Truyện con cáo là một trong những truyện hay về tình đoàn kết của các con vật nuôi trong nhà bảo vệ lẫn nhau. Câu chuyện được rất nhiều phụ huynh kể cho các bé nghe. Ngoài ra nó cũng được các cô dạy trên lớp cho trẻ. Dưới đây là nội dung.
Truyện con cáo
Có một chú Gà con đang lon ton trên bãi cỏ non để kiếm cái ăn, một con Cáo rón rén, rón rén đi đến định vồ bắt Gà con. Chợt trông thấy Cáo, Gà con hoảng hốt kêu lên:
Chiếp! Chiếp! sợ khiếp! sợ khiếp!
Con Cáo liền xông đến đuổi bắt Gà con, Gà con vừa chạy vừa kêu to:
Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Nghe tiếng Gà con kêu cứu, Gà mẹ chạy ra đuổi Cáo, Gà mẹ kêu toáng lên: Cục ta cục tác, Cáo ác, Cáo ác..
Nghe có Cáo ác, Chó cún chạy ra sủa vang: Gâu! Gâu! Cáo đâu? Cáo đâu?
Mèo hoa cũng chạy ra kêu: Meo… Meo…Đuổi theo…Đuổi theo…
Thế là nghe Gà con kêu cứu, Gà mẹ chạy ra đuổi Cáo, Chó cún chạy ra đuổi Cáo, cả Mèo hoa cũng chạy ra đuổi Cáo .
Chao ôi, con Cáo sợ quá, ba chân bốn cẳng chạy biến vào rừng không dám ngoái đầu lại nữa.
Giáo án truyện con cáo
Mục tiêu
Kiến thức
– Trẻ nhớ tên chuyện, hiểu được nội dung câu chuyện.Trẻ nhớ tên các nhân vật trong truyện :Gà mẹ ,gà con, cáo, chó, mèo.
Kỹ năng
Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. Trẻ bắt chước được một số hành động của nhân vật trong truyện.
– Rèn kỹ năng chú ý lắng nghe cô kể chuyện.
Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết xin phép người lớn khi đi chơi, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm.
Chuẩn bị
– Nhạc bài hát “ Gà trống mèo con và cún con”
– Hình ảnh powerpoint truyện “Con cáo”
– Dối dẹt
– Mô hình
Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ | HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ |
1. Gây hứng thú:
– Cô tập trung trẻ lại và đố “ Câu đố, câu đố” Đố “ Con gì luồn lách khắp nơi . Gà mà sơ hở là xơi tức thì ”
Đố chúng mình biết con gì? – Đúng rồi con cáo . – Chúng mình thấy con cáo như thế nào? Có đáng sợ không? – Để biết con cáo có đáng sợ như thế nào? Cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu truyện “Con cáo” 2. Nội dung * HĐ1:Kể chuyện cho trẻ nghe – Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp nét mặt, cử chỉ điệu bộ + Hỏi trẻ cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? + À đúng rồi đó là câu chuyện “ Con cáo” – Để câu chuyện “ Con cáo” được hay hơn cô sẽ kể kết hợp với hình ảnh mời các con cùng hướng lên màn hình nào. – Cô kể lần 2: Kể hình ảnh powerpoint. * Hoạt động 2:Trích dẫn – Đàm thoại – Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? Cô mời 1,2 trẻ trả lời . + Đúng rồi câu truyện “Con cáo” – Trong câu chuyện có những nhân vật nào? – Trên bãi cỏ có con gì đi kiếm ăn? – Ai đã dình bắt gà con? Trích: Đúng rồi đấy! gà con đang đi kiếm thức ăn trên bãi cỏ thì có con cáo dình bắt gà con. – Khi thấy cáo gà con cảm thấy thế nào? – Khi sợ hãi gà con đã làm gì? – Trích: Đúng rồi! Trông thấy cáo gà con sợ quá kêu chiếp chiếp! sợ khiếp, sợ khiếp !…Cáo liền xông ra đuổi bắt gà con” – Ai đã đuổi cáo giúp gà con? Gà mái kêu: Cục ta cục tác! Cáo ác! cáo ác Chó sủa vang :Gâu, gâu, Cáo đâu, cáo đâu? Mèo hoa kêu: Meo meo, đuổi theo, đuổi theo. – Cô khẳng định lại và trích dẫn “Nghe tiếng gà con kêu.Gà mẹ chạy đến đánh Cáo và kêu to… chạy biến vào rừng”. *Giáo dục: Các con ạ qua câu truyện này các con nhớ không được đi đâu một mình mà bị người xấu bắt cóc đấy. Khi gặp nguy hiểm các con nhớ kêu cứu thật to để mọi người giúp đỡ mình giông như bạn gà con trong câu chuyện nhé. – Bây giờ các con cùng lắng nghe cô kể Câu chuyện “Con cáo” trên những nhân vật dối dẹt nhé. – Lần 3: Cô kể bằng dối dẹt * Hoạt động 3:Củng cố – Cô cho trẻ hát “ Gà trống mèo con và cún con’’ 3. Kết thúc: – Cô nhận xét, khuyến khích, tuyên dương trẻ, cho trẻ ra sân chuyển hoạt động |
– Trẻ tập trung
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ kể tên nhân vật.
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Trẻ làm tiếng kêu của gà mẹ ,chó ,mèo
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ quan sát và lắng nghe
– Trẻ hát
– Trẻ lắng nghe,đi ra ngoài sân |