Đọc truyện cho trẻ 3 tuổi là một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích như việc giúp bé thông minh hơn. Hay góp phần vào việc nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển trí tưởng tượng cho trẻ. Dưới đây là 5 truyện cho trẻ 3 tuổi siêu hay mà các phụ huynh nên đọc cho bé mỗi ngày.
Truyện cho trẻ 3 tuổi số 1: Chú Thỏ thông minh
Tại một khu rừng nọ, có một chú Thỏ con lông trắng tinh sống cùng với mẹ. Ngày nào, Thỏ con cũng chạy ra bờ suối để chơi đùa và uống nước. Trước khi chú đi, Thỏ Mẹ cũng thường nhắc nhở:
– Con hãy thật cẩn thật đấy nhé vì Cáo già cũng rất hay ra bờ suối để dạo chơi lắm đấy! Nếu Cáo bắt được con, nó sẽ ăn thịt con đấy nhé.
Thỏ con vâng lời mẹ và tung tăng đi vào bờ suối ở bìa rừng. Vào một ngày kia, khi vừa mới chuẩn bị cúi mặt xuống suối để uống nước thì Thỏ con bất ngờ thấy Cáo già. Lão Cáo già tỏ ra rất thân thiện với Thỏ con và nói:
– Chào Thỏ con, em có mỏi chân không, lên lưng anh, anh cõng vào rừng để hái hoa, nấm và tìm thức ăn nào!
Thỏ con rất lo lắng và sợ hãi nhưng chú đã nhanh trí nghĩa ra một mẹo. Chú đã trả lời cáo già rằng:
– Chào anh Cáo, ôi nếu được như vậy thì thích quá anh Cáo ơi. Anh chờ em chút, em chạy nhanh về nhà lấy mũ để che nắng đã anh nhé!
Cáo đồng ý đứng đợi Thỏ con. Nói rồi, Thỏ con nhanh chân chạy thật nhanh về nhà và kể câu chuyện gặp Cáo cho Thỏ Mẹ nghe. Thỏ Mẹ đã ôm Thỏ con vào lòng, khen ngợi Thỏ con thông minh, nhanh trí nhưng lần sau hãy cẩn thận hơn.
Đây là một câu truyện cổ tích rất phù hợp để mẹ kể cho bé trước khi đi ngủ. Mẹ có thể biến tấu linh hoạt câu chuyện này theo nhiều hướng khác nhau để khiến bé cảm thấy thật mới lạ. Mỗi biến tấu sẽ là một chuyến phiêu lưu khiến bé cảm thấy thích thú hơn. Chẳng hạn như đóng vai từng nhân vật, hoặc hỏi bé các câu hỏi như: Con gì có lông màu trắng tinh, tai dài, mắt sáng, hay Con có biết con gì vừa chạy nhanh lại vừa thông minh nhất không?
>>> Xem thêm:Truyện Ngụ Ngôn Cho Bé 3 Tuổi – 12 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Nhất
Truyện cho trẻ 3 tuổi số 2: Vì sao gà trống gáy?
Ngày xửa ngày xưa, khi các loài vật vẫn còn biết nói. Gà Trống là chú gà có một bộ lông thật là sặc sỡ, đẹp lộng lẫy trong tất cả các loài. Trong khi đó, Công chỉ có một bộ lông khá óng ả, nhưng không được đẹp bằng lông của Gà Trống.
Một hôm, Gà đang đi dạo trong rừng thì gặp Công. Cả hai chuyện trò hợp tính nên kết bạn cùng nhau. Từ đó công có nhiều dịp nhìn ngắm bộ lông của gà, và thường mơ ước được có bộ lông đẹp như thế. Còn Gà thì vô tình không biết sự mong ước của công, nên vẫn vô tình phô trương nét đẹp của bộ lông mình cho công thấy. Khiến Công ngày càng thêm thèm muốn chiếm đoạt bộ lông đó.
Đến ngày kia, Công chợt nghĩ ra một kế để gạt Gà. Công giả bộ buồn rầu và than phiền cùng gà:
– Buồn quá bạn ạ, chiều nay tôi phải dự tiệc cùng bạn bè nhưng lại chẳng có bộ áo nào đẹp để đi dự tiệc cả.
– Gà ngắm nghía Công rồi nói:
– Bộ áo của bạn cũng đẹp lắm. Chẳng mấy ai có được bộ áo như bạn đâu. Công ạ, bạn đừng buồn nữa.
Công vẫn thở dài, rồi ngỏ ý:
– Bộ áo của tôi tuy cũng không tệ, nhưng bì sao được với bộ của bạn. Kìa, bạn nhìn thử mà xem. Dáng bạn oai phong lẫm liệt. Trên đầu thì có cái mào đỏ dựng đứng trông như vương miện của vua. Đôi chân vàng óng trông như đôi hia vàng. Còn bộ lông của bạn thì quả thật tuyệt vời vô cùng. Óng ánh đủ màu cầu vồng. Trông thật rực rỡ và uy nghi. Đẹp vô cùng. Giá mà bạn cho tôi mượn tạm bộ áo bạn để đi dự tiệc thì quý biết chừng nào.
Gà vui khi nghe Công khen ngợi bộ áo của mình nên tỏ vẻ dễ dãi, đồng ý cho Công mượn. Công mừng quá vội trao đổi áo với Cà ngay lập tức. Trước khi chia tay với Gà, Công còn hứa chắc chắn rằng sẽ trả lại bộ áo cho Gà ngay sớm hôm sau, trước lúc mặt trời mọc. Gà tin lời nên vui vẻ chờ đợi.
Nhưng than ôi! Gà cứ chờ mãi, chờ mãi. Mặt trời mọc rồi lại lặn, lặn rồi lại mọc mà vẫn chẳng thấy bóng dáng của công. Gà tiếc bộ áo lộng lẫy của mình vô cùng nên cứ thao thức. Trời vừa hửng sáng, mặt trời sắp sửa mọc thì Gà đã vội choàng dậy mà cất cao giọng gọi:
– Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o…. Sáng rồi, Công ơi, trả áo cho tôi… Ò…ó…o…o… Ò…ó…o…o..
Và cũng từ đó đến nay, công mới có bộ lông thật lộng lẫy như ta thường thấy. Mỗi khi nhớ lại chuyện xưa, Công lại thích chí giương cánh, xòe bộ lông đuôi óng ánh rực rỡ ra để khoe. Còn Gà Trống chỉ còn có bộ lông như hiện tại, và gà vẫn cất cao giọng mỗi buổi sáng đến mong Công nghe mà trả lại áo cho Gà.
Ý nghĩa của câu chuyện rút ra cho bé: Không nên quá tin tưởng vào những lời nịnh nọt có cánh. Tuy nhiên, khi mượn đồ của ai đó thì cũng nên trả lại, không nên vơ vào làm của mình.
>>> Mách ba mẹ một ứng dụng đọc truyện cho bé siêu hay mà phụ huynh phải đăng ký cho bé
Truyện cho trẻ 3 tuổi số 3: Con Cóc là cậu Ông Trời (Cóc kiện Trời)
Ngày xửa ngày xưa, khi mà các loài vật vẫn còn biết nói, có một năm trời “hạn hán” rất lớn. Ánh nắng chiếu xuống khắp nơi vô cùng gay gắt, những cánh đồng bị khô và nứt nẻ. Nước trong ao hồ cạn dần, cây cỏ bị khô héo và úa vàng hết. Cả người và vật đều không còn thức ăn, nước uống.
Rất nhiều tháng trôi qua, người và vật dưới trần gian đều cầu xin Trời mưa để có nước uống, có thức ăn để ăn nhưng hình Ông Trời vẫn không nghe thấy. Lúc đó, Cóc sống trong hang đã lâu và rất thèm nước uống, bèn rủ thêm Cua Đồng, quyết định cùng kéo lên để hỏi Ông Trời tìm cho ra lẽ. Khi đi ngang một khu rừng thì cả bọn gặp một con Cọp to lớn nhưng gầy trơ xương, mắt nhắm lờ đờ và thở hổn hển. Cọp nói:
– Trời đang nắng chang chang, cháy cả thịt mà các anh đi đâu vậy?
Cả Cóc và Cua Đồng đều hậm hực đáp:
– Gần một năm nay, ông Trời không cho một giọt nước, họ hàng Cóc và Cua chúng tôi đang dần dần chết khát trong hang, đã kêu khản cổ mà ông Trời không chịu mưa. Chúng tôi phải tìm gặp ông Trời để kêu nài, nếu không thì chết hết mất.
Nghe thấy thế, Cọp mừng rỡ kêu lên:
– Vậy các bạn hãy cho tôi đi theo với, loài Cọp của chúng tôi cũng thế, khát nước đến nơi cũng không đi nổi. Bị lũ thỏ, chồn trêu ghẹo trước mặt mà không thể làm gì được. Tức chết được ấy!
Đi thêm một đoạn nữa thì Cóc, Cua và Cọp gặp thêm đàn ong bò vẽ. Đàn ong đã nhập hội và tất cả cùng kéo nhau rầm rộ lên đến cửa Trời kêu nài. Khi đến nơi, Cóc đã phân công: Cóc và Ong thì đứng nấp đằng sau cột phía trước của đại sảnh. Còn Cóc sẽ được Cọp đi cùng vào gặp Ông Trời. Nếu như việc thương thuyết không thành công, xảy ra cơ sự đánh nhau thì Cóc sẽ nghiến răng để Cua và Ong ra tiếp ứng.
Ông Trời nghe thấy tiếng ồn ào bên ngoài cổng thì cho là những loài động vật nổi loạn, liền sai Thiên Lôi ra đánh dẹp. Thấy Thiên Lôi hùng hục bước ra, Cọp nhào vào đánh nhau rất dữ dội với Thiên Lôi. Liền lúc đó, Cóc nghiến răng trèo trẹo, nghe thấy thế, đàn Ong và Cua ra tiếp ứng. Ong phóng kim chích tới tấp, còn Cua thì nhào vô kẹp mạnh. Thiên Lôi không đánh được phải xin tha và Ông Trời đã đồng ý với yêu cầu của cả bọn.
Từ đó về sau, chỉ cần mỗi lần Cóc nghiến răng là Ông Trời lại cho mưa xuống. Vì thế, dân gian có câu “Con Cóc là cậu Ông Trời – Hễ ai đánh Cóc là Trời đánh cho”.
Truyện cho trẻ 3 tuổi số 4: Sự tích chim Quốc
Ngày ấy có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân. Họ đều là con nhà học trò nghèo, lại đều mồ côi cha mẹ, Quắc được học nhiều hơn bạn: anh chàng làm thầy đồ dạy trẻ.
Tuy bổng lộc chẳng có là bao nhưng Quắc vẫn thường giúp đỡ Nhân. Đối lại, có lần Quắc bị ốm nặng, giá không có bạn thuốc thang ngày đêm thì anh khó lòng sống nổi. Sau đó cũng vì sinh kế, đôi bạn phải chia tay mỗi người một ngả.
Trong khi Quắc sống cuộc đời dạy trẻ thì Nhân cũng đi lang thang đến các vùng xa lạ làm thuê làm mướn. Trải qua một thời kỳ lang bạt, cuối cùng anh chàng vào làm công cho một phú thương. Thấy chàng thật thà chăm chỉ, phú thương rất tin cậy.
Chẳng bao lâu Nhân được phú thương gả con gái cho. Vợ Nhân có nhiều của riêng. Vì thế Nhân nghiễm nhiên trở nên một phú ông có cơ nghiệp kha khá ở trong vùng. Nhân giàu nhưng không quên tình bầu bạn. Nhân vẫn nhớ tới lời thề “sống chết sướng khổ có nhau” với Quắc. Nhân cất công đi tìm và sung sướng thấy Quắc còn sống. Tuy Quắc đang dở năm dạy, nhưng Nhân cũng thương lượng được với cha mẹ học trò cho con em chuyển sang một cụ đồ khác rồi đưa Quắc về nhà mình.
Nhân dặn người nhà phải coi Quắc không khác gì mình, cơm nước hầu hạ không được bê trễ. Nhưng tính vợ Nhân không được như chồng. Xưa nay đối với những kẻ rách rưới, chị ta thường tỏ vẻ coi thường. Vả, chị ta không cùng sống những ngày hàn vi với Nhân nên có thấy đâu tình nghĩa giữa Nhân và Quắc như thế nào. Nhưng thấy chồng trọng đãi khách nên lúc đầu chị không dám nói gì.
Nhân luôn luôn bảo vợ: “Đây là người thân nhất trong đời tôi. Nếu không có bạn thì tôi chưa chắc đã sống để gặp nàng”. Vợ Nhân chỉ lẩm bẩm: “Khéo! Bạn với bè! Chỉ có ngồi ăn hại”. Dần dần vợ Nhân bực mình ra mặt. Chị ta khó chịu vì cái ông khách lạ tự dưng ở đâu đến chả giúp ích gì cho nhà mình, chỉ chễm chệ trên giường cao, cơm rượu mỗi ngày hai bữa. Vợ Nhân trước còn nói mát sau thì ngoa ngoắt ra mặt.
Có hôm người đàn bà ấy đay nghiến cả chồng lẫn khách:
– Chẳng phải bố già, không phải khách nợ, ở đâu lại rước về thờ phụng: ăn no lại nằm. Thôi liệu mà tống quách đi!
Thấy thái độ vợ ngày càng quá quắt, chồng chỉ sợ mất lòng bạn. Một mặt Nhân thân hành chăm chút bạn chu đáo hơn cả lúc trước, mặt khác Nhân tỷ tê khuyên dỗ vợ. Nhưng vợ Nhân chứng nào vẫn giữ tật ấy. Về phần Quắc thì chàng hiểu tất cả. Đã hai lần Quắc cáo bạn xin về nhưng Nhân cố giữ lại. Thấy bạn chí tình, Quắc lại nấn ná ít lâu. Nhưng hôm đó Quắc quả quyết ra đi vì chàng vừa nghe được những câu nói xúc phạm nặng nề. Quắc nghĩ, nếu mình không đi sớm thì có ngày bị nhục với người đàn bà này. Mà nếu ra đi như mấy lần trước thì sẽ bị bạn chèo kéo lôi thôi.
Một hôm, trời còn mờ sương, Quắc cất lẻn ra khỏi nhà. Để cho bạn khỏi mất công tìm kiếm, khi đi qua một khu rừng, chàng cởi khăn áo treo lên một cành cây bên đường. Đoạn Quắc lần mò đến xứ khác trở lại cuộc đời dạy trẻ. Thấy mất hút bạn, Nhân bổ đi tìm. Khi nghe tin có người bắt được khăn áo ở mé rừng phía Nam, chàng lật đật đến xem. Nhận rõ ấy là khăn áo của bạn, Nhân rất thương cảm: “Ta nuôi bạn thành ra hại bạn! Chắc bạn ta bị cướp giết chết”.
Nhưng sau đó Nhân lại nghĩ khác: “Bạn ta ra đi trong túi không có một đồng một chữ thì dầu có gặp cướp cũng không việc gì. Đây một là hùm beo ăn thịt, hai là bị lạc trong rừng sâu”. Nhân bắt đầu vào rừng tìm Quắc. Không thấy có vết máu, chàng lại càng hy vọng. Băng hết chông gai, chui hết bụi rậm, Nhân luôn luôn cất tiếng gọi: “Anh Quắc ơi! Quắc! Quắc!”. Nhân đi mãi, gọi mãi, quanh quẩn trong rừng mênh mông. Cho đến hơi thở cuối cùng con người chí tình ấy vẫn không quên gọi: “Quắc! Quắc!”. Rồi đó Nhân chết hóa thành chim quốc, cũng gọi là đỗ quyên.
Vợ Nhân đợi mãi không thấy chồng về, lấy làm hối hận. Một hôm chị ta bỏ nhà bỏ cửa đi tìm chồng. Cuối cùng cũng đến khu rừng phía Nam. Nghe tiếng “Quắc! Quắc!”, chị ta mừng quá kêu to: “Có phải anh đấy không anh Nhân!” Không có tiếng trả lời ngoài những tiếng “Quắc! Quắc!”. Vợ Nhân cứ thế theo tiếng gọi tiến dần vào rừng sâu. Sau cùng không tìm được lối ra, chết bên cạnh một gốc cây.
Truyện số 5. Con lừa khôn ngoan
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngọn đồi nọ, có một con Lừa đang vui vẻ ăn cỏ, không hề biết là có một con Sói đang rình rập nó. Khi vừa mới ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng và ngạc nhiên nhận ra con Sói đang đứng nhìn mình. Con Lừa biết rằng, mình cần phải thật nhanh để cứu lấy bản thân, nếu không sẽ bị chó Sói ăn thịt mất.
Nó bắt đầu hét lên thất thanh giống như mình đang bị thương rất nặng. Vừa nghe thấy tiếng hét, con Sói đang không biết chuyện gì xảy ra nên đã tiến lại gần và hỏi:
– Này Lừa, anh bị làm sao vậy?
– Một cái gai sắc nhọn vừa đâm vào chân tôi, anh có thể lấy cái gai đó ra giúp tôi được không?. Lừa nói.
– Tại sao ta phải làm như thế?, Sói nghi ngờ.
– À, tại vì điều này rất có lợi đối với anh. Cái gai rất sắc nhọn, nếu như anh ăn thịt tôi thì cái gai sẽ kẹt trong cổ họng của anh đấy.
Nghe thấy có lý, Sói liền chạy lại định giúp Lừa lấy cái gai ra. Tuy nhiên, khi Sói vừa đến gần thì Lừa liền lấy chân đấm cho Sói mấy cái và nhanh chân chạy trốn. Lúc này, Sói bị choáng váng và không biết chuyện gì vừa xảy ra. Khi vừa bình tĩnh lại thì Sói nhận ra rằng, mình vừa bị mất mấy cái răng. Nó cảm thấy vô cùng xấu hổ vì sợ tham lam và ngu ngốc của mình.
Kết luận
Hi vọng các truyện trên sẽ giúp bé nhà bạn thông minh hơn mỗi ngày, các mẹ nhớ lưu lại và đọc cho bé nha. Bố mẹ có thể cho bé nghe thêm các truyện hay khác tại Seri truyện hay cho bé
Ngoài những truyện trên các phụ huynh có thể tham khảo một ứng dụng đọc truyện cho bé được hàng triệu phụ huynh đang dùng là Vmonkey với ưu đãi hấp dẫn sau
Tặng 5 cuốn truyện tranh cho bé và 1 khoá học “Học cùng con không khó |
>Nhận Ưu Đãi Trên |
>>>> Truyện Cổ Tích Ngắn Cho Bé 3 Tuổi – 5 Truyện Hay Và Ý Nghĩa Cho Bé