Truyện Cô Gái Chăn Ngỗng – Truyện Cổ Grimm Siêu Hay

Truyện cô gái chăn ngỗng là một trong những chuyện cổ Grimm siêu hay cho các bé. Dưới đây là nội dung câu chuyện.

Truyện Cô Gái Chăn Ngỗng

Ngày xưa, có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu, bà có một cô con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đã đến lúc tổ chức lễ cưới, nàng công chúa chuẩn bị sẵn sàng đi nước xa lạ. Mẹ nàng chuẩn bị cho nàng những vật quý giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa vì mẹ nàng rất mực yêu nàng. Mẹ nàng gửi gắm một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Pha-la-da, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao con chích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu nhỏ xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho con gái và dặn :

“Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.

Những Món Đồ Cực Kỳ Cần Thiết Cho Mẹ và Bé Yêu Đang MIỄN PHÍ Vận Chuyển và Giảm Tới 50%

Khăn Che Bé Bú Đa Năng

Mua Ngay

Yếm Ăn Dặm Chống Thấm

Mua Ngay

Đai Đi Xe Máy Cho Bé

Mua Ngay

Dép Tập Đi Chống Ngã

Mua Ngay

Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa để cái khăn áp trước ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã đi được một tiếng, cô cảm thấy khát khô họng, cô bảo thị nữ :

– Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm.

– Nếu cô khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cô.

Công chúa khát lắm, bèn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng.

– Trời ơi ! – nàng kêu to. Ba giọt máu trả lời cô :

– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.

Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi nước đại được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ :

– Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng.

Cô đã quên đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn :

– Nếu cô khát thì hãy đi mà uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cô.

Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cúi xuống dòng nước chảy xiết, khóc và kêu lên:

– Trời ơi !

Ba giọt máu liền đáp lại :

– Nếu mẹ cô biết sự tình thế này thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.

Trong khi cô cúi xuống để uống thì cái khăn có ba giọt máu, tuột khỏi ngực cô và trôi theo dòng nước mà cô không hay biết gì, vì lúc đó cô rất sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng là từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trị. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự bảo vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Pha-la-da thì thị nữ bảo :

– Tôi sẽ cưỡi con Pha-la-da, còn cô, cô hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi.

Công chúa đành làm vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề có trời là khi đến cung điện sẽ không nói lộ gì ra. Nếu cô không chịu thề thì nó sẽ giết chết cô tại chỗ. Nhưng con Pha-la-da đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.

Thị nữ thì cưỡi con Pha-la-da, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Họ lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và hoàng tử vội chạy đến tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thang lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài thềm lâu đài. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung và hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai.

Truyện Cô Gái Chăn Ngỗng
Truyện Cô Gái Chăn Ngỗng

– Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đã đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc gì đó để cô ta khỏi phải vô công rỗi nghề.

Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cô làm cả. Người bảo:

– Ở ngoài kia, ta có một thanh niên chăn ngỗng, hãy để cô ấy giúp việc anh ta vậy.

Chàng thanh niên tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.

Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử:

– Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em nhé!

Hoàng tử nói:

– Được thôi!

– Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó đã làm em bực tức.

Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Pha-la-da phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Pha-la-da vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó. Người thợ lột da hứa sẽ làm, bác đóng đanh chặt cái đầu con ngựa vào dưới cái cổng tối om.

Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cô bảo cái đầu :

“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Cái đầu trả lời:

“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Lặng lẽ, cô đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến đồng cỏ, cô ngồi xuống và rũ tóc ra. Tóc cô óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài cọng tóc. Công chúa bèn nói :

“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta chải và tết xong”.

Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cô nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.

Sáng sớm hôm sau, khi lùa đàn ngỗng qua cổng, cô gái nói :

“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Đầu ngựa trả lời :

“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ tóc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cô vội vàng nói :

“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta đã chải và tết xong”.

Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh ta về thì cô đã chải đầu xong từ lâu, và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.

Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha, và tâu :

– Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng với cô gái này nữa.

– Tại sao vậy?, vua hỏi.

– Suốt ngày cô ta làm con bực mình!

Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói :

– Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy, có một cái đầu ngựa treo trên tường, cô ta nói với nó:

“Ôi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Cái đầu trả lời:

“Ôi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ. Sáng sớm, ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Pha-la-da. Ngài theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái kia lùa ngỗng thế nào và sau một lúc cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng xõa xuống lóe sáng. Rồi cô lại nói:

“Ta khóc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào tóc ta chải sóng mượt và tết xong”.

Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành những búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài vì ngài rời khỏi nơi đó.

Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cô đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế.

– Tâu bệ hạ, con không thể nói được, cô trả lời. Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết.

Vua cha ép cô nói, nhưng ngài không biết được gì thêm. Ngài bèn nói :

– Nếu con không muốn nói với ta thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này.

Rồi ông bỏ đi. Cô đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm gan.

– Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dù ta là con vua. Một con thị nữ ác độc đã áp bức ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó đã thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát.

Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cô hãy rời cái lò và đến gặp ngài.

Người ta mang đến cho cô quần áo hoàng cung, cô mặc vào đẹp như có phép lạ. Vua cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cô vợ chưa cưới giả mạo. Cô người yêu thật đứng trước mặt chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.

Hoàng tử thấy cô rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị choáng ngợp và không nhận ra cô chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ sẽ bị xử tội thế nào. Ngài kể các sự kiện đã xảy ra và hỏi nó:

– Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì?

– Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước.

– Kẻ ấy chính là mày, vua cha nói. Mày đã ra bản án xử tội mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói.

Sau khi hình phạt được thi hành, hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc.

Tóm tắt chuyện cô gái chăn ngỗng

Nàng công chúa tạm biệt mẹ và cùng một thị nữ đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Trên đường đi thị nữ nổi lòng độc ác ức hiếp nàng công chúa và khi đến nơi thì đức vua và hoàng tử nghĩ rằng thị nữ chính là nàng công chúa, bắt nàng công chúa đi chăn ngỗng. Rồi sau đó mọi việc cũng được làm sáng tỏ. Cô thị nữ độc ác thì bị đuổi đi khỏi đất nước còn công chúa thì cưới hoàng tử và sống hạnh phúc.

Truyện cô gái chăn Ngỗng bản tiếng Anh – The Goose-Girl

There once lived an old queen whose husband had been dead for many years, and she had a beautiful daughter. When the princess grew up she was promised in marriage to a prince who lived far away. When the time came for her to be married, and she had to depart for the distant kingdom, the old queen packed up for her many costly vessels and utensils of silver and gold, and trinkets also of gold and silver, and cups and jewels, in short, everything that belonged to a royal dowry, for she loved her child with all her heart.

She likewise assigned to her a chambermaid, who was to ride with her, and deliver her into the hands of the bridegroom. Each received a horse for the journey. The princess’s horse was called Falada, and could speak. When the hour of departure had come, the old mother went into her bedroom, took a small knife and cut her fingers with it until they bled. Then she held out a small white cloth and let three drops of blood fall into it. She gave them to her daughter, saying, “Take good care of these. They will be of service to you on your way.”

Thus they sorrowfully took leave of one another. The princess put the cloth into her bosom, mounted her horse, and set forth for her bridegroom. After they had ridden for a while she felt a burning thirst, and said to her chambermaid, “Dismount, and take my cup which you have brought with you for me, and get me some water from the brook, for I would like a drink.”

“If you are thirsty,” said the chambermaid, “get off your horse yourself, and lie down near the water and drink. I won’t be your servant.”

So in her great thirst the princess dismounted, bent down over the water in the brook and drank; and she was not allowed to drink out of the golden cup. Then she said, “Oh, Lord,” and the three drops of blood answered, “If your mother knew this, her heart would break in two.”

But the king’s daughter was humble. She said nothing and mounted her horse again. They rode some miles further. The day was warm, the sun beat down, and she again grew thirsty. When they came to a stream of water, she again called to her chambermaid, “Dismount, and give me some water in my golden cup,” for she had long ago forgotten the girl’s evil words.

But the chambermaid said still more haughtily, “If you want a drink, get it yourself. I won’t be your servant.”

Then in her great thirst the king’s daughter dismounted, bent over the flowing water, wept, and said, “Oh, Lord,” and the drops of blood again replied, “If your mother knew this, her heart would break in two.”

As she was thus drinking, leaning over the stream, the cloth with the three drops of blood fell from her bosom and floated away with the water, without her taking notice of it, so great were her concerns. However, the chambermaid what happened, and she rejoiced to think that she now had power over the bride, for by losing the drops of blood, the princess had become weak and powerless.

When she wanted to mount her horse again, the one that was called Falada, the chambermaid said, “I belong on Falada. You belong on my nag,” and the princess had to accept it.

Then with many harsh words the chambermaid ordered the princess to take off her own royal clothing and put on the chambermaid’s shabby clothes. And in the end the princess had to swear under the open heaven that she would not say one word of this to anyone at the royal court. If she had not taken this oath, she would have been killed on the spot. Falada saw everything, and remembered it well.

The chambermaid now climbed onto Falada, and the true bride onto the bad horse, and thus they traveled onwards, until finally they arrived at the royal palace. There was great rejoicing over their arrival, and the prince ran ahead to meet them, then lifted the chambermaid from her horse, thinking she was his bride.

She was led upstairs, while the real princess was left standing below. Then the old king looked out of the window and saw her waiting in the courtyard, and noticed how fine and delicate and beautiful she was, so at once he went to the royal apartment, and asked the bride about the girl she had with her who was standing down below in the courtyard, and who she was.

“I picked her up on my way for a companion. Give the girl some work to do, so she won’t stand idly by.”

However, the old king had no work for her, and knew of nothing else to say but, “I have a little boy who tends the geese. She can help him.” The boy was called Kürdchen (Little Conrad), and the true bride had to help him tend geese.

Soon afterwards the false bride said to the young king, “Dearest husband, I beg you to do me a favor.”

He answered, “I will do so gladly.”

“Then send for the knacker, and have the head of the horse which I rode here cut off, for it angered me on the way.” In truth, she was afraid that the horse might tell how she had behaved toward the king’s daughter.

Thus it happened that faithful Falada had to die. The real princess heard about this, and she secretly promised to pay the knacker a piece of gold if he would perform a small service for her. In the town there was a large dark gateway, through which she had to pass with the geese each morning and evening. Would he be so good as to nail Falada’s head beneath the gateway, so that she might see him again and again?

The knacker’s helper promised to do that, and cut off the head, and nailed it securely beneath the dark gateway.

Early in the morning, when she and Conrad drove out their flock beneath this gateway, she said in passing, “Alas, Falada, hanging there!”

Then the head answered:

 

Alas, young queen, passing by,
If this your mother knew,
Her heart would break in two.

Then they went still further out of the town, driving their geese into the country. And when they came to the meadow, she sat down and unbound her hair which was of pure gold. Conrad saw it, was delighted how it glistened, and wanted to pluck out a few hairs. Then she said:

 

Blow, wind, blow,
Take Conrad’s hat,
And make him chase it,
Until I have braided my hair,
And tied it up again.

Then such a strong wind came up that it blew Conrad’s hat across the fields, and he had to run after it. When he came back, she was already finished combing and putting up her hair, so he could not get even one strand. So Conrad became angry, and would not speak to her, and thus they tended the geese until evening, and then they went home.

The next morning when they were driving the geese out through the dark gateway, the maiden said, “Alas, Falada, hanging there!”

Falada answered:

 

Alas, young queen, passing by,
If this your mother knew,
Her heart would break in two.

 

She sat down again in the field and began combing out her hair. When Conrad ran up and tried to take hold of some, she quickly said:

 

Blow, wind, blow,
Take Conrad’s hat,
And make him chase it,
Until I have braided my hair,
And tied it up again.

 

Then the wind blew, taking the hat off his head and far away. Conrad had to run after it, and when he came back, she had already put up her hair, and he could not get a single strand. Then they tended the geese until evening.

That evening, after they had returned home, Conrad went to the old king and said, “I won’t tend geese with that girl any longer.”

“Why not?” asked the old king.

“Oh, because she angers me all day long.”

Then the old king ordered him to tell what it was that she did to him. Conrad said, “In the morning when we pass beneath the dark gateway with the flock, there is a horse’s head on the wall, and she says to it, ‘Alas, Falada, hanging there!’ And the head replies:

 

Alas, young queen, passing by,
If this your mother knew,
Her heart would break in two.”

 

Then Conrad went on to tell what happened at the goose pasture, and how he had to chase his hat.

The old king ordered him to drive his flock out again the next day. As soon as morning came, he himself sat down behind the dark gateway, and heard how the girl spoke with Falada’s head. Then he followed her out into the country and hid himself in a thicket in the meadow. There he soon saw with his own eyes the goose-girl and the goose-boy bringing their flock, and how after a while she sat down and took down her hair, which glistened brightly. Soon she said:

 

Blow, wind, blow,
Take Conrad’s hat,
And make him chase it,
Until I have braided my hair,
And tied it up again.

 

Then came a blast of wind and carried off Conrad’s hat, so that he had to run far away, while the maiden quietly went on combing and braiding her hair, all of which the king observed. Then, quite unseen, he went away, and when the goose-girl came home in the evening, he called her aside, and asked why she did all these things.

“I am not allowed to tell you, nor can I reveal my sorrows to any human being, for I have sworn under the open heaven not to do so, and if I had not so sworn, I would have been killed.”

He urged her and left her no peace, but he could get nothing from her. Finally he said, “If you will not tell me anything, then tell your sorrows to the iron stove there,” and he went away.

So she crept into the iron stove, and began to cry sorrowfully, pouring out her whole heart. She said, “Here I sit, abandoned by the whole world, although I am the daughter of a king. A false chambermaid forced me to take off my royal clothes, and she has taken my place with my bridegroom. Now I have to do common work as a goose-girl. If my mother this, her heart would break in two.”

The old king was standing outside listening by the stovepipe, and he heard what she said. Then he came back inside, and asked her to come out of the stove. Then they dressed her in royal clothes, and it was marvelous how beautiful she was.

The old king summoned his son and revealed to him that he had a false bride who was only a chambermaid, but that the true one was standing there, the one who had been a goose-girl. The young king rejoiced with all his heart when he saw her beauty and virtue. A great feast was made ready to which all the people and all good friends were invited.

At the head of the table sat the bridegroom with the king’s daughter on one side of him, and the chambermaid on the other. However, the chambermaid was deceived, for she did not recognize the princess in her dazzling attire. After they had eaten and drunk, and were in a good mood, the old king asked the chambermaid as a riddle, what punishment a person deserved who had deceived her master in such and such a manner, then told the whole story, asking finally, “What sentence does such a person deserve?”

The false bride said, “She deserves no better fate than to be stripped stark naked, and put in a barrel that is studded inside with sharp nails. Two white horses should be hitched to it, and they should drag her along through one street after another, until she is dead.”

“You are the one,” said the old king, “and you have pronounced your own sentence. Thus shall it be done to you.”

After the sentence had been carried out, the young king married his true bride, and both of them ruled over their kingdom in peace and happiness.

5/5 - (3 votes)

Check Also

Truyện Sự Tích Con Hổ - Nội Dung và Ý Nghĩa Tên Gọi Ông Ba Mươi

Truyện Sự Tích Con Hổ – Nội Dung và Ý Nghĩa Tên Gọi Ông Ba Mươi

Truyện sự tích con Hổ là truyện cổ tích Việt Nam, kể về nguồn gốc …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *