầu hết mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường kéo dài từ 30 – 45 phút tới 3 – 4 giờ. Trong vài tuần đầu trẻ thường dậy để bú, sau đó lại chìm vào giấc ngủ.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ nhiều
Giấc ngủ đối với trẻ em là rất quan trọng trong quá trình phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Khi trẻ ngủ cũng là lúc trẻ xử lý những thông tin tiếp nhận trong ngày và sản xuất hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển của xương và cơ bắp.
Trừ khi có những triệu chứng khác thường, trẻ nhiều khi ngủ nhiều hơn bình thường mà không có lý do đáng ngại nào. Một số lý do phổ biến của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:
- Trẻ đang trải qua một mốc tăng trưởng và phát triển nhảy vọt
- Trẻ bị ốm nhẹ
- Trẻ vừa tiêm chủng
- Trẻ trước đó không được ngủ đủ giấc do nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến trẻ khó thở
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no
- Trong một số trường hợp, một số nguyên nhân về bệnh lý có thể khiến trẻ ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thở và nhịp tim có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ và trẻ sinh non thường ngủ hơi khác so với trẻ đủ tháng.
>>>>Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Khóc Đêm – Nguyên Nhân Và Các Mẹo Chữa Trị Dứt Điểm
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên đánh thức
Trẻ sơ sinh thường bú liên tục, có nghĩa là cứ sau 1 – 2 giờ chúng sẽ cần ăn. Hầu hết trẻ sơ sinh nên bú sau mỗi 2 – 3 giờ hoặc từ 8 – 12 lần/24 giờ hoặc có thể nhiều lần hơn theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.
Khi trẻ có biểu hiện như liếm môi, mút ngón tay, há miệng, thè lưỡi…là lúc trẻ bị đói và nên đánh thức trẻ dậy để bú.
Không nhất thiết phải đánh thức trẻ nhiều tháng tuổi dậy ăn. Nhưng thường trẻ nhỏ hơn 1 tháng có thể sẽ không tự thức dậy khi bị đói. Đối với trẻ sơ sinh nhỏ hơn 4 tuần tuổi không nên để thời gian bú lâu hơn 4 – 5 giờ.
Để đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú các bố mẹ cần vuốt nhẹ vào bên má của chúng, kích thích phản xạ của bé. Hầu hết các bé khi ngủ đều không thích bị vuốt ve. Nếu vuốt má không được, các bố mẹ có thể vuốt ve nhẹ nhàng dưới bàn chân của chúng, chạm vào các ngón chân của bé.
Đối với thời gian đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú sẽ tùy thuộc vào từng bé. Vì vậy, các bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để chăm sóc trẻ tốt hơn nhé!
>>>> Trẻ Sơ Sinh Hay Vặn Mình – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
Cách đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú
Dưới đây là các cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày để bé dậy cho bé bú.
Thay tã cho trẻ sơ sinh: Việc thay tã được cho là có tác dụng hiệu quả trong việc đánh thức trẻ có thói quen ngủ trước khi ăn. Thay tã cũng là một cách quấy rầy, khiến cơ thể trẻ cảm nhận được tác đác động ngoại ực và bé thức giấc.
Làm mờ ánh sáng trong phòng: Mắt của trẻ sơ sinh nhạy cảm với ánh sáng, và ánh sáng rực rỡ có thể khiến bé muốn nhắm mắt lại.
Cởi bỏ quần áo ấm của trẻ: Trẻ sơ sinh thường không thích môi trường quá mát mẻ dù là thời tiết hay do tác động của bất cứ điều gì. Con sẽ thấy khá không thoải mái với việc cởi bỏ lớp quần áo ấm. Vì vậy điều này có thể đánh thức trẻ. Khi cảm nhận được sự mát mẻ này, trẻ sơ sinh có thể nhận ra đã đến lúc phải dậy và sẽ không khóc quấy nhiều.
Tìm kiếm dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào “chu kỳ ngủ nhẹ”” Giấc ngủ của trẻ sơ sinh có chu kỳ đặc biệt đó là vào và ra khỏi ánh sáng thường xuyên hơn người lớn. Những nỗ lực đánh thức trẻ sẽ thành công hơn nếu nắm bắt được dấu hiệu trẻ đang trong giai đoạn ngủ nhẹ.
Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Chuyển động mắt nhanh (REM) ngay cả khi mắt nhắm
- Thay đổi biểu hiện trên khuôn mặt
- Cử động cánh tay, chân hoặc miệng “không tự nguyện” như cười mỉm, nắm chặt tay…
Đánh thức trẻ khi ngủ sâu là rất khó nhưng với chu kỳ ngủ nhẹ lại đơn giản, chỉ vài phút là hiệu quả tức thì.
Tăng kích thích: Xoa lưng theo một chuyển động tròn từ bả vai xuống và lên, nhẹ nhàng và dứt khoát. Tiếp tục nói chuyện với bé, thiết lập giao tiếp bằng mắt.
Kỹ thuật “con mắt của búp bê”: Tức là làm theo nguyên tắc: Những con búp bê thường nhắm mắt khi đặt nằm và mở mắt khi ngồi dậy. Nhẹ nhàng ôm bé vào lòng bằng cách nâng vai, chân và thân lên, rồi từ từ hạ thấp bé xuống. Tuy nhiên, đừng nâng chân bé lên khi ngồi, điều này có thể gây ra ảnh hưởng bên trong. Hãy nhẹ nhàng!
Ngoài ra còn có một số mẹo:
- Lau mặt bằng một miếng vải mát, ẩm
- Đỡ ngực của bạn trong khi cho bé bú để trọn lượng của nó không đè lên cằm bé
- Vắt sữa lên môi của bé hoặc nhỏ sữa vào miệng bằng ống nhỏ giọt hoặc ống tiêm cho bé nuốt khi bú
>>> Trẻ Sơ Sinh Khó Ngủ – Nguyên Nhân Và Giải Pháp Chữa Dứt Điểm