Khi bé còn nằm trong bụng mẹ thì việc kể chuyện cho bé đã thực sự hữu ích. Còn ở lứa tuổi 1 tuổi, bé bắt đầu làm quen với thế giới bên ngoài. Những truyện cho bé 1 tuổi các bậc phụ huynh kể ở giai đoạn này bé có thể không hiểu được nhưng góp phần vào việc phát triển và định hình ngôn ngữ cho bé. Đây thực sự là nền tảng cho việc phát triển của bé sau này
- Truyện Tranh Cho Bé 2 Tuổi – Cách Tải Truyện, Đọc Online Và Sách Cho Bé
- Truyện Cho Bé 3 Tuổi – 3 Truyện Giúp Trẻ Phát Triển Sự Sáng Tạo
- Truyện Cho Bé 2 Tuổi – 4 Truyện Siêu Hay Mà Các Mẹ Nên Kể Cho Bé.
- Truyện Tranh Cho Bé 1 Tuổi – Tổng Hợp Những Truyện Hay Nhất Cho Bé
Truyện cho bé 1 tuổi số 1: Hai con ngựa
Nội dung: Ở một gia đình nọ, có hai con Ngựa, một đực và một cái. Chú Ngựa cái được chủ ưu tiên, cả ngày thong dong ngày tha thẩn trên cánh đồng. Còn Ngựa đực đêm đêm mới được thả đi ăn, ban ngày phải cày đất.
Một hôm, Ngựa cái đưa ra lời khuyên với Ngựa đực: ” Tôi nghĩ tại sao anh lại phải kéo cày và làm việc vất vả như vậy nhỉ? Nếu đặt mình vào vị trí của anh, tôi sẽ không chịu. Chủ mà lấy roi quật tôi, tôi sẽ tung vó đá lại.
Sang ngày hôm sau, Ngựa đực bèn nghe lời Ngựa cái. Bác nông dân thấy Ngựa đực trở nên ương bướng, bèn đóng Ngựa cái vào vai cày.
Mẹo hay cho mẹ: Mẹ có thể minh họa câu chuyện qua những chú ngựa bằng bông có sẵn và sáng tạo thêm các tình tiết khác.
Ý nghĩa: Mỗi giống loài đều có chức năng, bổn phận riêng của mình, không ai giống ai. Nếu xúi giục kẻ khác làm việc sai trái có thể làm hại chính bản thân mình.
>>> Đọc thêm 6 Truyện Cho Bé 5 Tuổi Hay Nhất Về Chủ Đề Gia Đình
Truyện cho bé 1 tuổi số 2: Hai con gà trống
Nội dung: Ở nông trại gà lớn, có hai chú gà con cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống. Tuy là anh em nhưng 2 chú gà lại không yêu thương nhau mà ngược lại hay cãi vã. Con nào cũng tự cho mình đẹp đẽ, oai phong hơn, có quyền làm Vua của Nông Trại.
Vào một ngày nọ, 2 chú gà quyết định sẽ phân thắng thua bằng cách đánh nhau kịch liệt, con nào thắng sẽ được làm Vua của Nông Trại. Kết quả, con thắng nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang, ca tụng sự chiến thắng của mình. Nhưng thật không may, đúng lúc có con chim ưng lớn bay qua, xà xuống bắt con gà thắng trận bay đi mất. Con gà thua trận trong khí đó vẫn còn thở thoi thóp.
Ý nghĩa: Đã là anh em phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau thì những kẻ xấu mới không có cơ hội làm hại.
>>> Đọc thêm: Truyện Cho Bé Mầm Non – 3 Truyện Mà Bố Mẹ Nên Kể Cho Bé Mỗi Ngày
Truyện cho bé 1 tuổi số 3: Chú vịt xám
Nội dung: Một ngày đẹp trời nắng ráo, vịt mẹ dẫn đàn vịt con đi chơi. Trước khi đi, Vịt mẹ dặn dò đàn con: ” Các con phải đi theo mẹ, theo đàn, không được tách ra đi một mình mà con cáo ăn thịt đấy”.
Đàn vịt con vui vẻ nhận lời. Tuy nhiên, vừa vào tới khu rừng xinh đẹp, chú Vịt Xám đã vội quên lời mẹ dặn. Chú lẻn đi chơi một mình, cảm thấy thích thú vì được tự do, lang thang hết nơi này đến nơi khác. Cuối cùng chú đến một cái ao có rất nhiều tôm cá. Đứng trên bờ nhìn xuống, chú thấy từng đàn cá, tôm bơi lội tung tăng dưới nước, thỉnh thoảng một con tôm cong mình nhảy tanh tách.
Thích quá, chú nhảy xuống mò lấy, mò để. Lúc ăn đã gần no, chú mới nhìn lên chẳng thấy Vịt mẹ đâu cả. Hoảng sợ chú nhảy lên bờ gọi mẹ ầm ĩ : “Vít… vít… vít”. Gần đấy có một con cáo đang ngủ, nghe tiếng Vịt kêu, Cáo liền nhỏm dậy.
Nói rồi Cáo đi nhanh ra phía bờ ao. Khi Cáo vừa ra đến nơi thì cũng là lúc Vịt mẹ tìm thấy Vịt Xám. Trông thấy Cáo, Vịt mẹ vội dẫn Vịt Xám nhảy tùm xuống ao. Trong gang tấc Vịt Xám thoát chết. Từ đó Vịt Xám không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Mẹo hay cho mẹ: Đây là một truyện kể cho bé trước khi đi ngủ vừa hay vừa ngắn gọn. Mẹ có thể thêm thắt các chi tiết hoặc bổ sung các nhân vật để truyên thêm hấp dẫn.
Ý nghĩa: Bé yêu nghe theo lời của người thân trong gia đình khi đi tới một nơi xa lạ nhé!
>>> Đọc thêm – Đọc Truyện Cho Bé Ngủ Mỗi Đêm – 9 Truyện Bố Mẹ Nhất Định Phải Biết
Truyện cho bé 1 tuổi số 4 Công và Quạ
Nội dung: Trong một khu rừng nọ, có đôi bạn thân Công và Quạ, vì hai con cùng nghĩ là mình xấu. Một hôm ngồi nói chuyện với nhau về các loại vật trong rừng, chúng bảo nhau:
- Thử xem, các giống chim trên rừng, trên núi, giống nào cũng đẹp. Này như con phượng hoàng, cái mình nó quý giá biết bao, đến nỗi người ta thường khen: “Một cái lông con phượng hoàng bằng cả một làng chim chích”…
Nghĩ ngợi một lúc, Quạ bàn:
- Xấu mà làm ra đẹp, cũng được chớ gì! Bây giờ hai đứa ta thử tô điểm vẽ vời lẫn cho nhau xem có đẹp hay không?
Công được Quạ tô điểm màu sắc lóng lánh, đẹp hơn những giống chim khác nhiều. Đến lượt Công ngồi tô điểm, vẽ vời cho Quạ, thì chợt nghe tiếng ríu rít, biết bao nhiêu chim con ở phía đông bay lại. Chúng rủ Quạ đi kiếm ăn. Ví quá háo hức, Quạ nói:
- Bây giờ mà tôi ngồi đợi để cho anh tô điểm vẽ vời, thì chưa biết đến bao giờ mới xong. Thôi, hay sẵn cả đĩa mực đây, anh cứ cầm thế mà đổ lên mình tôi để tôi đi theo bọn kia, kẻo lỡ mất một dịp may kiếm ăn tốt.
Công thấy Quạ bảo thế, chiều ý làm theo, cầm cả đĩa mực dốc vào mình Quạ. Vậy là bao nhiêu lông cánh của Quạ toàn một màu đen như mực.
Mẹo hay cho mẹ: Một câu chuyện ý nghĩa, một cách để mẹ lý giải hóm hỉnh cho bé về việc hình thành hai màu lông Quạ và Công.
Ý nghĩa: Nếu chỉnh chu, cẩn thận, không vội vàng thì sẽ gặt hái được những điều tốt đẹp còn người vội vàng, chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt thì khó mà tránh được sự thiệt thòi.
Mẫu khăn cho bé 1 tuổi ti siêu xịn và siêu tiện lợi – Các mẹ hãy mua ngay tại đây Bộ Khăn Choàng Cho Bé Bú – Khăn Cho Cho Bé Bú và Lưới
Truyện cho bé 1 tuổi số 5: Sư Tử Và Chuột Nhắt
Ngày xưa, trong một khu rừng nọ, nơi khu trú của rất nhiều loài động vật có một con Sư Tử, là “chúa tể” của muôn loài rất dũng mãnh. Hằng ngày, Sư Tử thường đi săn mồi xung quanh khu rừng.
Một ngày kia, Sư Tử đang nằm nghỉ ngơi dưới gốc cây, đầu gục trên đôi chân của mình thì có một chú Chuột Nhắt bò ra từ gốc cây. Nó leo lên lưng Sư Tử nhảy múa và ca hát mà không hề hay biết gì. Bỗng nhiên, Sư Tử thức giấc và bắt lấy Chuột Nhắt.
Sư Tử giọng ồm ồm vang lên:
– Chuột Nhắt, ngươi dám trèo lên người ta sao, ngươi có biết là ai không?. Ngươi thật là to gan.
– “Xin tha cho cháu!” Chuột Nhắt bé nhỏ van xin. “Xin ông thả cháu ra đến một ngày nào đó cháu sẽ đền đáp công ơn ông.”
– “Không, ta sẽ giết ngươi!” Sư Tử quát to.
Chuột Nhắt, lại run rẩy, tiếp tục van xin:
– “Xin ông thả cháu ra, cháu sẽ không dám nữa. Biết đâu đến một ngày nào đó cháu sẽ đền đáp công ơn ông. Ông đừng giết cháu mà.”
Sư Tử quá buồn cười khi nghĩ rằng con chuột bé tí này có khi nào lại giúp được gì cho mình. Nhưng nó rộng lượng và cuối cùng thả cho chuột đi.
Ít ngày sau, trong khi mải mê đuổi theo con mồi, Sư Tử đã dính vào bẫy lưới của những người thợ săn. Cựa quậy mãi cũng không thể thoát ra được, Sư Tử gầm rống vang khắp rừng cầu cứu nhưng chẳng loài vật nào dám lại gần vì sợ thợ săn sẽ bắt cùng Sư Tử.
Chuột Nhắt nghe tiếng gầm biết Sư Tử bị nạn liền chạy lại thấy Sư Tử đang nằm trong lưới. Chạy đến một trong những sợi thừng to nhất đang buộc chặt Sư Tử, Chuột Nhắt nhấm cho đến khi dây đứt ra, và chỉ một lát sau, Chuột Nhắt đã cứu được Sư Tử.
“Ông đã cười khi cháu bảo sẽ có ngày cháu đền đáp.” Chuột Nhắt bảo Sư Tử. “Giờ thì ông đã thấy rồi đấy, bé xíu như chuột nhưng vẫn có thể cứu được cả Sư Tử.” Kể từ đó, Sư Tử và Chuột Nhắt là bạn thân thiết của nhau, Sư Tử cũng cùng chung sống vui vẻ với các loài vật khác trong khu rừng.
Bài học rút ra từ câu chuyện “Sư Tử và Chuột Nhắt“:
– Phải biết xây dựng tình bạn với nhau để khi hoạn nạn, khó khăn chúng ta luôn được giúp đỡ.
– Ngoài ra, chúng ta không được “cậy lớn, bắt nạt nhỏ”, phải biết sống hòa đồng với những người xung quanh.
>>> Mách ba mẹ một ứng dụng đọc truyện cho bé siêu hay mà phụ huynh phải đăng ký cho bé
Truyện cho bé 1 tuổi số 6: Khỉ và cá sấu
Ngày xưa, có một con khỉ sống trên một cây cao lớn và làm bạn với một con cá sấu sống ở dòng sông gần đó.
Mỗi ngày, con khỉ sẽ hái những quả táo ngon ở trên cây và đem tặng bạn cá sấu. Nhận được quà từ khỉ, cá sấu đem về và ăn chung với vợ mình. Vợ của cá sấu là một người rất tham ăn và muốn ăn cả trái tim của chú khỉ. Nghe mong muốn đó của vợ, cá sấu rất băn khoăn nhưng vẫn làm theo ý vợ.
Cá sấu đã mời khỉ ngồi trên lưng mình để đưa đi tham quan dòng sông nhưng thật ra nó có ý định giết khỉ và lấy quả tim khi bơi đến giữa dòng. Khi khỉ biết được mưu đồ xấu xa của cá sấu, nó đã nhanh trí nói với cá sấu rằng mình để quả tim ở trên cây. Nếu muốn lấy thì hãy chở nó quay lại. Cá sấu tin lời, chở khỉ quay trở lại để lấy quả tim. Thế nhưng, khi đến nơi, khỉ đã thoăn thoắt trèo lên cây và chẳng mấy chốc biến mất. Và thế là, kế hoạch của cá sấu đã hoàn toàn thất bại.
Ý nghĩa của câu chuyện khỉ và cá sấu: Khi gặp tình huống khó khăn, con hãy bình tĩnh và sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua điều đó.
Truyện cho bé 1 tuổi số 7: Thánh Gióng
Vào đời Hùng Vương thứ VI, có một người đàn bà đã có tuổi nhưng vẫn sống một mình. Một buổi sáng đi thăm nương, bà bỗng nhìn thấy một vết chân giẫm nát luống cà. Bà kinh ngạc kêu lên: – “Ôi! Bàn chân ai mà to thế này!”.
Thử đưa bàn chân ướm thử vào dấu chân lạ kia, bà bỗng rùng mình sững sờ. Từ hôm đó bà bất ngờ có bầu. Thai đủ ngày tháng, bà sinh được một bé trai bụ bẫm và đặt tên là Gióng. Thế nhưng, thằng bé lên ba tuổi rồi mà vẫn nằm ngửa đòi ăn, không biết ngồi biết lẫy, cũng không biết nói biết cười gì cả.
Lúc bấy giờ giặc Ân đang kéo vào cướp nước ta. Chúng rất hung hăng tàn ác, cầm đầu là một viên tướng tên gọi Ân vương, tướng mạo cổ quái dữ tợn. Chúng nó đi đến đâu là đốt phá nhà cửa, giết người cướp của đến đấy.
Quân đội nước ta nhiều lần xuất trận, nhưng đánh không nổi. Vua Hùng hết sức lo lắng vội phái sứ giả đi khắp nơi tìm bậc tướng tài để giúp vua cứu nước.
Một hôm sứ giả đi đến làng của mẹ con Gióng. Nghe tiếng loa rao nói đến việc nhà vua cầu người tài, mẹ Gióng đang ru con, liền bảo đùa con rằng:
– Con ơi! Con của mẹ chậm đi chậm nói như vậy, biết bao giờ mới đi đánh giặc giúp vua được đây!
Không ngờ Gióng nhìn mẹ mở miệng bật lên thành tiếng:
– Mẹ cho gọi sứ giả vào đây cho con!
Nói xong lại im bặt. Người mẹ vừa mừng vừa sợ, vội đi kể chuyện với xóm giềng. Mọi người đổ tới, ai nấy cho là một sự lạ. Sau cùng một người nói:
– Ta cứ đi mời sứ giả đến xem thử nó muốn cái gì.
Khi sứ giả của nhà vua bước vào nhà nhìn thấy chú bé Gióng liền hỏi rằng:
– Cháu là đứa trẻ lên ba mới học nói, cháu định mời ta đến để làm gì?
Gióng trả lời rất chững chạc:
– Về bảo với vua rèn cho ta một con ngựa sắt, một thanh gươm sắt, một giáp sắt và một nón sắt, ta sẽ đánh đuổi giặc dữ cho!
Ai nấy đứng nghe khôn xiết lạ lùng. Cho là thần nhân xuất hiện, sứ giả lập tức phi ngựa về tâu vua. Nghe nói, Hùng Vương mừng rỡ liền ra lệnh cho thợ rèn góp tất cả sắt lại rèn ngựa, gươm, áo giáp và nón như lời xin của chú bé.
Mọi thứ rèn xong rất nặng. Hàng chục người mó vào thanh gươm mà không nhúc nhích. Vua Hùng phải cho hàng ngàn quân sĩ tìm mọi cách chở đến cho Gióng.
Khi được tin quân sĩ khiêng ngựa sắt sắp đến làng, mẹ Gióng sợ hãi chạy về bảo con:
– Con ơi! Việc nhà vua đâu phải là chuyện chơi. Hiện quân sĩ đang kéo đến ầm ầm ngoài bãi, biết làm thế nào bây giờ?
Nghe nói thế, Gióng ngồi bật dậy, nói:
– Việc đánh giặc thì mẹ đừng lo. Nhưng mẹ phải cho con ăn thật nhiều mới được!
Mẹ vội thổi cơm cho con ăn, nhưng nấu lên được nồi nào Gióng ăn hết nồi ấy. Mỗi lần ăn một nồi cơm thì Gióng lại lớn thêm một ít và đòi ăn thêm. Mẹ càng cho con ăn thì con lại càng lớn như thổi, bỗng chốc đã thành một chàng thanh niên khỏe mạnh. Hết gạo, bà mẹ đi kêu gọi xóm làng.
Mọi người nô nức đem gạo khoai, hoa quả, bánh trái đến đầy một sân. Nhưng đưa đến bao nhiêu, Gióng ăn vợi hết bấy nhiêu, mà vẫn đòi ăn không nghỉ.
Sau đó, Gióng lại bảo tiếp:
– Mẹ kiếm vải cho con mặc.
Người làng lại đua nhau mang vải lụa tới may áo quần cho Gióng mặc. Nhưng thân thể Gióng lớn vượt một cách kỳ lạ, áo quần vừa may xong đã thấy chật, thấy ngắn, lại phải mang vải lụa tới để chắp nối thêm. Không mấy chốc đầu Gióng đã chạm nóc nhà.
Ai nấy chưa hết kinh ngạc thì vừa lúc quân sĩ đã hì hục khiêng được ngựa, gươm, áo giáp và nón sắt tới. Gióng bước ra khỏi nhà vươn vai một cái, người bỗng cao to sừng sững, chân dài hơn trượng, hét lên một tiếng như tiếng sấm:
– Ta là tướng nhà Trời!
Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Sau đó từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào, rung chuyển cả trời đất.
Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã phi thẳng đến đồn trại giặc. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng. Khói bụi mịt mù, tiếng la hét kêu khóc như ri.
Thế nhưng tướng giặc Ân vương vẫn cố gào thét hô quân xông tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang đầy rừng. Bỗng chốc gươm gãy. Không bối rối, Gióng thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng.
Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói nghiến chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn nước.
Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc-sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.
Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đền thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đổng thiên vương.
Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc-sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre là ngà (hay đằng ngà).
Truyện cho bé 1 tuổi số 8: Cóc Kiện Trời
Thủa xa xưa, Ngọc Hoàng cai quản tất cả các việc trên trời và dưới đất. Ngọc Hoàng giao cho thần Mưa chịu trách nhiệm làm mưa cho tất cả các con vật và cây cỏ có nước uống.
Nhưng đã ba năm nay, không có một giọt mưa nào. Khắp nơi đất đai nứt nẻ, cây cỏ khát nước chết rụi, các con thú cũng chết dần chết mòn vì khát. Muôn loài đều kêu than ai oán, vậy mà trời đâu có thấu.
Một hôm, các con vật họp bàn nhau lại, chúng quyết định cử Cóc lên gặp Ngọc Hoàng. Cùng đi với Cóc có Cáo, Gấu và Cọp.
Bốn con vật đi mãi, cuối cùng cũng lên đến cửa nhà trời. Ở cửa có đặt cái trống rất to. Theo tục lệ nếu ai có điều gì oan ức thì đánh trống lên. Ngọc Hoàng sẽ ra giải quyết. Cóc bảo Cáo, Gấu, Cọp nấp vào bụi rậm, còn Cóc thì nhảy lên đánh trống inh ỏi.
Ngọc Hoàng nghe tiếng trống liền sai một thiên thần ra nhìn xem ai. Thiên thần bước ra nhìn ngược, nhìn xuôi mãi cũng không thấy ai, chỉ thấy con Cóc bé nhỏ ngồi trên trống. Khi biết Cóc có ý định gặp Ngọc Hoàng để kêu oan, thiên thần tỏ ý khinh bỉ Cóc, lẳng lặng đi vào và thưa với Ngọc Hoàng.
– Thưa Ngọc Hoàng, kẻ dám cả gan đánh trống ầm ĩ nhà trời là một con Cóc bé tí, xấu xí khinh khủng, thần hỏi nó đi đâu, nó nói lên Ngọc Hoàng để kiện.
Ngọc Hoàng nghe thiên thần nói như vậy thì lấy làm giận lắm, bèn sai bầy Gà ra mổ Cóc. Nhưng bầy Gà vừa ló khỏi cửa, Cóc ra hiệu cho Cáo từ bụi rậm xong ra vồ gà.
Biết Gà bị Cáo vồ mất, Ngọc Hoàng liền sai Chó ra giết Cáo. Chó chạy ra chỉ kịp sủa “Gâu gâu gâu ” mấy tiếng đã bị Gấu ra chộp lấy tha đi. Ngọc Hoàng lại sai một toán lính ra trị Gấu. Lần này, Cọp xông ra quật chết toán lính không còn sót một người nào.
Ngọc Hoàng không ngờ Cóc tuy bé nhỏ mà lại khó trị như vậy, Ngọc Hoàng đổi giận thành làm lành sai thiên thần ra mời Cóc vào. Ngọc Hoàng hỏi Cóc:
– “Cậu” lên đây có việc gì?
Cóc thưa:
– Muôn tâu Ngọc Hoàng, đã 3 năm nay chúng tôi không được một giọt mưa nào. Loài vật cử tôi lên đây để kiện trời, vì sao không làm mưa?
Ngọc Hoàng cho gọi thần mưa đến. Té ra thần Mưa mải rong chơi tối về đắp chiếu nằm ngủ, quên không làm mưa bị Ngọc Hoàng trách mắng, thần Mưa vội sai các con rồng phun nước ào ào xuống đất. Ngọc Hoàng đưa tiễn Cóc ra về và dặn:
– Từ nay về sau, nếu cần mưa thì Cóc nghiến răng ken két báo cho Ngọc Hoàng biết. Ta sẽ sai thần làm mưa ngay. Cóc không phải lên kiện trời nữa.
Cóc, Cáo, Gấu, Cọp từ biệt Ngọc Hoàng trở về dưới đất. Khi bốn con vật đến nơi thì thấy nước đã tràn đầy hồ, ao, sông, suối, cây cỏ, muôn loài uống nước thỏa thuê. Tất cả đều phục Cóc bé tí mà kiện được trời nên đặt ra câu hát:
“Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh Cóc thì trời đánh cho”.
Truyện số 9: Sự tích chú Cuội
Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội.
Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng, Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao.
Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi sống lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống, không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
– Trời ơi! Cây này chính là cây có phép “cải tử hoàn sinh” đây. Thật là trời cho con để cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông, luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tưới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy, Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội chưa từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mượn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xưa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xưa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm cho Cuội lắm lúc bực mình. Ðã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: “Có đái thì đái bên Tây, chớ đái bên Ðông, cây dông lên trời!”. Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến, toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa….
>> Xem thêm: Truyện Tranh Cho Bé 3 Tuổi – 3 Truyện Ba Mẹ Nhất Định Phải Kể Cho
Khăn Cho Bé Ti Siêu Đa Năng | Áo Choàng Tắm Cho Bé Có Mũ | Bàn Tính Soroban Chuẩn Cho Bé | Gối lõm chống méo đầu cho trẻ |
Truyện số 10: Công Chúa Ếch
Ngày xửa ngày xưa, có một vị quốc vương già. Ngài có ba người con trai. Ba chàng hoàng tử đều rất khôi ngô tuấn tú. Họ còn rất giỏi cưỡi ngựa, săn bắn, đặc biệt là bắn cung, cho dù chim có bay cao bay xa đến thế nào, họ cũng bắn trúng.
Một hôm, quốc vương gọi ba người con đến và nói rằng: “Các con yêu quý, bây giờ cha đã già rồi, các con cũng đã khôn lớn, cha rất muốn tìm vợ cho các con.”
“Thưa phụ vương, cha muốn chúng con kết hôn cùng ai ạ?” Ba người con hỏi.
“Các con ơi, mỗi người hãy cầm một mũi tên, đến đồng cỏ và bắn tên, mũi tên rơi xuống nơi nào, các con hãy đến nơi đó tìm vợ.” Quốc vương nói.
Nghe lời cha nói, ba hoàng tử cầm cung tên bước đến đồng cỏ. Hoàng tử cả bắn mũi tên rơi về phía Đông và lấy con gái của một gia đình quý tộc. Hoàng tử hai bắn mũi tên về phía Nam và lấy con gái của một thương nhân. Hoàng tử út đành bắn mũi tên về phía Tây, vì phía Bắc là hoàng cung của họ rồi, nhưng mũi tên vừa bắn ra, chẳng biết bay đi đâu, tìm mãi mà không thấy.
Cuối cùng, hoàng tử út cũng tìm thấy mũi tên trong một đầm nước, nhưng điều kì lạ thay là một con ếch xanh đang ngậm chặt mũi tên của chàng. Chẳng còn cách nào khác, hoàng tử út đành phải ôm con ếch trở về nhà.
Quốc vương thấy thế rất vui, không ngờ các chàng hoàng tử lại nhanh chóng tìm được vợ như vậy. Ngài gọi các con đến và nói: “Ta muốn xem ai trong số ba người vợ của các con thêu thùa may vá giỏi. Hãy bảo vợ các con ngày mai mỗi người mang đến tặng ta một chiếc áo nhé!”.
Hoàng tử cả và hoàng tử hai nghe xong, vui mừng về nhà. Chỉ có hoàng tử út là rầu rĩ.
Hoàng tử út vừa bước vào nhà, ếch xanh liền nhảy ra, hỏi: “Sao chàng lại ủ rũ thế?”
“Phụ vương ta bảo mỗi nàng dâu may cho ngài một chiếc áo, ngày mai đem đến. Nhưng ngay cả tay nàng cũng không có thì may thế nào?” Hoàng tử út buồn bã nói.
Ếch xanh nói: “Chàng cứ yên tâm ngủ đi, ngày mai em sẽ đưa áo cho chàng để mang vào cung.”
Hoàng tử út cho rằng ếch xanh khoác lác nên không thèm để ý đến và lên giường nằm ngủ.
Ban đêm, ếch xanh nhảy ra khỏi cửa, cởi bỏ da ếch, biến thành một cô gái xinh đẹp. Nàng vỗ tay và nói: “Bà vú ơi, trước khi trời sáng hãy chuẩn bị cho cháu một chiếc áo thật đẹp nhé!”
Buổi sáng hôm đó, hoàng tử út tỉnh dậy, một chiếc áo thêu hoa văn tinh xảo đã được gấp gọn gàng để ngay ngắn trên bàn. Chàng vui mừng cầm lấy và đem đến tặng quốc vương.
Lúc này, quốc vương đang xem chiếc áo hoàng tử cả mang đến. Ngài chỉ nhìn qua và nói: “Chiếc áo có màu tối thế này, chỉ mặc được trong phòng tối mà thôi!” Sau đó, ngài xem chiếc áo hoàng tử thứ hai mang đến và nói: “Chiếc áo bẩn thế này, chỉ có thể mặc trong phòng bếp!” Cuối cùng, khi nhìn thấy chiếc áo do hoàng tử út mang đến, quốc vương liền dành lời khen ngợi: “Chiếc áo đẹp quá, ta có thể mặc vào ngày lễ tết rồi.”
Không bao lâu, quốc vương lại gọi ba hoàng tử đến và nói: “Bảo vợ các con làm cho ta một chiếc bánh mì nướng và mang đến vào ngày mai, ta muốn biết ai sẽ là người nấu ăn ngon nhất trong số vợ các con.”
Hoàng tử cả và hoàng tử hai vui mừng trở về nhà. Chỉ có hoàng tử út lo lắng đi về, nói chuyện này với người vợ ếch xanh.
Ếch xanh nói: “Chàng đừng buồn nữa, hãy để thiếp tự giải quyết chuyện này.”
Lần này, hai người chị dâu đã sai một bà lão đến xem trộm ếch xanh nướng bánh thế nào. Ếch xanh đã đoán ra ý đồ của họ nên cố ý hòa bột, rồi đổ bột vào bếp lò và đóng bếp lò lại. Bà lão nhìn thấy thế, vội vàng chạy về bẩm báo với hai người chị dâu. Do đó, họ làm bánh theo phương pháp của ếch xanh.
Khi bà lão đi khỏi, ếch xanh liền nhảy ra khỏi cửa, lột tấm da ếch và biến thành một cô gái xinh đẹp. Nàng vỗ tay và nói: “Bà vú ơi, trước khi trời sáng, hãy nướng cho cháu một chiếc bánh mì vừa thơm vừa mềm nhé!”
Ngày hôm sau, hoàng tử út tỉnh dậy, nhìn thấy trên bàn có chiếc bánh mì to, chàng vui mừng lắm, vội vàng mang chiếc bánh mì vào tặng quốc vương.
Lúc đó, quốc vương đang tức giận vì thấy chiếc bánh mì đen sì do hai hoàng tử mang đến, ngài bèn hạ lệnh đem vứt hết đi. Khi hoàng tử út mang chiếc bánh mì đến, quốc vương vui mừng nói:
“Đúng rồi, đây mới là món ăn trong dịp lễ tết chứ!” Sau đó, quốc vương nói với ba chàng hoàng tử, ngày mai hãy dẫn vợ của mình đến tham gia yến tiệc.
Hoàng tử út buồn bã trở về nhà. Ếch xanh lại nhảy ra hỏi: “Bánh mì không ngon à chàng?”
Hoàng tử út cười khổ não và nói: “Bánh mì ngon lắm. Có điều phụ vương lại bảo chúng ta ngày mai dẫn vợ đến tham gia yến tiệc. Nàng chỉ là một con ếch xanh, làm sao có thể tham gia yến tiệc được chứ?”
Ếch xanh nói: “Chàng đừng buồn nữa, ngày mai chàng hãy đi trước, thiếp đi muộn một chút. Khi nghe thấy tiếng sấm, chàng hãy nói: “Người vợ ếch xanh yêu quý của ta ngồi trong chiếc hộp nhỏ đã đến rồi”.
Buổi tối hôm sau, yến tiệc bắt đầu. Hai người anh đều dẫn theo cô vợ xinh đẹp tham dự tiệc. Chỉ có hoàng tử út đi một mình. Mọi người đều cười nhạo chàng và hỏi: “Sao chàng không dẫn vợ theo?”
Hoàng tử út đành giả vờ không nghe thấy gì. Khi mọi người bắt đầu ăn uống, bỗng từ bên ngoài vọng vào tiếng sấm đùng đùng. Ai cũng sợ hãi, cho rằng sắp mưa to.
Hoàng tử út vội vàng nói: “Người Vợ ếch xanh yêu quý của ta ngồi trong chiếc hộp nhỏ đã đến rồi.”
Đúng lúc đó, một cỗ xe ngựa vàng bốn bánh do sáu con ngựa trắng kéo chạy như bay đến và dừng lại trước cổng cung điện. Từ trên xe bước xuống là một cô gái xinh đẹp. Nàng mặc bộ lễ phục lộng lẫy, đội chiếc vương miện thủy tinh sáng lấp lánh. Ai cũng ngẩn ngơ ngắm nhìn nàng, cho đến khi nàng bước đến bên cạnh hoàng tử út, họ mới hiểu rằng đó là vợ của hoàng tử út.
Thực ra, ếch xanh chính là công chúa nước láng giềng, vì quá nghịch ngợm nên vua cha của nàng đã hạ lệnh cho một bà tiên tốt bụng dạy dỗ nàng. Không ngờ, công chúa rất thích biến thành ếch xanh nên đã bảo bà tiên biến mình thành ếch xanh. Lúc này, hoàng tử út là người vui mừng nhất. Và từ đó hoàng tử út cùng công chúa ếch xanh cùng nhau sống hạnh phúc